Tăng mức hưởng bảo hiểm thai sản cho lao động nữ sinh con? Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định của pháp luật hiện hành?
Chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 là một chế độ hỗ trợ đối với lao động nữ, đảm bảo nguyên tắc an sinh xã hội. Đối với lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội, sinh con, được hưởng 6 tháng nghỉ thai sản hưởng nguyên lương và hưởng thêm khoản trợ cấp 2 tháng tiền lương cơ sở. Tuy nhiên, từ 1/7/2017, chính sách pháp luật thay đổi, nâng mức hưởng thai sản cho lao động nữ. Cụ thể:
Nội dung:
Theo nội dung quy định tại Nghị quyết 27/2016/QH14 và quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2017, tiền lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng, mức tiền lương cơ sở này sẽ làm căn cứ điều chỉnh mức trợ cấp bảo hiểm đối với người lao động và các chế độ khác. Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhiều đối tượng cũng như tiền trợ cấp thai sản cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo quy định này. Cụ thể:
Căn cứ Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Luật sư tư vấn về trợ cấp một lần khi sinh con:1900.6568
Theo đó, lao động nữ khi sinh con đáp ứng các điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Và mức trợ cấp một lần khi sinh con sẽ bằng 02 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay thì mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 47/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2017 thì theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng. Như vậy, tính từ ngày 1/7/2017 thì tiền trợ cấp một lần khi sinh con bằng 2 x 1.300.000 đồng = 2.600.000 đồng.
Quy định này chính thức có hiệu lực từ 1/7/2017, những lao động nữ sinh con từ sau ngày 1/7/2017 trở đi thuộc sự điều chỉnh của quy định này. Tuy nhiên, các cơ quan bảo hiểm xã hội cần có công văn, văn bản hướng dẫn về nguồn kinh phí điều chỉnh và hỗ trợ để giải quyết kịp thời chế độ cho người lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm thai sản
- 2 2. Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thai sản
- 3 3. Bảo hiểm thai sản đối với người nhờ mang thai hộ
Khoản 1, Khoản 2 Điều 31Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: - 4 4. Hưởng bảo hiểm thai sản sau khi đi làm lại được không?
- 5 5. Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng bảo hiểm thai sản
- 6 6. Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản
- 7 7. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội
1. Sinh con thứ ba có được hưởng bảo hiểm thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi tham gia bảo hiểm xã hội được hai năm, hàng tháng tôi có đóng bảo hiểm đầy đủ. Đến tháng 8/2014 này tôi sinh con thứ ba. Vậy cho tôi hỏi khi tôi sinh con thứ ba thì có được hưởng chế độ thai sản như sinh lần một và hai không? Xin cảm ơn Luật sư !
Luật sư tư vấn:
Theo quy đinh tại Khoản 2 Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021” quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con: “Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con tì được hưởng chế độ thai sản”. Quy định này có nghĩa là người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội trở lên trong vòng 1 năm trước khi sinh con, không cần phải liên tục mà gián đoạn cũng được; miễn là đóng đủ từ 6 tháng trở lên.
Hơn thế nữa ,pháp luật không phân biệt lao động nữ sinh con lần thứ 1, 2 ,3…. nếu cứ đủ điều kiện nêu trên thì được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, thời gian bạn đóng bảo hiểm được hai năm, bạn có đủ điều kiện để được hưởng bảo hiểm thai sản.
2. Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đi làm và được đóng bảo hiểm xã hội liên tục cho đến tháng 4/2013 thì qua Mỹ sinh con và đoàn tụ gia đình, giấy tờ hộ khẩu vẫn còn ở Việt Nam. Tôi vừa sinh con thứ ba ngày 16/8/2013. Luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi cách xin nhận tiền bảo hiểm thai sản khi không có mặt ở Việt Nam. Người nhà có thể đi làm thủ tục giấy tờ giúp được không? Tôi cũng muốn được tư vấn về cách đóng sổ bảo hiểm xã hội và nhận tiền một lần. Mong luật sư giúp đỡ! Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Về cách bạn có thể nhận tiền bảo hiểm thai sản khi không có mặt ở Việt Nam và người nhà bạn có thể đi làm thủ tục giấy tờ giúp được không?
