Gia đình ra đời, phát triển trước hết cần phải dựa trên nền tảng của hôn nhân, nhà nước bảo hộ hôn nhân, hôn nhân cần phải được xác lập theo đúng quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn. Vậy tại sao nam phải đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn?
Mục lục bài viết
1. Tại sao nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi mới được kết hôn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định cụ thể và yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trong quá trình kết hôn nói chung. Theo đó, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về điều kiện liên quan đến độ tuổi kết hôn, cụ thể là nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều kiện tuổi kết hôn là một trong những quy định về điều kiện kết hôn mà pháp luật yêu cầu hai bên nam nữ phải tuân thủ khi kết hôn. Việc quy định độ tuổi kết hôn không chỉ căn cứ vào khả năng sinh sản của nam, nữ mà còn đảm bảo cho việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, đồng thời đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Con người chỉ khi đạt đến độ tuổi nhất định mới có suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong việc kết hồn của mình. Hơn nữa, khả năng tham gia vào quá trình lao động tạo ra thu nhập khi mà con người đạt đến độ tuổi nhất định. Điều đó đảm bảo cho họ có cuộc sống độc lập về kinh tế, chín muồi về tâm lý, đầy đủ ý thức xã hội để thực hiện các chức năng của gia đình và duy trì tế bào của xã hội.
Theo đó, việc quy định độ tuổi kết hôn được nhà làm luật dựa trên một số yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo mục đích của hôn nhân:
Thứ nhất, độ tuổi kết hôn phải gắn liền với trách nhiệm của vợ chồng trong hôn nhân. Một cá nhân khi chưa đạt đến độ tuổi trưởng thành nhất định không thể có nhận thức tốt về hôn nhân và vai trò của mình trong hôn nhân. Hôn nhân không chỉ là việc đăng ký kết hôn mà chủ yếu là ở trách nhiệm của người vợ, người chồng trong hôn nhân và xa hơn là gia đình. Đô tuổi quả trẻ không thể đủ để nam, nữ đủ chín chắn để ý thức được trách nhiệm của người chồng, người vợ và có đủ điều kiện về kinh tế để nuôi sống gia đình cũng như áp lực từ xã hội Đối với nữ giới, sự chưa trưởng thành chắc chắn họ chưa sẵn sàng làm mẹ, có kiến thức để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.
Thứ hai, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với chức năng quan trọng của gia đình tái sản xuất ra con người – duy trì nòi giống. Hay nói cách khác, một trong những chức năng xã hội chính của gia đình là sản sinh ra những thế hệ tương lai của đất nước thông qua sự kiện sinh đẻ. Việc lấy vợ lấy chồng khi tuổi còn quá trẻ sẽ đầy các chủ nhân tương lai của đất nước thực hiện chức năng của gia đình quá sớm, trong khi đó, lẽ ra nhiệm vụ này phải do những người trường thành thực sự đảm nhiệm về sinh sản, nam nữ không cần phải đủ tuổi nhưng họ phải đủ sự trưởng thành về sinh học, hiểu biết về xã hội, kinh nghiệm sống, ý chí và ý thức xây dựng gia đình.
Thứ ba, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với khả năng giáo dục trong gia đình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Gia đình có một sự tác động rất lớn đến việc hình thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Để thực hiện được vai trò này, những người làm cha, làm mẹ cần có một trình độ nhận thức nhất định, có những suy nghĩ chín chắn để dạy bảo con cái nên người. Việc giáo dục không phải là chuyện dễ đối với cả những người trường thành, có nhiều kinh nghiệm sống. Hệ quả sẽ là nghiêm trọng khi trọng trách đó đặt lên vai những ông bố, bà mẹ trẻ con, những người học hành chưa đầy đủ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, suy nghĩ chưa chín chắn. Kết hôn sớm làm chậm quá trình phát triển của xã hội khi những cá nhân là chủ nhân của đất nước, gia đình bị hạn chế về cơ hội học hành, lập thân, lập nghiệp của các ông bố, bà mẹ trẻ con.
Thứ tư, độ tuổi kết hôn phải phải gắn liền với khả năng tham gia lao động tạo ra thu nhập nuôi sống gia đình, gánh vác việc trách nhiệm, thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và đối với xã hội của vợ chồng. Hai người nam và nữ khi cùng nhau xây dựng gia đình phải có sư đàm bảo tối thiểu về nền tảng kinh tế để duy trì cuộc sống, từ đó đóng góp cho xã hội và có đủ điều kiện về mặt vật chất để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người cha, người mẹ khi nuôi dạy con cái.
Như vậy, điều kiện tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, được nhà làm luật xây dựng trên cơ cơ sở khoa học phù hợp, yêu cầu người kết hôn phải tuân thủ.
2. Yếu tố ảnh hưởng với việc thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn:
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên, như địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên có tác động rất lớn tới việc thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn. Sự khác biệt về vị trí địa lý, đặc biệt là giữa vùng đồng bằng và các tỉnh miền núi đã tạo ra những khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí giữa người dân, phần nào tác động đến thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn. Việc thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn phải căn cứ trên điều kiện tự nhiên của địa bàn triển khai thực hiện pháp luật, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bởi địa hình, khí hậu, từ đó có các giải pháp thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, điều kiện văn hóa – xã hội, có tác động đến mọi mặt, mọi hoạt động của một cộng đồng dân cư, trong đó có hoạt động thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn Một cộng đồng đáp ứng được các yêu cầu về văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, nghệ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn đạt được hiệu quả.
Thứ ba, điều kiện kinh tế thường có quan hệ mật thiết với các chuẩn mực xã hội về vị thế của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái. Đây là yếu tố được nhiều nghiên cứu cho rằng có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới tình hình thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn bởi tảo hôn là hiện tượng có mối quan hệ mật thiết với đói nghèo. Một nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững là điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật, trong đó có hoạt động thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn. Trình độ phát triển của nền kinh tế bộc lộ qua một số chỉ số chính như chỉ số đánh giá mức độ tăng trưởng, mức độ thu hẹp sự chênh lệch giàu nghèo, mức độ ổn định của chu kỳ tăng trưởng, mức độ an toàn của môi trường kinh tế đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, mức độ kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội. Các yêu cầu này càng đạt được ở trình độ cao thì càng tạo ra cơ sở vật chất thuận lợi cho việc bảo đảm thực hiện pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn trên thực tế. Trong trường hợp hoàn cảnh kinh tế gặp khó khăn, không đủ trang trải cuộc sống, lại thêm áp lực từ việc duy trì điều kiện sinh hoạt cho số lượng nhân khẩu ngày càng gia tăng khiên cho kết hôn được xem là biện pháp đảm bảo sinh kế và tương lai cho trẻ em gái.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo trái quy định của pháp luật;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở quá trình kết hôn tự nguyện và tiến bộ, lừa dối kết hôn;
– Những người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc người đang có chồng;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ là cha mẹ với con nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.