Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Sinh học

Tại sao sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trong hơn bướm trưởng thành?

  • 23/09/202423/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    23/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy nên sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trong hơn bướm trưởng thành. Cùng bài viết này tìm hiểu rõ hơn nhé:

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tại sao sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?
      • 2 2. Tại sao bướm không phá hoại mùa màng nhưng người ta vẫn tiêu diệt bướm?
      • 3 3. Vòng đời phát triển của bướm:
      • 4 4. Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan:

      1. Tại sao sâu bướm phá hoại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?

      Sâu bướm phá hoại cây trông vì sâu bướm là giai đoạn ấu trùng, chúng cần rất nhiều năng lượng để chuẩn bị cho quá trình sinh trưởng và phát triển qua nhiều lần lột xác để trở thành bướm trưởng thành. Sâu bướm có đầy đủ các loại enzim nhưng vì không có enzim tiêu hóa (men tiêu hóa) các chất xenlulôzơ nên quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kém hiệu quả. Vì vậy sâu bướm phải ăn rất nhiều lá cây để đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể. Sâu bướm chủ yếu ăn rau do con người trồng nên nó là kẻ phá hoại mùa màng nghiêm trọng, thậm chí khiến cho cây không thể thu hoạch được.

      Trong khi đó hầu hết các loài bướm trưởng thành có men tiêu hóa đường sucrose và cần ít năng lượng nên chỉ ăn mật hoa, không cần ăn nhiều lá cây nên không gây hại đến cây trồng mà thay vào đó còn là yếu tố giúp cây trồng thụ phấn tốt hơn.

      Tuy nhiên để đảm bảo và hạn chế việc sâu bướm gây hại cho cây trông hại, con người thường sử dụng biện pháp ngăn chặn chúng sinh sôi nảy nở từ khi là bướm trưởng thành.

      2. Tại sao bướm không phá hoại mùa màng nhưng người ta vẫn tiêu diệt bướm?

      Như đã nói ở phần trước, sâu bướm phá hoại mùa màng nghiêm tọng hơn bướm trưởng thành và bướm trưởng thành hầu như không gây hại cho mùa màng, nhưng để hạn chế việc cây trông bị sâu bướm phá hoại, người ta vẫn tiêu diệt những con bướm vì những lý do sau đây:

      – Bướm không phá hoại mùa màng nhưng bướm chính là nguồn sản xuất ra (đẻ ra) những con sâu bướm gây hại cho mùa màng.

      – Những con sâu non do bướm đẻ ra có tốc độ tàn phá lớn vì chúng cần tích lũy năng lượng cho bước tiếp theo

      – Mỗi một con bướm trưởng thành có thể sinh ra nhiều con sâu bướm gây ra số lượng sâu lớn hơn nhiều.

      – Vì vậy, tiêu diệu những con bướm trưởng thành để giảm số lượng sâu bướm nở ra trong lần sau.

      3. Vòng đời phát triển của bướm:

      Để trở thành một con bướm trưởng thành xinh đẹp nhiều màu sắc, bướm cần phải trải qua quá trình biến đổi về hình thái, cấu tạo và sinh lí sau khi sinh ra hoặc được nở ra từ trứng, gọi là biến thái. Sự phát triển của động vật được chia làm 2 loại: phát triển không thông qua biến thái và phát triển thông qua biến thái (biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn).

      Bướm là một trong những loài phát triển thông qua biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Tuy nhiên, vòng đời phát triển của loài bướm thường là 30 ngày hoặc nhanh hay chậm tùy thuộc vào môi trường, nhiệt độ và nguồn thức ăn.

      Như vậy, vòng đời của bướm gồm 4 giai đoạn:

      – Trứng:

      Vòng đời của một con bướm được bắt đầu trong một quả trứng. Những quả trứng này được hình thành sau khi bướm cái giao phối với bướm đực. Bướm cái sẽ chọn những lá cây mà ấu trùng bướm (sau là sâu bướm) có thể ăn và đẻ trứng trên lá hoặc cành non đó. Trong trứng đã thụ tinh, hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi (giai đoạn phôi). Các tế bào phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của sâu bướm. Sau đó sâu non sẽ chui ra từ trứng.

      – Ấu trùng:

      Trứng do bướm mẹ đẻ ra sẽ nở thành ấu trùng (sâu bướm) sau 3 đến 6 ngày tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ của môi trường. Hầu hết các ấu trùng (sâu bướm) nở ra sẽ ăn vỏ trứng trước vì nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của sâu non, sau đó chúng sẽ ăn lá và hoa, chúng ăn gần như liên tục để đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể.

      Trong quá trình phát triển, ấu trùng (sâu bướm) phải trải qua nhiều lần lột xác để phát triển cơ thể cho đến khi sẵn sàng hóa nhộng/cắt. Sâu bướm dần lớn lên sau mỗi lần lột xác.

      Sau khoảng hai tuần, sâu bướm sẽ dệt nên một cái kén (mở đầu giai đoạn hậu phôi) và gắn nó vào mặt dưới của lá hoặc thân cây, nơi nó sẽ treo mình và lột xác lần cuối để hóa nhộng (sâu bướm biến thái thành nhộng).

      Giai đoạn nhộng là giai đoạn quá trình chuyển hóa bên trong diễn ra mạnh mẽ nhất, mặc dù giai đoạn này nhộng không thể di chuyển và ăn uống. Nó tập trung vào việc xây dựng lại cơ thể thông qua các quá trình sinh hóa biến sâu bướm thành bướm.

      – Tạo kén: 

      Sau khi quá trình biến đổi cơ thể hoàn tất ở giai đoạn nhộng, con bướm bước vào giai đoạn kén kéo dài khoảng 10 ngày. Giai đoạn này tạo cảm giác chúng đang nghỉ ngơi trong một cái kén, nhưng thực ra bên trong cơ thể đang có sự biến đổi rất mạnh mẽ.

      – Trưởng thành:

      Khi đến thời điểm, bướm trưởng thành sẽ tự chui ra khỏi kén với đôi cánh rộng đầy màu sắc (sâu bướm lúc này đã biến thái thành nhộng rồi thành bướm). Bướm vừa ra khởi kén không thể bay ngay lập tức, trong vài giờ đầu tiên, chúng phải bơm máu quá các tĩnh mạch cánh để có thể mở rộng chúng, sau khi “lau khô” cơ thể, đôi cánh của chúng có thể mở rộng hoàn toàn, bắt đầu hành trình của mình.

      Sâu bướm trưởng thành có hình thái, cấu tạo và sinh lý khác với sâu bướm qua những lần lột xác trước đó, các mô và các cơ quan mới đã thay thế các mô, cơ quan cũ khi nhộng phát triển trong kén.

      Khi trở thành bướm trưởng thành, con cái và con đực có thể giao phối nhiều lần trong suốt cuộc đời của chúng. Khi giao phối xong, trứng được thụ tinh, con cái đẻ lại trứng lên những lá cây và một vòng đời mới bắt đầu để cho ra đời những thế hệ bướm tiếp theo…

      4. Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan:

      Câu 1: Tại sao sâu bướm phá hại cây trồng nghiêm trọng hơn bướm trưởng thành?

      Vì sâu bướm có cấu tạo kiểu miệng nghiền nên có thể sử dụng hầu hết các bộ phận của cây

      Vì sâu bướm chưa có cánh, không di chuyển đi xa nên thức ăn chủ yếu phải lá cây

      Vì ống tiêu hóa của sâu bướm thiếu enzim xenlulaza nên hiệu quả tiêu hóa thấp, đòi hỏi phải ăn nhiều lá cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

      Vì ống tiêu hóa của sâu bướm có đầy đủ các loại enzim nên khả năng sử dụng các bộ phận của cây rất lớn.

      Đáp án: 

      Câu 2: Động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?

      A. Cánh cam

      B. Bướm

      C. Bọ rùa

      D. Cá chép

      Đáp án: D

      Câu 3: Dựa vào đặc điểm của cơ quan tiêu hoá, em hãy cho biết động vật nào dưới đây không cùng nhóm với những động vật còn lại?

      A. Sán dây

      B. Thuỷ tức

      C. Trùng roi xanh

      D. Hải quỳ

      Đáp án: C

      Câu 4: Bào quan nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá ?

      A. Lizôxôm

      B. Ribôxôm

      C. Perôxixôm

      D. Lục lạp

      Đáp án: A

      Câu 5: Mề là tên gọi khác của bộ phận nào trong ống tiêu hoá của chim ?

      A. Ruột

      B. Diều

      C. Dạ dày tuyến

      D. Dạ dày cơ

      Đáp án: D

      Câu 6: Ruột của loài nào dưới đây ngắn hơn so với ruột của những loài còn lại ?

      A. Lạc đà một bướu

      B. Chó sói lửa

      C. Linh dương đầu bò

      D. Ngựa vằn

      Đáp án: B

      Câu 7: Động vật nào dưới đây có túi tiêu hóa ?

      A. Ếch giun

      B. Trùng biến hình

      C. Hải quỳ

      D. Đỉa

      Đáp án: C

      Câu 8: Ở động vật nhai lại, ngăn nào được xem là dạ dày chính thức của chúng ?

      A. Dạ tổ ong

      B. Dạ cỏ

      C. Dạ lá sách

      D. Dạ múi khế

      Đáp án: D

      Câu 9: Hàm trên của trâu không có loại răng nào dưới đây ?

      A. Tất cả các phương án còn lại

      B. Răng trước hàm

      C. Răng cửa

      D. Răng hàm

      Đáp án: C

      Câu 10: Động vật nào dưới đây có dạ dày đơn ?

      A. Cừu

      B. Lừa

      C. Lạc đà

      D. Nai

      Đáp án: B

      Câu 11: Diều là một bộ phận trong ống tiêu hóa của động vật nào dưới đây ?

      A. Tất cả các phương án còn lại

      B. Chim sẻ

      C. Giun đất

      D. Cào cào

      Đáp án: A

      Câu 12: Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ cộng sinh chủ yếu ở đâu ?

      A. Dạ lá sách

      B. Dạ tổ ong

      C. Dạ cỏ

      D. Dạ múi khế

      Đáp án: C

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Lớp bò sát là gì? Vai trò, đặc điểm chung và cấu tạo ngoài?
      • Giới hạn sinh thái là gì? Ý nghĩa quy luật giới hạn sinh thái?
      • Kháng nguyên là gì? Phân loại và những đặc tính cơ bản?
      • Quan hệ cộng sinh là gì? Ý nghĩa, ví dụ quan hệ cộng sinh?
      • Xương là gì? Thành phần, cấu tạo và chức năng của xương?
      • Giới nguyên sinh là gì? Đặc điểm? Bao gồm những loài nào?
      • Giới thực vật là gì? Giới thực vật bao gồm những ngành nào?
      • Vẽ, chú thích các thành phần chính của tế bào nhân thực
      • Hoa anh túc là gì? Hoa anh túc có bị cấm trồng không?
      • Ty thể là gì? Đặc điểm cấu trúc và chức năng của ty thể?
      • Suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới hậu quả nào sau đây?
      • Biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