Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, nếu có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan công an sẽ phải tiến hành điều tra để xác minh hành vi phạm tội. Trong một số trường hợp thì cơ quan công an sẽ tiến hành tạm đình chỉ điều tra. Vậy tạm đình chỉ điều tra là gì?
Mục lục bài viết
1. Tạm đình chỉ điều tra là gì?
– Điều tra là hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự do người có thẩm quyền và cơ quan có thẩm quyền (được quy định cụ thể trong luật) thực hiện nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ làm cơ sở cho việc truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Nguyên tắc của điều tra: Điều tra là giai đoạn đầu tiên để xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật hình sự hay không. Do tầm quan trọng của việc điều tra là xác định có hay không hành vi phạm tội để tiến hành truy tố, người phạm tội sau khi bị truy tố và xét xử phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, do vậy mà giai đoạn điều tra cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng.
Việc điều tra được giao cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Những người và cơ quan trực tiếp điều tra này phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của
Đã là điều tra, tức là tìm ra sự thật, vì vậy các hoạt động này phải được thực hiện dựa trên việc tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ. Đồng thời hoạt động điều tra phải mang tính minh bạch, tránh có sự việc làm sai lệch quá trình dẫn đến sai lệch kết quả điều tra. Các vụ án hình sự cần phải đảm bảo điều tra trong thời hạn điều tra đã định, vì thế mà người và cơ quan trực tiếp điều tra cần phải phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, dựa trên các tình tiết có sẵn cũng như những tình tiết điều tra được để tiến hành làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, bên cạnh đó cũng phải xác định các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
– Tạm đình chỉ điều tra:
Trong quá trình điều tra, vì nhiều nguyên nhân khách quan mà việc điều tra có thể bị tạm đình chỉ bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tạm đình chỉ điều tra được hiểu là việc vì những lý do khách quan mà cơ quan điều tra phải tạm dừng các hoạt động điều tra nhưng chưa đưa ra những kết luận cuối cùng về kết quả điều tra, chưa khẳng định về việc tiếp tục điều tra hay không, khi hết lý do tạm đình chỉ thì phải ra quyết định gỡ bỏ tạm đình chỉ để tiếp tục điều tra hoặc nếu có đủ điều kiện cho rằng không có hành vi phạm tội thì sẽ đình chỉ điều tra.
2. Quy định về tạm đình chỉ điều tra?
– Các trường hợp tạm đình chỉ điều tra:
Tại Điều 229
Các trường hợp cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi:
– Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
– Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
– Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
3. Trường hợp tạm đình chỉ điều tra:
+ Cơ quan điều tra qua thời gian điều tra nhưng không biết rõ bị can đang ở đâu hoặc không xác định được, đồng thời lúc này thời hạn điều tra vụ án đã hết thì phải ra quyết định tạm đình điều tra.
Tuy nhiên đối với việc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra để nhanh chóng tìm được bị can và tiếp tục điều tra vụ án. Quyết định truy nã bị can được
+ Những người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo cần điều trị, những người này cần phải có thời gian điều trị để ổn định sức khỏe. Trên thực tế có trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có ảnh hưởng đến hoạt động điều tra thì cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra cho đến khi tình trạng sức khỏe của bị can không còn cản trở việc tiến hành các hoạt động điều tra và phục hồi điều tra để tiếp tục làm rõ vụ án hình sự. Trong trường hợp này, việc tạm đình chỉ điều tra có thể được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Do đó nếu những trường hợp này có kết luận giám định tư pháp xác định chính xác các bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì cơ quan điều tra có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra.
+ Trong một số vụ án có liên quan đến tài sản, cần phải giám định tài sản để xác định mức độ phạm tội, hoặc có yếu tố nước ngoài cần yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết thời hạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ điều tra. Vì kết quả giám định có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều vấn đề khác của vụ án, với các mức giám định có thể ảnh hưởng đến việc bị can có bị khởi tố hình sự hay không, nhiều trường hợp việc giám định còn có thể là chứng cứ quan trọng làm căn cứ để phục hồi điều tra ( phục hồi điều tra được quy định tại Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nên pháp luật cũng có quy định đã tách một khoản riêng quy định cho trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng việc trưng cầu giám định chưa có kết quả. Việc tạm đình chỉ điều tra không ảnh hưởng đến việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp mà những hoạt động này vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
+ Ngoài các lý do tạm đình chỉ nêu trên thì còn có trường hợp tạm đình chỉ điều tra vì các lý do bất khả kháng khác, đó có thể là các lý do như thiên tai, dịch bệnh nhưng đã hết thời hạn điều tra thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra.
Về vấn đề tạm đình chỉ liên quan đến các lý do khách quan này thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan quy định chi tiết về trường hợp này.
– Thông thường nếu có nhiều bị can và lý do tạm đình chỉ giống nhau thì có thể ra một quyết định tạm đình chỉ, nếu lý do tạm đình chỉ của các bị can khác nhau thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
– Thông báo tạm đình chỉ: Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, tối đa sau 02 ngày thì cơ quan điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ điều tra cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ để những cơ quan, những người này được biết.
Như vậy, tạm đình chỉ điều tra là việc cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ khi đã hết thời hạn điều tra mà không tìm thấy bị can, không xác định được bị can, chưa có kết quả giám định hoặc yêu cầu tương trợ tư pháp chưa có kết quả hoặc do các lý do bất khả kháng khác. Việc tạm đình chỉ điều tra phải được gỡ bỏ khi các lý do tạm đình chỉ điều tra không còn nữa và phải ra quyết định phục hồi điều tra để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan điều tra là cơ quan sẽ ra quyết định phục hồi điều tra và trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.