Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các vấn đề liên quan đến tài sản luôn luôn nhận được sự quan tâm, đặc biệt là tài sản cha mẹ cho con. Trên thực tế, quan hệ tặng cho giữa cha mẹ và con chung/còn riêng là vấn đề xảy ra vô cùng phổ biến. Vậy tặng tài sản cho con riêng có cần được sự đồng ý của vợ hay không?
Mục lục bài viết
1. Tặng tài sản cho con riêng cần sự đồng ý của vợ không?
Việc người chồng tặng tài sản cho con riêng có phải hỏi và nhận được sự đồng ý của người vợ hay không còn phụ thuộc vào việc tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng. Trong trường hợp đó là tài sản riêng của chồng thì người chồng hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định cá nhân về việc cho hay không cho tài sản đó mà không cần hỏi ý kiến của người vợ. Vì vậy, đối với câu hỏi: Chồng tặng tài sản cho con riêng có cần được sự đồng ý của vợ hay không? Cần phải chia 02 trường hợp như sau:
TH1: Tài sản tặng cho là tài sản chung của cả hai vợ chồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định, quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản chung của hai vợ chồng, Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định: Vợ chồng hoàn toàn có quyền bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình tạo lập, sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản chung của mình, tuyệt đối không được có hành vi phân biệt giữa những người lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Đặc biệt hơn, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, việc chiếm hữu và định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
-
Tài sản được xác định là bất động sản;
-
Động sản theo quy định của pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu;
-
Tài sản đang tạo ra nguồn thu nhập chính, chủ yếu của cả gia đình.
Như vậy thì có thể nói, tài sản chung nếu muốn chuyển nhượng hoặc tặng cho thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận, đồng ý từ hai phía vợ chồng. Vì vợ và chồng có quyền ngang nhau trong quá trình sử dụng, chiếm hữu tài sản chung.
Hay nói cách khác, người chồng khi có nhu cầu tặng tài sản chung cho con riêng thì bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người vợ.
TH2: Tài sản tặng cho là tài sản riêng của người chồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng. Cụ thể như sau:
-
Vợ, chồng hoàn toàn có quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản riêng của mình, có quyền nhập tài sản riêng hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của cả hai vợ chồng;
-
Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Quá trình quản lý tài sản cần phải đảm bảo lợi ích của người có tài sản;
-
Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó;
-
Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình thì việc định đoạt tài sản này bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của hai vợ chồng.
Như vậy, người chồng hoàn toàn có quyền tự định đoạt, tặng cho tài sản riêng cho con riêng của mình mà không cần sự đồng ý của người vợ.
Hay nói cách khác, khi người chồng có nhu cầu tặng cho tài sản riêng của mình cho con riêng thì sẽ không cần phải hỏi ý kiến của người vợ.
2. Khi nào tặng tài sản riêng cho con riêng nhưng vẫn cần có sự đồng ý của vợ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về trường hợp định đoạt tài sản riêng vẫn phải có sự đồng ý của người vợ. Theo đó:
Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng tuy nhiên hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống, nguồn thu nhập duy nhất của cả gia đình thì quá trình định đoạt tài sản này cần phải được sự đồng ý của cả hai bên vợ chồng.
Như vậy, về nguyên tắc thì người chồng khi có nhu cầu tặng cho tài sản riêng của mình cho con riêng thì sẽ không cần có sự đồng ý của người vợ. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt, nếu người chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó được xác định là nguồn sống duy nhất của cả gia đình thì quá trình người chồng định đoạt, tặng cho tài sản này cho con riêng vẫn cần phải có sự đồng ý của người vợ.
3. Cần lưu ý những gì khi tặng tài sản cho con riêng?
Trong quá trình thực hiện thủ tục tặng tài sản của mình cho con riêng cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, cần phải xác định xem tài sản tặng cho con riêng là tài sản chung hay tài sản riêng của hai vợ chồng. Trong quá trình chứng minh cần phải có căn cứ, giấy tờ và tài liệu có giá trị chứng minh. Trong trường hợp hai vợ chồng không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng hay tài sản chung của các bên thì tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung.
Thứ hai, cần phải xác định rõ đối tượng được tặng cho là ai. Tặng cho tài sản là loại quan hệ được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho. Hợp đồng tặng cho tài sản được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bao gồm bên tặng cho và bên nhận tặng cho. Theo đó, bên tặng cho tài sản sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình và chuyển giao quyền sở hữu đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản đó. Trong quá trình thực hiện thủ tục tặng cho, cha mẹ cần phải xác định rõ muốn tạo tài sản đó riêng cho con trai, con gái hay là tặng chung tài sản cho cả hai vợ chồng. Việc xác định đối tượng tặng cho là điều vô cùng quan trọng và cần thiết bởi vì nếu không xác định được rõ ràng đối tượng tặng cho có thể làm phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa hai vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái. Về mặt pháp lý, ý chí của cha mẹ khi thực hiện thủ tục tặng cho là một trong những yếu tố quan trọng xác nhận xem ai là người có quyền sở hữu đối với tài sản đó mà không phải chịu bất kỳ sự ràng buộc hay tác động nào từ người còn lại. Nếu việc tặng cho được thiết lập dựa trên sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào thì quan hệ tặng cho sẽ bị coi là quan hệ vô hiệu, tức là không có giá trị về mặt pháp lý.
Thứ ba, cần phải lưu ý về hình thức của việc tặng cho tài sản. Nếu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho đó có thể được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực bắt đầu kể từ thời điểm bên nhận tặng cho nhận được tài sản trên thực tế, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà pháp luật có quy định bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô hoặc xe máy thì hợp đồng tặng cho tài sản sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ thời điểm các bên thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi cha mẹ tặng cho con cái bất động sản thì các bên bắt buộc phải lập thành văn bản dưới hình thức hợp đồng tặng cho tài sản, đồng thời văn bản này cần phải được thực hiện thủ tục công chứng/chứng thực tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về công chứng, khi đó hợp đồng tặng cho mới có giá trị về mặt pháp lý. Nếu việc tặng cho bất động sản chỉ được thực hiện bằng miệng, lời nói thì chưa đủ căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản đó cũng như không phát sinh quyền phải lợi ích hợp pháp giữa các bên.
Thứ tư, cần phải lưu ý về thủ tục tặng cho. Để thực hiện việc tặng cho con tài sản, trước tiên cha mẹ cần phải lập một hợp đồng tặng cho, trong hợp đồng đó cần phải đưa ra những điều khoản ràng buộc nhất định. Thủ tục bao gồm:
-
Bước 1: Thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho tại văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
-
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Bước 3: Nhận kết quả.
Trên đây là một số lưu ý khi cha, mẹ muốn thực hiện hoạt động tặng cho con tài sản để tránh tranh chấp không mong muốn.
THAM KHẢO THÊM: