Khái quát về quản lý hành chính nhà nước và quyền hành pháp? Tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp?
Một trong những dạng quản lí xã hội đặc biệt được xác định dưới góc độ pháp lý đó chính là quản lý Nhà nước. Được xác định là dạng quản lí xã hội đặc biệt mang tính quyền lực Nhà nước, mà ở đây việc điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều được thực hiện bằng pháp luật do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Vậy tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp?
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát về quản lý hành chính nhà nước và quyền hành pháp:
Trước khi đến với thắc mắc tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp,chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết quản lý hành chính nhà nước là gì? Khái niệm quản lý hành chính nhà nước được hiểu một cách đơn giả là việc tác động định hướng lên một hệ thống nào đó, nhằm bảo đảm hệ thống đó phải phát triển một cách trật tự và phù hợp với những quy luật được hướng tới
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu, quản lý nhà nước chính là một hình thức của quản lý xã hội. Tuy nhiên, nó có chứa đựng tính quyền lực của nhà nước và sử dụng chính quyền lực đó để điều chỉnh quan hệ. Qua đó, đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Những quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước được nhận định là quản lý hành chính Nhà nước. Đồng thời thì quản lý hành chính Nhà nức còn được xác định là việc các chủ thể là các cơ quan được Nhà nước trao quyền sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người.
Để nhằm mục đích thực hiện hóa các mục tiêu, ý tưởng, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội thì không thể nào bỏ qua đucợ sự góp mặt quan trọng của việc quản lý hành chính Nhà nước. Vai trò của hành chính nhà nước thể hiện thông qua chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan Hành chính nhà nước:
+ Thứ nhất, một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội được xác định đó chính là cơ quan hành chính nhà nước.
+ Thứ hai, chức năng quản lý hành chính nhà nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì sẽ thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính. Trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.
Ví dụ; Trong hoạt động lập pháp chức năng chủ yếu sẽ do quốc hội thưc hiện; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát.
Đối với các hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn hoá, quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, quản lý xã hội,… sẽ được quy định là do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện, trung tâm tiêm chủng…
Thông qua hoạt động hành chính nhà nước, các quy phạm pháp luật đi vào đời sông xã hội, điều chỉnh, duy trì trật tự của xã hội theo định hướng mong muốn của nhà nước.
Bên cạnh đó, bộ máy hành chính nhà nước còn đảm bảo cung cấp các dịch vụ công thiết yếu phục vụ cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Thiếu những dịch vụ này, đời sống của người dân không được đảm bảo, sự phát triển của xã hội không được duy trì và do đó có thể làm lung lay vai trò thống trị của giai cấp thống trị.
3. Tại sao nói quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp?
Thông qua khái niệm quản lý hành chính nhà nước chúng ta cũng có thể khẳng định rằng quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nhằm tác động có và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của công dân và quá trình xã hội do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung Ương đến cơ sở để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Hành chính nhà nước góp phần quan trọng trong việc thực hiện hoá các ý tưởng, mục tiêu, chủ trương, đường lối chính trị trong xã hội. Điều này được thể hiện thông qua các chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
Thực thi Quyền hành pháp của hành chính nhà nước thể hiện qua sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, để duy trì và phát triển cao mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở tiến hành. thỏa mãn các nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước chúng ta nhận thấy rõ:
+ Sự hoạt động thực thi quyền hành pháp: Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất, mang tính quyền lực chính trị. Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp hành và điều hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội. Nhưng Chính phủ thực hiện chức năng của mình phải thông qua hệ thống thể chế hành chính của nền hành chính Nhà nước.
Vì vậy, Chính phủ còn là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước. Thêm vào đó Quản lý hành chính nhà nước phục vụ chính trị bằng quyền hành pháp trong hành động (hành chính nhà nước).
+ Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh: Tổ chức nói ở đây là tổ chức hành chính nhà nước, là sự thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa con người, giữa các tập thể để thực hiện quản lý hành chính nhà nước.
Trong quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức là quan trọng nhất, vì không có tổ chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức như thế nào để hàng triệu con người của đất nước, mỗi người đều có vị trí tích cực đối với xã hội, đóng góp phần mình tạo ra lợi ích cho xã hội.
Điều chỉnh là sự quy định về mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp… nhằm tạo sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, tạo sự cân bằng, cân đối các mặt hoạt động và hành vi hoạt động của con người.
+ Sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền để làm trái pháp luật, phải nghiêm trị mọi sự vi phạm pháp luật.