Trong thời kì Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối. Để tìm hiểu thêm về chính sách bóc lột của phương Bắc, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Tại sao nhà Hán lại gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?
Mục lục bài viết
1. Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu?
A. Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc
B. Tăng cường vơ vét được nhiều của cải
C. Đàn áp dễ dàng các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta
D. Thực hiện chính sách đồng hóa dễ dàng
Đáp án đúng là A.
Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao nhằm âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta, xóa bỏ tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc.
2. Những chính sách đàn áp, cai trị của nhà Hán, nhà Ngô, nhà Lương:
- Những chính sách đàn áp, cai trị của nhà Hán:
Chính sách cai trị của bọn đô hộ nhà Hán đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo. Chúng chia lại đơn vị hành chính ở nước ta, cử quan lại người Hán tới cai trị tại cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các thể loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách cống nạp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hóa nhân dân ta về mọi mặt hòng xóa bỏ dân tộc ta.
=> Đây là những chính sách cai trị hết sức bất công, thể hiện rõ sự bất công, thể hiện sự tàn bạo, nham hiểm của nhà Hán. Chính sách đồng hóa thật nguy hiểm khi đưa người Hán sang ở cùng người Việt, bắt người Việt học theo phong tục người Hán. Vì như vậy sẽ dễ bề đồng hóa nhân dân ta, từ đó dễ bề cai trị.
- Những chính sách đàn áp, cai trị của nhà Ngô:
+ Tách Châu Giao cũ thành hai quận Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ);
+ Đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh;
+ Dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc, chia rẽ nội bộ làm nhân dân ta mất đoàn kết, không thể chống lại chúng (như cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu);
+ Bắt nhân dân ta phải nộp thuế (thuế muối, thuế sắt,..), lao dịch và phải nộp cống (những sản vật quý, sản phẩm thủ công,…)
+ Chúng bắt nhân dân ta phải học tiếng Hán, chữ Hán, chúng đưa người Hán sang ở cùng nhân dân ta, bắt nhân dân phải theo phong tục cũng như tập quán của người Hán nhằm đồng hóa nhân dân ta.
=> Những chính sách tàn bạo, mất lòng dân, dồn nhân dân ta vào cảnh khốn khó, nguyên nhân gây ra các cuộc khởi nghĩa sau này.
- Những chính sách đàn áp, cai trị của nhà Lương:
+ Chia nước ta thành: Giao Châu (Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh), Hoàng Châu (Quảng Ninh);
+ Chỉ tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng;
+ Đặt ra hàng trăm thứ thuế, cống nạp sản vật quý;
+ Thi hành chính sách phân biệt đối xử gay gắt;
+ Đồng hóa nhân dân ta.
=> Chính sách cai trị của nhà Lương vô cùng tàn bạo khiến cho lòng dân oán hận. Đây là nguyên nhân dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của nhà Lương.
3. Một số bài tập kèm đáp án:
Câu 1: Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc:
A. Sử dụng chế độ tô thuế
B. Bắt cống nạp sản vật
C. Nắm độc quyền về muối và sắt
D. Cướp đất để lập đồn điền cao su.
=> Đáp án D
Lời giải: Trong thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc và chính quyền đô hộ chủ yếu sử dụng chế độ tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối (SGK Lịch sử 6 – Trang 69)
Câu 2: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa:
A. Người Việt với chính quyền đô hộ
B. Nô tì với địa chủ, cường hào
C. Nông dân lệ thuộc với hào trưởng
D. Nô tì với quan lại đô hộ phương Bắc
=> Đáp án A.
Lời giải: Mâu thuẫn bao trùm xã hội Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với chính quyền đô hộ phương Bắc
Câu 3: Tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến 905 có điểm gì nổi bật?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập
C. Nhà nước Âu Lạc ra đời và bước đầu phát triển
D. Người Việt mở rộng lãnh thổ về phía Nam
=> Đáp án A
Lời giải: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, chia Việt Nam thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc đồng thời áp bức bóc lột nhân dân ta.
Câu 4: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân
B. Thiết lập An Nam đô hộ phủ để cai trị Âu Lạc
C. Chia Âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
D. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại người Hán cai trị đến cấp xã.
=> Đáp án A
Lời giải: Sau khi xâm lược Âu Lạc (179 TCN), nhà Triệu chia Âu Lạc làm hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (Bắc Trung Bộ ngày nay) (Sách giáo khoa Lịch sử 6 – Trang 68).
Câu 5: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân Việt Nam
B. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, tập quán của Trung Quốc
C. Cử quan lai người Hán tới cai trị, áp dụng luật pháp hà khắc
D. Để cho nhân dân Việt Nam được hưởng quy chế tự trị
=> Đáp án C
Lời giải: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã chia thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của chúng (Sách giáo khoa Lịch sử 6 – Trang 67).
Câu 6: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là:
A. Tiết độ sứ
B. Thái thú
C. Thứ sử
D. Hào trưởng
=> Đáp án B.
Lời giải: Dưới thời thuộc Hán, viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ cấp quận được gọi là Thái thú (quan sát hình 14.2 – sơ đồ tổ chức chính quyền nhà Hán ở Châu Giao).
Câu 7: Sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ Trung ương đến Địa phương?
A. Châu -> Quận -> Huyện -> Làng xã
B. Quận -> Châu – Huyện -> Làng,xã
C. Quận -> Huyện -> Châu -> Làng, xã
D. Làng, xã -> Huyện – Châu -> Quận
=> Đáp án A
Lời giải: Tổ chức chính quyền của nhà Hán ở Châu Giao là Châu, Quận, Huyện, Làng và xã; (quan sát hình 14.2 Sơ đồ tổ chức chính quyền của nhà Hán ở Châu Giao – Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6 – trang 68).
Câu 8: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng:
A. Sắt
B. Thiếc
C. Đồng đỏ
D. Đồng thau
=> Đáp án A
Lời giải: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng sắt (Sách giáo khoa Lịch sử 6 – Trang 68)
Câu 9: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân Việt Nam phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho người Việt
C. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa
D. Mở mang dân trí, trình độ hiểu biết cho người Việt
=> Đáp án C
Lời giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài và tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo họ nhằm mục đích nô dịch, đồng hóa nhân dân ta.
THAM KHẢO THÊM: