Tái sản xuất mở rộng là gì? Các mô hình tái sản xuất mở rộng

Như chúng ta đã biết thì sản xuất ra của cải vật chất là nhu cầu phục vụ đời sống xã hội của con người, xã hội không ngừng tiêu dùng và không ngừng sản xuất quy trình đó được lặp đi lặp lại mà thường gọi đó là tái sản xuất. Cùng tìm hiểu về tái sản xuất mở rộng.

1. Tái sản xuất mở rộng là gì?

Tái sản xuất mở rộng trong tiếng Anh được gọi là Expanded reproduction hay enlarged reproduction.

Chắc hẳn chúng ta đã biết về ái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với qui mô lớn hơn trước. Tái sản xuất mở rộng là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn. Để có tái sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến một trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất mới là nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng.

Lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội cho thấy việc chuyển từ tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là quá trình lâu dài gắn liền với quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn. Quá trình chuyển tái sản xuất giản đơn sang tái sản xuất mở rộng là một yêu cầu khách quan của cuộc sống. Bởi vì, một là, do dân số thường xuyên tăng lên; hai là, do nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người cũng thường xuyên tăng lên. Do đó, xã hội phải không ngừng mở rộng sản xuất, làm cho số lượng và chất lượng của cải ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.

Quá trình tái sản xuất mà quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Trong trường hợp tái sản xuất mở rộng, xã hội không những bù đắp được của cải vật chất đã tiêu dùng mà còn sản xuất được một khối lượng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng lớn hơn trước. Điều kiện để tái sản xuất mở rộng là khu vực sản xuất tư liệu sản xuất phát triển nhanh hơn khu vực sản xuất tư liệu tiêu dùng. Trong hoàn cảnh mở rộng quan hệ quốc tế, điều kiện ấy phải tính đến quan hệ ngoại thương, hợp tác, vay mượn đầu tư của nước ngoài... mà kết quả là sản lượng tư liệu sản xuất sử dụng nhiều hơn sản lượng tư liệu tiêu dùng. tái sản xuất mở rộng là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn.

Có hai hình thái tái sản xuất mở rộng: theo chiều rộng và theo chiều sâu. tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng biểu hiện ở sản phẩm sản xuất ra tăng lên do tăng thêm vốn và lao động trong quá trình tái sản xuất mà không có sự thay đổi kĩ thuật, công nghệ và tổ chức quản lí. tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu biểu hiện ở chỗ sản phẩm tăng lên do thay đổi, cải tiến kĩ thuật và công nghệ, tổ chức quản lí với số vốn và lao động như cũ; tức là tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế nhờ những thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật và cải tiến quản lí.

2. Các mô hình tái sản xuất mở rộng:

Tái sản xuất mở rộng có thể được thực hiện theo hai hướng (có thể gọi là hai mô hình) sau:

2.1. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng:

Đó là sự mở rộng qui mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động...). Do đó, số sản phẩm làm ra tăng lên. Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi. Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng sẽ khai thác được nhiều các yếu tố đầu vào của sản xuất (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, sức lao động...) nhưng lại làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhanh chóng bị cạn kiệt và thường gây ra ô nhiễm môi trường nhiều hơn.

2.2. Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu:

Sản xuất theo chiều sâu có thể hiểu đâyo là sự mở rộng quy mô sản xuất làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất còn các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc tăng lên nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào.

Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu sẽ hạn chế được các nhược điểm của tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng vì việc sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vừa hạn chế ô nhiễm môi trường vừa giảm được các chi phí vật chất trong một đơn vị sản phẩm làm ra.

Như vạy ta thấy vai trò của hạt động sản xuất đó là tạo ra các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Như vậy có thể thấy được đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Như vậy nên cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

3. Tham khảo thông tin về tái sản xuất:

Như chúng ta đã biết quá trình tái sản xuất được hiểu đó là quá trình sản xuất được tuần hoàn theo hướng lặp đi lặp lại và phục hồi không ngừng và theo đó có thể xem xét tái sản xuất trong từng đơn vị kinh tế và trên phạm vi toàn xã hội. Tái sản xuất diễn ra trong từng đơn vị kinh tế được gọi là tái sản xuất cá biệt. Còn tổng thể những tái sản xuất cá biệt trong mối liên hệ hữu cơ với nhau được gọi là tái sản xuất xã hội. Xét về quy mô của tái sản xuất, người ta chia nó thành hai mức độ là: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.

3.1. Tái sản xuất giản đơn:

Như đã nói như trên thì quá trình tái sản xuất giản đơn cụ thể đây là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ. Tái sản xuất có các kiểu và quy trình khác nhau, nếu tái sản xuất giản đơn đây cũng là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất nhỏ. Bên cạnh đó nếu tái sản xuất giản đơn thì không mấy hiệu quả vì nang suất của nó rất thấp và đa số thì nó chỉ đạt mức đủ nuôi sống con người, chưa có sản phẩm thặng dư hoặc nếu có một ít sản phẩm thặng dư thì cũng chỉ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân, chứ chưa dùng để mở rộng sản xuất.

3.2. Tái sản xuất mở rộng:

Khác với tái sản xuất giản đơn thì tái sản xuất mở rộng đay là quy trình của một hoạt động sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước. Tái sản xuất mở rộng có thể hiểu đât là đặc trưng chủ yếu của nền sản xuất lớn trên thị trường kinh tế. Theo đó nên để có tái sản xuất mở rộng thì năng suất lao động xã hội phải đạt đến một trình độ cao nhất định, vượt ngưỡng của sản phẩm tất yếu và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư bởi vì sản phẩm thặng dư dùng để đầu tư thêm vào sản xuất mới là nguồn lực trực tiếp của tái sản xuất mở rộng. Hiện nay thì đối với hoạt động tái sản xuất mở rộng có thể được thực hiện theo  các hướng khác nhau và có thể theo hai mô hình dưới đây:

Mô hình thứ nhất là tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng cụ thê thì mô hình này chính là sự mở rộng quy mô sản xuất chủ yếu bằng cách tăng thêm các yếu tố đầu vào nguồn vốn, tài nguyên, sức lao động… Cũng từ đó nên với số sản phẩm làm ra tăng lên. Còn năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất không thay đổi.

Thứ hai đó là mo hình để tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu có nghĩa là mô hình này hoạt động theo hướng mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm làm cho sản phẩm tăng lên chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Theo mô hình này thì các yếu tố đầu vào của sản xuất căn bản không thay đổi, giảm đi hoặc cũng có thể là sự tăng lên nhưng mức tăng này sẽ diễn ra chậm hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Điều kiện chủ yếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học  và các công nghệ tiên tiến.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )