Khi tạo lập ra bất cứ một sản phẩm nào chúng ta sẽ luôn có niềm tin đối với những sản phẩm của mình. Tài sản marketing dựa trên khách hàng là một thuật ngữ được tạo lập dựa trên cơ sở đó. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tài sản marketing dựa trên khách hàng là gì?
Mục lục bài viết
1. Tài sản marketing dựa trên khách hàng là gì?
Khái niệm về tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Tài sản marketing dựa trên khách hàng được hiểu cơ bản là những tài sản khi chúng luôn tồn tại trong tâm trí khách hàng.
Ta nhận thấy rằng, về bản chất thì tài sản marketing dựa trên khách hàng vô hình. Tuy nhiên, tài sản marketing dựa trên khách hàng cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng giúp vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp được bảo vệ trên thị trường.
2. Tài sản marketing dựa trên khách hàng trong tiếng Anh là gì?
Tài sản marketing dựa trên khách hàng trong tiếng Anh gọi là: Customer-Based Marketing Assets.
3. Một số tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Một số tài sản marketing dựa trên khách hàng bao gồm:
– Thương hiệu và danh tiếng của doanh nghiệp là tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Từ khái niệm được đưa ra về tài sản marketing dựa trên khách hàng, ta nhận thấy, một trong những loại tài sản dựa trên khách hàng của công ty đó chính là danh tiếng và hình ảnh của công ty đó.
Tuy nhiên, hình ảnh và danh tiếng của công ty trên thực tế cũng có thể là tài sản mang tính tiêu cực cho doanh nghiệp. Hình ảnh và danh tiếng của các doanh nghiệp cũng có thể khác xa sự suy nghĩ của các chủ thể là những khách hàng về chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc các chủ thể nhận diện và khai thác thương hiệu trong giai đoạn hiện nay vẫn luôn giữ vị trí trung tâm trong nhiều quan điểm marketing của nhiều người.
Thương hiệu có thể được coi là một tài sản marketing có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì một số lí do cụ thể như sau: Việc xây dựng thương hiệu chính là một trong số những việc làm khó; thương hiệu của các doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đó có thể tăng thêm giá trị cho các đối tượng khách hàng, thương hiệu cũng có khả năng bảo vệ vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh đó thì thương hiệu còn có khả năng quan trọng trong việc giữ chân các khách hàng (gọi chung đây là quá trình xây dựng sự trung thành), thương hiệu của các doanh nghiệp cũng sẽ có thể được chuyển giao giữa các thị vượt ra ngoài tầm quốc gia, thương hiệu của các doanh nghiệp còn thể hiện khả năng tài chính và còn rất nhiều những giá trị khác.
– Xuất xứ sản phẩm là tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm của các doanh nghiệp trên thực tế cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của các đối tượng là khách hàng về doanh nghiệp. Đối với các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế thì hiện nay việc xác định quốc gia xuất xứ của các công ty cũng có thể coi là tài sản hoặc chúng ta cũng có thể coi đó là một khoản nợ.
– Chiếm ưu thế thị trường là tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Ưu thế trên thị trường của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay cũng được coi như một tài sản. Ưu thể thị trường của doanh nghiệp sẽ thường được sử dụng giống như là một trong các tiêu chí quan trọng có ý nghĩa quyết định đến giá trị thương hiệu được định giả bởi Interbrand. Các chủ thể là những nhà quản trị dều đặc biệt mong muốn sản phẩm mình tạo ra cho khách hàng sẽ có mức bao phủ thị trường tốt, phân phối rộng rãi và sản phẩm đó sẽ được trưng bày tại vì trí tốt.
– Sản phẩm và dịch vụ cao cấp là tài sản marketing dựa trên khách hàng:
Một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó có sản phẩm và dịch vụ ưu thế hơn sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường ở một khía cạnh nào đó cũng được coi là tài sản của doanh nghiệp (cụ thể như là rẻ hơn, chất lượng tốt hơn, phong cách và hợp thời trang hon).
Tất cả các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng nào đều sẽ có thể là một tài sản marketing (trừ phi sản phẩm, dịch vụ đặc trưng đó lại dễ bị bắt chước) miễn là các đối tượng khách hàng sẵn sàng chi trả để có thể mua lại các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng đó.
4. Tìm hiểu về tài sản marketing:
Ta hiểu về tài sản marketing như sau:
Tài sản marketing của doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là những thứ mà một doanh nghiệp đã tích lũy được từ kết quả của hoạt động đầu tư vào quy mô, nhà xưởng, vị trí và tài sản của thương hiệu doanh nghiệp đó.
Tài sản marketing có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Tài sản marketing chính là những tài sản mà doanh nghiệp đã có được sau một khoảng thời gian dài xây dựng và phát triển.
– Đa số hiện nay các tài sản marketing của các doanh nghiệp sẽ đều bị giảm giá trị theo thời gian trừ phi chúng liên tục được làm mới.