Trước hết, về điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản:
Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”
Như vậy, nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
Nếu bạn không có mặt tại Việt Nam, bạn có thể ủy quyền cho người nhà bạn đến làm thủ tục giấy tờ giúp bạn. Tuy nhiên, bạn cần làm giấy ủy quyền, đến đại sứ quán bên Mỹ xin xác nhận và gửi về cho gia đình.
Tại điểm c,d Khoản 1 Điều 18 Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thì người hưởng chế độ BHXH 01 lần có trách nhiệm sau:
“1. Trường hợp người hưởng bằng tiền mặt:
c) Trường hợp người hưởng đang cư trú tại nước ngoài lập 01 bản Giấy lĩnh thay (mẫu số 18-CBH) cho thân nhân tại Việt Nam do Đại sứ quán Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hưởng đang cư trú xác nhận đang cư trú hợp pháp ở nước sở tại.
d) Người lĩnh thay khi đến nhận tiền, nộp Giấy lĩnh thay và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, Giấy lĩnh thay có giá trị trong vòng 06 tháng. Nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn vào quỹ BHXH”.
Như vậy, nếu bạn muốn người gia đình bạn đi làm
Thứ hai, đối với vấn đề cách đóng sổ bảo hiểm xã hội và nhận tiền một lần.
Về cách đóng sổ bảo hiểm, bạn có yêu cầu bên công ty nơi bạn làm việc thực hiện các thủ tục để đóng sổ bảo hiểm cho bạn khi bạn nghỉ việc.
Về cách nhận tiền BHXH một lần:
– Điều kiện: đóng BHXH từ 3 tháng đến dưới 20 năm, mỗi năm đóng BHXH được hưởng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH.
Theo Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội quy định trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
“Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.”
– Thủ tục:
Bước 1: Người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng lập Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH
Bước 2: Đến kỳ lĩnh lương, người lĩnh thay nộp Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH cho đại diện chi trả và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả.
Bước 3: Đại diện chi trả tiếp nhận Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH chi tiền cho người lĩnh thay. Lưu giữ Giấy lĩnh thay trợ cấp BHXH sau đó nộp cho BHXH cấp huyện.
Bước 4: BHXH huyện lưu Giấy lĩnh thay (thời hạn của Giấy lĩnh thay tối đa là 6 tháng đối với người hưởng cư trú tại Việt Nam).
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc đại diện chi trả.
Thành phần hồ sơ – Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH (Mẫu 18-CBH) – Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Giấy tờ tùy thân có ảnh.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568để được giải đáp.
3. Bảo hiểm thai sản đối với người nhờ mang thai hộ
Khoản 1, Khoản 2 Điều 31Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, người mẹ nhờ mang thai hộ thuộc điều kiện hưởng chế độ thai sản và được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội: Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con thì được hưởng các chế độ sau:
a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
Trường hợp lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định này thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con.
b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm một tháng;
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Như vậy, khi nhờ mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản theo các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 vừa trích dẫn ở trên với điều kiện phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
Được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ điều kiện theo quy định, được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 1 tháng.
4. Hưởng bảo hiểm thai sản sau khi đi làm lại được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em đi làm và đã đóng bảo hiểm xã hội từ khi tháng 6-2013 cho đến nay. Vừa qua em được công ty giải quyết nghỉ sinh từ ngày 01-01-2016 đến hết ngày 30-06-2016. Do gia đình em bị thất lạc sổ hộ khẩu nên cho đến nay vẫn chưa làm khai sinh cho con được. Do vậy em chưa có giấy khai sinh của con để làm
Luật sư tư vấn:
Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về việc giải quyết hưởng chế độ thai sản như sau:
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
-Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, Luật bảo hiểm xã hội 2014 không quy định cụ thể về thời gian mà người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Như vậy, ban có thể hoàn thành hồ sơ hưởng chế độ thai sản sau khi bạn đã đi làm lại.
* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì theo quy định tại Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 gồm các giấy tờ sau:
– Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
5. Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có được hưởng bảo hiểm thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm 9 tháng nhưng không liên tục: Năm 2012 tôi đóng được 8 tháng, năm 2013 tôi đóng 1 tháng, năm 2014 không đóng, năm 2015 tôi đóng được từ tháng 1 đến tháng 10. Tháng 10 năm 2015 tôi nghỉ việc do có bầu bị nghén nặng không đi làm được. Dự kiến sinh của tôi là 8/6/2016. Vậy xin hỏi tôi có được hưởng bảo hiểm khi đẻ không? Nếu cần giấy xác nhận của bệnh viện về tình hình mang thai phải nghỉ việc vì đi làm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thì cần của bệnh viện tuyến nào? Xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Như vậy, điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản đối với chị là chị đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Chị dự sinh vào ngày 08/06/2016, tính lùi về 12 tháng là 08/06/2015. Như vậy, chỉ phải đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian từ 08/06/2015 đến 08/06/2016. Như chị trình bày, chị tham gia là 1 năm 9 tháng, năm 2015 chị đóng từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015. Tính từ 08/06/2015 thì chị tham gia bảo hiểm được 05 tháng, như vậy chị không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Nếu cơ quan bạn cần giấy xác nhận của bệnh viện về tình hình mang thai phải nghỉ việc vì đi làm sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thì cần của bệnh viện tuyến huyện trở lên.
6. Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Em đóng bảo hiểm xã hội từ đầu năm 2013 đến hiện tại. Cuối năm 2016 em sẽ sinh em bé, nhưng hết tháng 8/2016 này em nghỉ việc. Xin luật sư cho em hỏi vậy em có được hưởng chế độ thai sản không và thủ tục như thế nào? Nếu được lãnh thì chồng em có đi nộp hồ sơ hộ em được không? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014, quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Bạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2013, tháng 08/2016 bạn sẽ nghỉ việc, bạn dự sinh vào cuối năm 2016, tính lùi về 1 năm khoảng tháng 12/2015. Từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2016 bạn đã tham gia đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh nên bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Khoản 2, Điều 9, Quyết định 636/2016/QĐ-BHXH, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội khi sinh con gồm:
– Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
– Chứng minh thư nhân dân của bạn;
Điểm 2.7, Khoản 2, Điều 11, Quyết định 636/2016/QĐ-BHXH quy định:
“2.7. Người lao động thôi việc trước thời Điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ quy định tại Khoản 9 Điều 9 cho BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện nơi cư trú và đăng ký hình thức nhận tiền trợ cấp theo một trong các hình thức thông qua tài Khoản tiền gửi tại ngân hàng, trực tiếp từ cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan BHXH ủy quyền.”
Như vậy, bạn không được ủy quyền cho chồng bạn thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản.
7. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, từ 8/2016 đến tháng 10/2017 tôi có tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng từ tháng 11/2017 tôi bị gián đoạn tham gia bảo hiểm xã hội cho đến 2/2018 mới bắt đầu tham gia lại, và hiện tại tôi đang mang thai được 1 tháng dự là đến 2/2019 sẽ sinh con ,vậy luật sư cho tôi hỏi, truờng hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm xã hội dành cho thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được ghi nhận như sau tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Như vậy, người lao động nữ sinh con để được hưởng chế độ thai sản cần có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian 12 tháng trước khi sinh con được ghi nhận cụ thể tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”
Do đó, nếu thời gian sinh con của bạn là trước ngày 15 tháng 02/2019 hoặc từ ngày 15/02/2019 trở lên nhưng không đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó thì tháng 02/2019 sẽ không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con, tức trong thời gian từ 02/2018- hết tháng 01/2019 bạn có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng chế độ thai sản.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu thời gian sinh con của bạn từ ngày 15 trở đi của tháng 02/2019 và có đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó thì tháng 02/2019 vẫn được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con, tức từ 03/2018- hết tháng 02/2019 bạn có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng chế độ thai sản.
Bạn chỉ cần đáp ứng đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian như chúng tôi phân tích ở hai trường hợp trên là bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản mà không bị ảnh hưởng về thời gian gián đoạn trước đó trong thời kỳ tháng 11/2017- hết tháng 01/2018.