Vấn đề nghỉ thai sản luôn được quan tâm, điển hình như tăng lương trong thời gian nghỉ thai sản, có được truy lĩnh? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Tăng lương trong thời gian nghỉ thai sản, có được truy lĩnh?
Câu hỏi:
Em chào Luật sư Luật Dương Gia!
Em là Trần Thị Huê có câu hỏi gửi tới quý Luật sư, hi vọng được Luật sư giải đáp thắc mắc. Em nghỉ thai sản ngày 2/8/2022 đã được giải quyết theo hệ số lương cũ. Ngày 26/2/2023 em được tăng lương trước thời hạn, thời gian hương lương bắt đầu từ ngày 1/5/2022. Vậy em có được nhận tiền tuy lĩnh tăng lương hay không?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Người lao động thuộc đối tượng đang thực hiện chế độ tiền lương mà do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp về chức vụ, phụ cấp về thâm niên vượt khung và phụ cấp về thâm niên nghề. Tiền lương sẽ được tính dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.
Cũng tại Khoản 1 Điều 39 Luật BHXH 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định, người lao động sẽ được hưởng chế độ khi sinh con với mức hưởng được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để nghỉ thai sản.
Như vậy, dẫn chiếu với quy định trên thì đối với trường hợp của Chị Huê, thời điểm chị được nâng lương trước thời điểm mà chị nghỉ việc để sinh con. Do đó, chị đề nghị đơn vị nơi ra quyết định nâng lương trước thời hạn đối với chị truy nộp BHXH phần chênh lệch tiền lương tăng thêm giữa bậc lương mới so với bậc lương cũ từ ngày 1/5/2022, thực hiện giải quyết và chi trả phần chênh lệch trợ cấp thai sản cho chị do được tăng lương và thực hiện quyết toán với cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng BHXH.
2. Thời gian nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về thời gian nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu thời gian quy định như sau:
– Đối với lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng
-Thời gian được nghỉ hưởng
Như vậy theo quy định hiện nay thì lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trong đó, thời gian để nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không được quá 02 tháng.
Trên thực tế thì chu kỳ mang thai của phụ nữ thường được kéo dài khoảng 09 tháng 10 ngày. Do đó, mốc thời gian để thai phụ được nghỉ trước 02 tháng để sinh con sẽ rơi vào thời điểm thai được khoảng 07 tháng 10 ngày.
Như vậy, dựa vào ngày dự sinh, lao động nữ hoàn toàn có thể dễ dàng xác định ddeer tính toán được thời điểm thai hơn 07 tháng để xin nghỉ thai sản trước sinh mà vẫn hưởng trọn chế độ thai sản.
3. Khi nào thì người lao động được nâng lương?
Thực tế quy định về tiền lương, thời điểm để được tăng lương, quy chế c, hay chế độ chính sách liên quan đến tiền lương, sẽ được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động trong
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung cần có trong hợp đồng như sau:
– Mức lương được chi trả theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, hoặc phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
+ Đối với mức lương theo công việc hoặc theo chức danh: theo quy định tại Điều 93 của
– Phụ cấp hưởng lương theo thỏa thuận của các bên như sau:
+ Các khoản mà người lao động được hưởng phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, tính chất phức tạp công việc, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong
+ Các khoản mà người lao động được hưởng phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
-Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động như sau:
+ Các khoản bổ sung mà xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung mà không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã kí kết,hoặc trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương sẽ được gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như được thưởng theo quy định tại Điều 104 của
+ Hình thức và kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96, Điều 97 của Bộ luật Lao động;
– Chế độ để người sử dụng áp dụng nâng bậc, nâng lương: dựa theo thỏa thuận của hai bên liên quan về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương hoặc thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
Như vậy, việc nâng lương sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của công ty. Đồng thời, việc áp dụng tăng lương vào thời điểm nào sẽ được các bên căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể, quy chế riêng do người sử dụng lao động ban hành.
4. Đang nghỉ thai sản có được xét nâng lương không?
4.1. Đối với người làm việc tại doanh nghiệp ngoài nhà nước:
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 20
Đối với nội dung về chế độ nâng lương, thì các bên có thể tự do thỏa thuận về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi được nâng bậc, nâng lương hoặc lựa chọn thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của người sử dụng lao động.
Vì vậy, nếu người lao động muốn biết được thời gian nghỉ thai sản của mình có được xét nâng lương hay không thì cần căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc nếu trường hợp không có thì người lao động có thể căn cứ thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế riêng của doanh nghiệp.
Nếu trường hợp doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất thỏa thuận với nhau về cách tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.
Hoặc ngược lại, nếu trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc quy chế doanh nghiệp không đề cập đến thời gian nghỉ thai sản khi xét nâng lương thì người đang nghỉ thai sản sẽ không được xét nâng lương.
4.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
Nếu trường hợp người lao động đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản, cán bộ, công chức, viên chức đang nghỉ thai sản vẫn được xét nâng lương thường xuyên như bao người khác.
Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV có nêu rõ, thời gian được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bổ sung 2019;
– Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.