Trong thời kì hôn nhân vợ chồng sẽ có các quan hệ về tài sản như tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, các loại tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân. Vậy Tài sản chung của vợ chồng là gì? Quy định về tài sản chung của vợ chồng cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về tài sản chung của vợ chồng:
Căn cứ tại Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo đó có thể thấy chế độ tài sản pháp định với hình thức chế độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý (ly hôn; một bên vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết).
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nam nữ kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng, tính cộng đồng tài sản giữa họ được thiết lập, đó là chế độ tài sản chung của vợ chồng, có hai căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ pháp lý và căn cứ vào nguồn gốc tài sản.
Như vậy mọi tài sản trong gia đình có được trong thời kì hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên.
2. Nguồn tài sản chung của vợ chồng:
+ Thứ nhất: Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
Tài sản chung của vợ chồng có thể do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do vợ ( chồng) tạo ra trong thời kì hôn nhân, bằng cách trực tiếp (lao động sản xuất, tiền lương…) hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự ( buôn bán, đầu tư tìm kiếm lợi nhuận…). Hoa lợi, lợi tức có tài sản chung, là thu nhập có được trong thời kì hôn nhân.
+ Thứ hai: tài sản chung của vợ chồng là “ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chông trong thời kì hôn nhân; là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung”.
Về căn cứ xác lập tài sản chung, bên cạnh những căn cứ đã được xác nhận trong
Việc quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng kí phải ghi tên của cả vợ và chồng đã làm phát sinh nghĩa vụ mới của công dân. Do trên thực tế quan hệ vợ chồng có nhiều dạng như: có đăng kí kết hôn, không đăng kí kết hôn nhưng vẫn được công nhận là vợ chồng. Trường hợp không đăng kí kết hôn mà được công nhận thì đương nhiên lấy giấy tờ gì chứng minh để ghi tên cả hai người vào giấy chứng nhận?.
3. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân:
Tư vấn trường hợp cụ thể:
Chào Luật sư! Ba mẹ tôi kết hôn đã lâu, sau đó hai người xây nhà riêng và sổ đỏ ba tôi đứng tên. Tuy nhiên gia đình tôi hay lục đục, nguyên nhân do ba tôi ngoại tình và không bao giờ đi làm đem tiền về nuôi anh em tôi. Do đó mình mẹ tôi vất vả nuôi anh em tôi nên bà sống rất tiết kiệm. Sắp tới gia đình tôi thuộc diện giải tỏa của Nhà nước bao gồm ngôi nhà và nửa mảnh vườn. Ba tôi nhân cơ hội này hay gây chuyện với mẹ tôi và nói là sau này giải tỏa rồi ông sẽ giữ hết tiền tiêu xài, không xây nhà, không cho mẹ tôi đồng nào cả, còn bảo là mẹ tôi lúc lấy ông tay trắng thì giờ ông đuổi đi cũng tay trắng. Vậy nếu trường hợp đó xảy ra thì mẹ tôi phải làm sao? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!
Căn cứ dựa trên điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì có thể áp dụng đối với trường hợp này như sau:
– Sau khi kết hôn thì ba mẹ bạn đã xây nhà trên mành đất đó, như vậy ngôi nhà đó cũng là tài sản chung của ba mẹ bạn.
– Gia đình bạn thuộc diện giải tỏa của Nhà nước bao gồm ngôi nhà và nửa mảnh vườn. Ba bạn nói là sau này giải tỏa rồi ông sẽ giữ hết tiền tiêu xài, không xây nhà, không cho mẹ bạn đồng nào cả, còn bảo là mẹ bạn lúc lấy ba bạn tay trắng thì giờ ông đuổi đi cũng tay trắng. Như vậy là hành vi trái pháp luật vì nếu đã là tài sản chung của vợ chồng thì: Tại Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy, nếu ba bạn sau khi nhận được tiền bồi thường mà lấy hết tiêu xài cho riêng mình không vì mục đích chung của gia đình thì mẹ bạn có thể kiện đòi lại tài sản trong khối tài sản chung đó.
4. Định đoạt tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:
Ví dụ:
Anh A kết hôn với chị B tính đến năm 2017 là 10 năm. Tháng 6 năm 2015 anh A buôn ma túy và bị bắt, anh A bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam. Trong thời gian A đi tù chị B ở nhà có bán 3 mảnh đất ở nhà là tài sản chung của vợ chồng mà không hỏi ý kiến hay thông báo gì cho anh A (bán trong năm 2016). Đến tháng 4 năm 2017 anh A ra tù, anh A biết được việc chị B bán đất và vợ chồng anh A xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó chị B bỏ về nhà mẹ đẻ, đến tháng 11 chị B sinh một đứa con và chị B bảo là con của anh A. Vậy trong trường hợp này anh B muốn Ly hôn và muốn khởi kiện chị B có được không? Kiện về vấn đề gì và cần những hồ sơ hay thủ tục gì?
Căn cứ pháp lý dựa trên điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng mà theo đó tài sản chung của vợ chồng thì người vợ không có quyền tự định đoạt khi không có ý kiến của người chồng. Bạn không nói rõ anh A khởi kiện vấn đề gì do đó sẽ có các trường hợp sau:
Thứ nhất, anh A khởi kiện ly hôn vợ.
Hồ sơ chuẩn bị gồm:
– Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương
– Giấy tờ chứng minh nhân thân của cả hai bên (chứng minh thư nhân thân, hộ chiếu,..)
– Giấy đăng ký kết hôn
– Sổ hộ khẩu
– Giấy khai sinh của con (nếu có).
– Giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có)
Anh A nộp hồ sơ đến toà án nhân dân nơi chị B đang cư trú/làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn.
Thứ hai, anh A khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng mua bán của vợ với người thứ 3 do vô hiệu.
Hồ sơ gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy chứng minh nhân thân
– Giấy đăng ký kết hôn
– Giấy tờ chứng minh tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…)
Anh A nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết. Tuy nhiên, khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì phải còn trong thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo quy định tại Điều 427 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.”
Do đó, nếu hết thời hiệu khởi kiện về hợp đồng thì anh A không có căn cứ để khởi kiện tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật hôn nhân và gia đình 2014