Hoang mạc là một kiểu địa hình phổ biến trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân hình thành nên hoang mạc trong đó có lý do tại sao hoang mạc hình thành ở khu chí tuyến là phổ biến hơn cả. Bài viết sau đây tóm tắt quq về lý do này.
Mục lục bài viết
1. Tại sao hoang mạc phân bố chủ yếu ở khu vực chí tuyến:
Hoang mạc nằm ở khu vực chí tuyến, chịu tác động của áp cao gây khô và nóng, nằm dọc chí tuyến sẽ gây rất ít mưa. Ở đây khi có các dong biển lạnh đi qua, khiến ngăn cản nước biển xâm lấn vào bên trong bờ. Từ đó khiến cho khí hậu càng thêm khô. Các hoang mạc phân bổ dọc chí tuyến một phần do nằm sâu trong nội địa, biển không thể ảnh hưởng đến vùng đất ở đây, khiến đất khô cằn, không mang hơi nước vào được, tạo hoang mạc. Một lý do khác nữa là dọc chí tuyến vì áp cao cận chí tuyến khiến cho mưa không thể ảnh hưởng đến vùng đất tại đây.
2. Tìm hiểu về hoang mạc:
Hoang mạc là nơi điển hình trên thế giới có khí hậu lục địa khô, đặc trưng nổi bật của hoang mạc là lượng nước rất ít, mưa hiếm khi xảy ra hoặc có thể không xảy ra. Lượng mưa được ghi nhận tại các hoang mạc là lượng mưa ít hơn 200 mm/năm (10 in/năm). Hoang mạc chủ yếu là cát, rất ít, hiếm sông, hồ, ao ngòi nên các loài động vật, thực vật rất hiếm có thể sinh sống ở đây. Ở một số sa mạc nóng, khí hậu thường nóng có thể tới 58°C, nhiệt độ ban ngày mùa hạ lên tới 82,3 °C, có nơi lại lạnh đến -45 °C. Biên độ nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm có thể đến hơn 80 °C, đất đai cằn cỗi. Sa mạc thường có lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiều cát và gió nóng luôn thổi mạnh tạo ra rất nhiều trận bão cát, hiện nay có khoảng 1/3 diện tích Trái Đất (lục địa) là sa mạc.
Thực vật điển hình ở hoang mạc là các loại xương rồng, thân mọng nước, lá tiêu biến thành gai để giảm bớt sự thoát hơi nước, giảm kích thước, số lượng lỗ khí, bọc lớp sáp bên ngoài hoặc các loại thực vật rễ chùm cắm sâu xuống đất để hút nước, chất dinh dưỡng ở tận dưới sâu hoang mạc.
Động vật ở hoang mạc cũng phải thay đổi để có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt, nóng bức và khô cằn ở hoang mạc. Động vật ở đây thường là có hai đặc điểm, khả năng chính đó là giữ nước (nước chiếm đến 3/4 cơ thể, không có nước thì không thể sinh tồn) và khả năng đi lại được trên cát vì có thể bị nhấn chìm trong cát lúc nào không hay. Về khả năng giữ nước thì thường là loài động vật có bướu như lạc đà, trữ nước, hoặc một số loài có lớp da rất dày để nhằm hạn chế thoát hơi nước, một số loài sẽ sống trong hang mát, một số loài khác chọn ra ngoài vào ban đêm để hấp thụ sương qua lớp da,…Ở một số loài, chúng sẽ lựa chọn nhảy thay vì đi lại, vì cát rất lún như chuột lang, thằn lằn, bọ cạp….
Nguyên nhân hình thành hoang mạc:
– Do ảnh hưởng của các dòng biển lạnh: ở các vùng đất ven biển khi mà dòng biển lạnh khi chảy qua khiến cho khí hậu ở đây khô cằn, ít mưa, ngăn hơi nước từ ngoài vào đất liền dẫn đến hình thành các hoang mạc ở các vùng này.
– Ở các vùng nằm dọc theo hai chí tuyến Bắc – Nam, hoặc các vùng nằm sâu trong lục địa khiến cho đất cằn cỗi, không thể phát triển, không có hơi nước từ biển thổi vào, càng vào sâu bên trong càng làm nhiệt độ cao, lượng mưa giảm nên số lượng sa mạc, hoang mạc nhiều hơn đáng kể so với nằm ở ven biển.
– Bên cạnh đó, còn có tác động của con người tới việc hình thành hoang mạc như khi con người khai thác, tàn phá rừng khiến cho đất trở nên cằn cỗi, khai thác quá mức khiến cây không kịp sinh trưởng hoặc các chất thải công nghiệp nặng khiến cho đất xói mòn, không thể cải tạo được nữa.
– Cuối cùng, một nguyên nhân không quá phổ biến có thể kể đến như động vật ở đây ăn hết thực vật khiến cỏ không thể lên được, hiện tượng sa mạc hoá ngày càng diễn ra phổ biến hơn nữa khi khí hậu trái đất tăng cao không ngừng.
3. Các hoang mạc lớn trên thế giới hình thành, xuất hiện ở đâu:
– Hoang mạc Mojave ở Hoa Kỳ hay còn được gọi là High Desert (có nghĩa là Hoang mạc trên cao) có diện tích trải dài và rộng trên 22.000 dặm vuông Anh (57.000 km2), độ cao của hoang mạc khoảng 3.000 đến 6.000 ft, nằm ở vùng như Đông Nam California, Nam Neveda, Tây Bắc Arizona. Lượng mưa ở đây rất ít, khí hậu khắc nghiệt, bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình ở đây thường trên 50 độ. Độ ẩm thấp, nhiệt độ cao và áp suất thấp kéo theo hơi ẩm từ vịnh Mexico tạo nên các trận bão sấm khắp tây nam hoang mạc. Mùa thu thường thường thì dễ chịu nhờ một đến hai trận bão Thái Bình Dương mang mưa đến vùng. Đỉnh cao nhất trong hoang mạc Mojave là Đỉnh Charleston cao 11.918 ft (3.633 mét) trong khi Badwater tại Thung lũng Chết là 282 ft (86 mét) dưới mặt nước biển.
– Hoang mạc Wave – Arizona là những khối đá sa thạch nằm ở phía Bắc của Coyote Buttes thuộc Arizona trong Vùng hoang dã Paria Canyon-Vermilion Cliffs của Cao nguyên Colorado. Hoang mạc Wave gồm các sa thạch eoloan có nhiều lớp chéo gồm dòng chảy hạt xen kẽ, thay đổi định kỳ của gió thịnh hành trong kỷ Jura.
– Hoang mạc Namib (có nghĩa nơi rộng lớn), là hoang mạc duy nhất ở Nam Phi, được hình thành đã 55-80 triệu năm, kéo dài hơn 2.000 km dọc ven biển. Từ bờ Đại Tây Dương đi về phía đông, độ cao của hoang mạc được nâng dần, đạt tới 200 km, lượng mưa ở đây rất ít, thuộc hàng khô nhất thế giới. Ban đêm nhiệt độ ở đây là 0 độ C, ban ngày là trên 50 độ C. Do có sự chênh lệch quá lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm nên thực vật ở đây có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Thực vật tồn tại ở đây là nhờ vào việc tích trữ sương sớm, lá biến đổi thành gai. Không những thế, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm vô cùng lớn, độ chênh có thể lên đến 80 °C. Với sự khắc nghiệt về nhiệt như vậy, chỉ những loài động vật có khả năng chịu hạn phi thường như lạc đà mới có thể tồn tại nổi. Động vật ở đây chủ yếu là chân khớp, động vật nhỏ, ngoài ra có một số loài như đà điểu châu Phi, linh dương sừng bỏ, voi Nam Phi,…. Gần như không có người sinh sống ở đây, chỉ có một vài số rất ít người bản địa sinh sống.Cồn cát Big Dady cao nhất Namib hay Big Mamy luôn có đông đảo du khách thử sức chinh phục. Trên đỉnh cồn cát, mọi mệt nhọc như tan biến khi trước mắt bạn là toàn cảnh biển cát lấp lánh dưới nắng. Để tham gia các hoạt động như thưởng lãm sa mạc từ khinh khí cầu, cưỡi ngựa khám phá cồn cát… du khách thường tập trung tại khu vực cắm trại ở hẻm núi Sessriem cách Elim Dune khoảng 5km.
– Hoang mạc Sahara là hoang mạc lớn thứ ba thế giới ( sau hoang mạc châu Nam Cực và Bắc Cực), bao phủ gần một hết châu Phi, có diện tích khoảng 8,6 triệu km2. Hoang mạc Sahara trải dài qua 10 quốc gia bao gồm Algeria, Chad, Ai Cập, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Sudan và Tunisia. Đây là hoang mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 50 độ C và ban đêm có thể giảm xuống 0 độ C. Trên mặt hoang mạc Sahara gồm cồn cát, thảo nguyên sa mạc và đá sa mạc. Thực vật chủ yếu ở đây là rừng nhiệt đới. Động vật gồm sư tử, cá sấu, hà mã và voi. Cư dân ở Sahara gồm 2 bộ lạc chính là người Bedouin và người Tuareg. Người Bedouin là một bộ tộc gốc Ả Rập vẫn nói ngôn ngữ có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập. Trong khi người Tuareg là dân du mục nói ngôn ngữ Berber. Ở phía Bắc, Sahara vươn tới biển Địa Trung Hải tại Ai Cập và các vùng của Lybia. Tại Cyrenaica và Maghreb, Sahara chịu ảnh hưởng khí hậu Địa Trung Hải nhiều hơn với mùa mưa vào mùa Đông. Nơi đây, do hầu như không có thảm thực vật giữ nhiệt nên khi đêm xuống nhiệt độ tụt nhanh và sâu, khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ rất cao. Có một sự thật là Sahara chỉ là sa mạc cát lớn nhất chứ không phải sa mạc lớn nhất thế giới.