Thi hành án dân sự là một nội dung cơ bản của tư pháp dân sự. Hoạt động thi hành án là hoạt động đưa các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Tuy nhiên thực tế có trở ngại dẫn đến việc cơ quan Thi hành án dân sự sẽ ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là gì?
Thi hành án dân sự được hiểu là việc thực hiện bản án, quyết định dân sự của
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự trong Tiếng anh là “Suspension of judgment enforcement”.
2. Quy định về tạm đình chỉ thi hành án:
Tạm đình chỉ thi hành án dân sự được quy định tại Điều 49 Luật thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải
Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Tòa án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.
Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:
a) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;
b) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;
c) Quyết định của Tòa án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.”
Như vậy, căn cứ theo Điều 49, tạm đình chỉ thi hành án dân sự có các vấn đề cần giải quyết như sau:
Căn cứ tạm đình chỉ thi hành án dân sự.
Thứ nhất, khi nhận được quyết định tạm đình chỉ THA của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy định về vấn đề này phù hợp với các quy định tại BLTTDS 2015 và Luật TTHC 2015. Theo Khoản 2 Điều 332 BLTTDS 2015 thì người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm BA, QĐ đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành BA, QĐ đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Theo Khoản 3 Điều 354 BLTTDS 2015 thì người đã kháng nghị BA, QĐ đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành BA, QĐ cho đến khi có quyết định tái thẩm; và Khoản 2 Điều 261 Luật TTHC 2015 quy định: “Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bấn, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành BA, QĐ đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm”
Trường hợp BA, QĐ đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì thủ trưởng cơ quan THADS phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. Điều 346 BLTTDS 2015 cũng quy định: Trường hợp BA, QĐ của TA đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì HĐXX giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc THA.
Thứ hai, khi nhận được thông báo của TA về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải THA. Việc tạm ngừng việc THA trong thời điểm này là cần thiết vì khi TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã không được thanh toán bất kỳ Khoản nợ cho bất kỳ chủ nợ nào, tạo thuận lợi cho TA trong việc xem xét giải quyết phá sản và cho công tác THADS sau này.
Thẩm quyền và thủ tục tạm thi hành án dân sự.
Thủ trưởng cơ quan THADS đã ra quyết định THA có quyền tạm đình chỉ THA trong trường hợp nhận được thông báo của TA về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải THA. Thời hạn ra quyết định là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của TA về việc đã thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải THA.
Người đã kháng nghị BA, QĐ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền ra quyết định tạm đình chỉ THA. Thủ trưởng cơ quan THADS ra ngay thông báo về việc tạm đình chỉ THA khi nhận được quyết định tạm đình chỉ THA của người có thẩm quyền kháng nghị BA, QĐ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Thời hạn và các trường hợp tiếp tục thi hành án dân sự.
Trong trường hợp nhận được thông báo của TA về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người THA theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của TA (Thời hạn giải quyết việc mở hay không mở thủ tục phá sản của TA: 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản). Trong trường hợp BA, QĐ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.(Thời hạn giải quyết vụ án DS theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị.)
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật THADS SĐBS 2014 thì Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục THA khi nhận được một trong các quyết định sau: (i) Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền; (ii) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của TA giữ nguyên BA, QĐ bị kháng nghị; (iii) Quyết định của TA về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Phân biệt hoãn thi hành án dân sự, tạm đình thi hành án dân sự và đình chỉ thi hành án dân sự:
Tiêu chí | Hoãn thi hành án | Tạm đình chỉ thi hành án | Đình chỉ thi hành án |
1.Khái niệm | Hoãn thi hành án là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định chưa tổ chức thi hành bản án, quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định. | Tạm đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định tạm ngừng thi hành bản án, quyết định dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định. | Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan thi hành án dân sự quyết định ngừng hẳn việc thi hành án dân sự khi có các căn cứ do pháp luật quy định. |
2.Cơ sở pháp lí | – Điều 48 Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 2014. – Điều 14, Nghị định 62/2015/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật THADS. | Điều 49, Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung 2014. | Điều 50, Luật THADS năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014. |
3. Căn cứ | Có 9 căn cứ: Khoản 1, Khoản 2 Điều 48 Luật THADS
| Có 2 căn cứ: Khoản 1 Điều 49 Luật THADS
| Có 8 căn cứ: Khoản 1 Điều 50 Luật THADS |
4.Thẩm quyền ra quyết định | – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án. | – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự – Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị. | – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ thi hành án. |
5.Thủ tục | – Khi có căn cứ hoãn thi hành án thì chấp hành viên chịu trách nhiệm thi hành án đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. -Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án. – Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có yêu cầu hoãn thi hành án phải có văn bản gửi cho cơ quan quan thi hành án dân sự, trong đó ghi rõ thời hạn hoãn thi hành án. Trong trường hợp đã có văn bản mà cần thông báo ngay bằng điện thoại , điện tín thì phải thông báo cho cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức thi hành án dân sự ra quyết định thi hành vụ việc đó biết số, ngày, tháng, năm của văn bản; nội dung của văn bản, và người kí văn bản đó. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết. | – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị. Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Tòa án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án. Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án.
| – Khi có căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự, chấp hành viên đề gnhị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án. – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án. |
6..Thời hạn | – Thời hạn hoãn thi hành án trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án. – Đối với các trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án cho đến khi lí do của việc hoãn không còn nữa. | – Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án trong trường hợp nhận được thông báo của tòa án về việc thụ lí đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của tòa án. – Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án trong trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm. | – Không đặt ra vấn đề về thời hạn. |
7.Hậu quả pháp lí | – Sau khi có quyết định hoãn thi hành án, các hoạt động thi hành án dân sự được tạm ngừng lại. – tiếp tục được thi hành án | – Sau khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành án các hoạt động thi hành án dân sư được tạm ngừng lại. – tiếp tục được thi hành án | – Sau khi có quyết định đình chỉ thi hành án các hoạt động thi hành án dân sự được ngừng lại hẳn. – không có quyền yêu cầu tiếp tục thi hành án |