Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và không thể tiếp tục hoạt động được trên thực tế, các doanh nghiệp đó sẽ cần phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Vậy tạm ngừng kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài hay không?
Mục lục bài viết
1. Tạm ngừng kinh doanh có phải đóng lệ phí môn bài không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
Theo đó thì có thể nói, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không phải nộp lệ phí môn bài trong trường hợp đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch gửi đến các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh trước giai đoạn ngày 30 tháng 01 của năm xin tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh;
– Chưa thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu không đảm bảo được các điều kiện nêu trên thì người kinh doanh vẫn sẽ phải có trách nhiệm nộp lệ phí môn bài cả năm.
Theo đó thì có thể nói, người nộp lệ phí môn bài sẽ không phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài nếu như đáp ứng được tất cả các điều kiện nêu trên. Hay nói cách khác, việc tạm ngừng kinh doanh có phải nộp lệ phí môn bài hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm đăng ký tạm ngừng sản xuất kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền trên thực tế.
2. Phương hướng tạm ngừng kinh doanh mà không phải đóng lệ phí môn bài:
Theo phân tích nêu trên thì có thể nói, để không phải nộp lệ phí môn bài khi thực hiện hoạt động tạm ngừng kinh doanh thì cần phải thỏa mãn được 02 điều kiện. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải có văn bản xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước giai đoạn ngày 30 tháng 01 của năm xin tạm ngưng. Đối chiếu với quy định tại Điều 66 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể như sau:
– Các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh thì cần phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó đặt trụ sở trong khoảng thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoạt động kinh doanh trên thực tế;
– Các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh khi muốn ngừng hoạt động kinh doanh thì cần phải thông báo đến cơ quan quản lý thuế chậm nhất trong khoảng thời gian là 01 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động tạm ngừng quá trình kinh doanh trên thực tế.
Theo đó, để có thể được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, quá trình tạm ngừng kinh doanh cần phải được thực hiện như sau:
– Các doanh nghiệp cần phải ngay lập tức gửi thông báo về vấn đề tạm ngừng hoạt động kinh doanh trọng nhất trong khoảng thời hạn là 03 ngày làm việc trước ngày 30 tháng 01 của năm tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
– Còn đối với các tổ chức, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không thuộc diện phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh thì khi tạm ngừng kinh doanh, cần phải gửi thông báo về vấn đề tạm dừng hoạt động kinh doanh chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày 30 tháng 01 của năm tạm ngừng hoạt động kinh doanh trên thực tế.
Thứ hai, chưa tiến hành hoạt động nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, thời hạn nộp lệ phí môn bài thông thường chậm nhất sẽ được xác định là ngày 30 tháng 01 hằng năm. Trọng nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật sẽ phải nộp tiền chậm nộp theo mức lãi suất là 0.03%/ngày, được tính trên số tiền chậm nộp. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có quy định về thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đó, thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được xác định như sau:
– Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thuộc diện phải thực hiện hoạt động đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, được xác định là thời gian được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã;
– Đối với các tổ chức, hộ kinh doanh, đối với các cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật không thuộc diện phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, được xác định là khoảng thời gian cơ quan thuế ghi trên giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;
– Đối với người nộp thuế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận, thông báo hoặc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh, được xác định là khoảng thời gian ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
Theo đó thì có thể nói, nếu như muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà không phải nộp lệ phí môn bài, thì cần phải thực hiện như sau:
– Doanh nghiệp và các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh sẽ cần phải gửi hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền đó là Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh trong khoảng thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày 30 tháng 01 của năm xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
– Các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh tới cơ quan thuế trọng nhất trong khoảng thời gian 01 ngày làm việc trước giai đoạn ngày 30 tháng 01 của năm xin tạm ngừng.
3. Mức thu lệ phí môn bài hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 của Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài (sau được sửa đổi tại Thông tư 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài), có quy định về mức thu lệ phí môn bài. Cụ thể như sau:
– Mức thu lệ phí môn bài đối với các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc tổ chức có vốn đầu tư trên 10.000.000.000 đồng thì mức thu lệ phí môn bài hiện nay được xác định là 3.000.000 đồng/năm;
+ Tổ chức có vốn điều lệ hoặc tổ chức có vốn đầu tư từ 10.000.000.000 đồng trở xuống thì mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 2.000.000 đồng/năm;
+ Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế khác có mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm.
– Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể như sau:
+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500.000.000 đồng/năm có mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 1.000.000 đồng/năm;
+ Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng/năm có mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 500.000 đồng/năm;
+ Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng/năm có mức thu lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 300.000 đồng/năm.
– Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hoạt động chuyển đổi từ hộ kinh doanh khi hết thời hạn được miễn lệ phí môn bài, trong trường hợp kết thúc trong khoảng thời hạn 06 tháng đầu năm thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm, trong trường hợp kết thúc trong khoảng thời gian 06 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức phí môn bài của cả năm. Các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh đã giải thể, nay tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trong khoảng thời gian 06 tháng đầu năm thì sẽ phải có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài của cả năm, quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian 06 tháng cuối năm thì sẽ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm;
– Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động tuy nhiên có văn bản gửi tới các cơ quan thuế về vấn đề xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh với điều kiện: Văn bản xin tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ phải được gửi trước thời hạn nộp lệ phí môn bài theo quy định của pháp luật, đồng thời chưa thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Nếu trường hợp xin tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh mà không đảm bảo các điều kiện nêu trên thì vẫn sẽ phải nộp lệ phí môn bài của cả năm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
– Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
– Thông tư 65/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.