Tầm quan trọng của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay. Bài tập học kỳ Công chứng chứng thực 9 điểm.
Tầm quan trọng của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay. Bài tập học kỳ Công chứng chứng thực 9 điểm.
1. Lý luận chung về hoạt động công chứng, chứng thực.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “công chứng là sự chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác nhận về mặt pháp lý của các văn bản và bản sao từ bản gốc”. Điều 2 Luật công chứng quy định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Định nghĩa này đã chỉ rõ công chứng là hành vi của công chứng viên, phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính công quyền. Công chứng viên là người xác nhận và kiểm chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Văn bản công chứng là kết quả của hoạt động công chứng, bao gồm những loại văn bản được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Công chứng là hợp đồng, giao dịch được công chứng viên công chứng theo quy định của pháp luật không bao gồm bản sao, bản dịch được công chứng viên xác nhận. Quy định về văn bản công chứng là một điểm mới so của Luật công chứng so với Nghị định 75/2000/NĐ- CP về công chứng, chứng thực.
Tiêp theo, về hoạt động chứng thực và văn bản chứng thực, theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 2 Nghị định 79/2007 NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2007, hoạt động chứng thực được định nghĩa như sau:
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị đinh này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.
2. Thực trạng hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay.
Trước đây Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước đã đồng nhất việc công chứng và chứng thực của các cơ quan khác nhau trong một tên gọi chung là công chứng; kể từ khi có
Hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay bao gồm: sự chứng nhận của phòng công chứng và văn phòng công chứng về tính xác thực của hợp đồng giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế thương mại và quan hệ xã hội khác; và sự xác nhận của UBND cấp huyện và cấp xã về việc sao y giấy tờ, hợp đồng giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho các giao dịch của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Chính phủ thống nhất quản lí. Bộ tư pháp là cơ quan chiu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lí thống nhất về công chứng, chứng thực trong phạm vi cả nước; ban hành và hướng dẫn sử dụng hệ thống công chứng, chứng thực mẫu hợp đồng giao dịnh , mẫu lời chứng ; đào tạo nghề công chứng…
>>> Luật sư