– Tài sản marketing cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Phân loại tài sản marketing:
– Thứ nhất: Tài sản marketing dựa trên khách hàng là một tài sản marketing.
Tài sản marketing dựa trên khách hàng đã được phân tích khá cụ thể ở bên trên.
– Thứ hai: Tài sản chuỗi cung ứng là một tài sản marketing:
Mạng lưới phân phối; Kiểm soát phân phối; Tập trung sức mạnh: Sức mạnh tập trung được xây dựng dựa trên nền tảng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phân phối. Đặc trưng/đặc tính độc đáo của kênh phân phối. Dẫn đầu về thời gian giao hàng và đảm bảo trong khâu cung cấp. Mạng lưới các chủ thể là những nhà cung ứng cũng giúp cho hoạt động cung ứng nguyên liệu thô, bán thành phẩm được thực hiện liên tục với khả năng đàm phán được mức giá hợp lí.
– Thứ ba: Tài sản hỗ trợ marketing bên trong là một tài sản marketing:
+ Lợi thế về chi phí của doanh nghiệp.
+ Hệ thống thông tin và tình báo marketing cũng có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm chào bán sao cho phù hợp với những đặc điểm tích cách và sở thích của các đối tượng khách hàng.
+ Cơ sở dữ liệu của các chủ thể là khách hàng hiện tại.
+ Các kĩ năng mang tính kĩ thuật cụ thể như là: Kinh nghiệm sản xuất, Bản quyền và bằng sáng chế.
+ Nhượng quyền thương mại và cấp phép.
+ Đối tác.
+ Văn hóa doanh nghiệp.
– Thứ tư: Tài sản marketing dựa trên liên minh hợp tác là một tài sản marketing:
Hiện nay, cũng có khá nhiều hình thức liên minh và hợp tác đối tác khác nhau. Có một số tài sản marketing trong nhóm này cụ thể đó là: (1) Tiếp cận thị trường; (2) Kĩ năng quản lí; (3) Chia sẻ công nghệ; (4) Tính độc nhất.
Các công cụ được sử dụng khá phổ biến mà chúng ta có thể kể đến như phần mềm theo dõi liên kết cũng có vai trò quan trọng và nó sẽ giúp các chủ thể có thể dễ dàng hơn trong vi ệc phát triển các chiến dịch liên kết, điều có thể giới thiệu khách hàng đến với doanh nghiệp của chúng ta. Hiện nay đại sứ thương hiệu là một trong những hoạt động PR đang được các marketers sử dụng phổ biến nhất và nó cũng đem đến những hiệu quả to lớn.
Đại sứ thương hiệu (trong tiếng Anh là Brand Ambassador) đây được biết đến là gương mặt đại diện cụ thể của một thương hiệu của doanh nghiệp, gương mặt đại diện này có thể đồng hành cùng với thương hiệu trong một giai đoạn nhất định hoặc chỉ đồng hành với thương hiệu trong một chiến dịch quảng cáo, truyền thông của các doanh nghiệp đó. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ thường chọn những chủ thể là những người có tầm ảnh hưởng lớn tới công chúng và các doanh nghiệp cũng sẽ có những tiêu chí được đặt ra và gương mặt đại diện phải phù hợp với thương hiệu để nhằm mục đích có thể đem hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ đến gần hơn với những đối tượng là khách hàng, từ đó sẽ khiến các chủ thể khách hàng tin tưởng và yêu mến thương hiệu. Vai trò của đại sứ thương hiệu trong giai đoạn hiện nay quan trọng đối với quyết định mua hàng của người dùng.
Thực tế thì đại sứ thương hiệu là một chiến thuật hiệu quả, nơi một doanh nghiệp thường sẽ hỗ trợ lối sống hay phong cách sống của một người (thường là KOLs) để nhằm mục đích có thể quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của họ. Có thể suy nghĩ đầu tiên khi mà chúng ta nghĩ đến về đại sứ thương hiệu sẽ là việc sử dụng những người sở hữu tài khoản mạng xã hội có lượng theo dõi và tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều đó trong giai đoạn hiện nay cũng là không thực sự quá cần thiết. Trong nhiều trường hợp cụ thể các doanh nghiệp cũng sẽ có thể tận dụng tối đa các tài khoản mạng xã hội có số lượng người theo dõi tuy không cao, nhưng những tài khoản mạng xã hội đó lại có được lượng người theo dõi chất lượng và ổn định. Mặc dù chỉ có phạm vi tiếp cận nhỏ, thậm chí là nhỏ nhất nhưng những lợi ích và ảnh hưởng mà những tài khoản mạng xã hội đó mang lại có thể khiến cho các doanh nghiệp phải bất ngờ.
Đại sứ thương hiệu có thể giúp cho các doanh nghiệp trở nên khác biệt cũng như góp phần quan trọng giúp nâng cao hình ảnh của các doanh nghiệp đó trong mắt các chủ thể là người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn gương mặt đại sứ thương hiệu để nhằm mục đích có thể tránh gây ra lãng phí nguồn lực.