Đối với những tranh chấp dân sự có khởi kiện ra Tòa để Tòa án dân sự cấp sơ thẩm giải quyết thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiền, pháp luật đã dự liệu được các trường hợp bất khả kháng mà không thể tiếp tục diễn ra phiên Tòa xét xử thì phải thực hiện việc tạm ngừng phiên tòa.
Mục lục bài viết
1. Tạm ngừng phiên tòa là gì?
Trong quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì không có quy định cụ thể về khái niệm tạm ngừng phiên tòa. Nhưng theo như Từ điển Luật học thì định nghĩa về tạm ngừng phiên tòa được hiểu là việc vì một số lý do đặc biệt mà vụ án đang được xét xử không tiếp tục xét xử trong một thời hạn nữa. Việc pháp luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã có quy định về việc tạm ngừng phiên Tòa được biết đến là quy định mới của
Từ những quy định được nêu trong
– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
– Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết định vụ án và không thực hiện ngay tại phiên tòa;
– Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
– Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;
– Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề ghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy định pháp luật theo quy định tại Điều 221 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Như vậy, có thể thấy rằng, Việc ra đời của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã giải quyết được vấn đề tạm ngừng phiên tòa khi có các trường hợp nêu trên mà không thể khắc phục các trường hợp này ngày lúc đó để phiên Tòa có thể diễn ra trên nguyên tắc liên tục và xuyên suốt được. Bởi lẽ đó, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để giải quyết các trường hợp nêu trên cho thỏa đáng, sau đó sẽ tiếp tục diên ra phiên Tòa khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa dân sự sơ thẩm này.
2. Tạm ngừng phiên Tòa dân sự cấp sơ thẩm:
Trong trường hợp Hội đồng xét xử đang giải quyết nội dung vụ án nhưng không thể tiếp tục phiên tòa vì cần phải xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa thì mới có thể giải quyết được vụ án. Đây là một quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và phù hợp với vị trí của Tòa án trong tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án tiến hành việc xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ thông qua 05 hoạt động được quy định tại Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể:
Trường hợp vì tình trạng sức khỏe, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia
Một số lý trường hợp như vì tình trạng sức khỏe hay sự kiện bất khả kháng có thể như: ốm, bị trở ngại về giao thông (như: đường xá bị ngập lụt, hư hỏng, có người thân trong gia đinh phải cấp cứu, hoặc chết,…) Luật không quy định rõ những trường hợp nào có lý do chính đáng, do đó, Hội đồng xét xử có quyền nhận định đối với mỗi trường hợp cụ thể.
Những người tiến hành tố tụng vắng mặt phải tạm ngừng phiên tòa là trường hợp những người bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa như: thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, luật sư hoặc vắng mặt những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người làm chứng mà trong quá trình xét xử xét thấy lời khai của họ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính xác thực của vụ án thì Tòa án có thể tạm ngừng phiên tòa. Hoặc vắng mặt thư ký Tòa án tại phiên tòa.
Như vậy, bất cứ ai tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, nếu có căn cứ thuộc các trường hợp trên đều có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa. Quyết định tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản Theo Điều 235 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa của Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa, khi hết thời hạn tạm ngừng, nếu lý do để ngừng không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa, nếu lý do để ngừng chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Bên cạnh đó thì việc tạm ngừng phải được ghi vào biên bản phiên tòa không quy định phải ra quyết định như việc hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa. Hết thời hạn, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Bên cạnh đó thì, thời hạn tạm ngừng phiên tòa tối đa không quá năm ngày làm việc kể từ ngày quyết định tạm ngừng phiên tòa. Quy định này nhằm đảm bảo việc xét xử nhanh chóng, tránh việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án, bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Tuy nhiên, nếu tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế thì phiên tòa phải tạm ngừng, trong trường hợp này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu tức là nội dung vụ án phải được xem xét từ đầu bởi một Hội đồng xét xử mới thì khoảng thời hạn năm ngày làm việc trong nhiều trường hợp, đặc biệt là các vụ án phức tạp, có nhiều đương sự không thể đủ thời gian để Hội đồng xét xử mới có thể tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp không thể tiếp tục xét xử vụ án thì phải hoãn phiên tòa. Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bàn phiên tòa và thông báo cho những người tham gia tố tụng biết. Thời hạn năm ngày là thời hạn tối đa điều luật quy định cho việc tạm ngừng phiên tòa. Vì vậy, nếu không có gì trở ngại Tòa án vẫn có thể mở phiên tòa trước khi hết thời hạn đó. Trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, Thẩm phán, Hội thẩm, Kiếm sát viên, thư ký Tòa án vẫn có thể tiến hành tố tụng đối với vụ án khác mà không vi phạm nguyên tắc xét xử liên tục.
Như vậy, trong trường hợp thời hạn tạm ngừng phiên tòa mà các bên tự hòa giải và thỏa thuận được với nhau thì Tòa án lập biên bản về việc thỏa thuận của các đương sự, hết thời hạn bảy ngày kể từ ngày
3. Tạm ngừng phiên Tòa dân sự cấp phúc thẩm:
Đối với tạm ngừng phiên tòa vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm cũng được thực hiện tương tự như tạm ngừng phiên tòa vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm. Quy định về tạm ngừng phiên tòa hạn chế được việc Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà nhiều lần, kéo dài quá trình giải quyết vụ án dân sự, đồng thời quy định này còn hạn chế tình trạng bản án, quyết định giải quyết án của Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm xử huỷ, sửa án. Như vậy, về thời hạn hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa bằng nhau là 01 tháng, về hình thức hoãn phiên tòa bằng một quyết định còn tạm ngừng phiên tòa thì ghi vào biên bản phiên tòa, về Hội đồng xét xử thì hoãn phiên tòa có thể giữ nguyên hội đồng hoặc có thể thay đổi hội đồng còn tạm ngừng phiên tòa thì hội đồng xét xử đã tạm ngừng sẽ tiếp tục xét xử vụ án.
Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015