Tái phạm vi phạm hành chính là gì? Phân biệt vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm? Tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử lý như thế nào? Quy định về mức xử phạt khi tái phạm vi phạm hành chính theo quy định mới nhất năm 2021?
Một trong những dạng vi phạm phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là vi phạm hành chính. Trong một số trường hợp ranh giới giữa vi phạm hành chính với các dạng vi phạm khác, đặc biệt là vi phạm về hình sự rất mong manh. Chính vì vậy, cần phải nắm rõ các quy định có liên quan để xử lý, giải quyết đúng quy định pháp luật, tránh bị xử lý hành chính, xử phạt hoặc xử lý hình sự… Trong nội dung bài viết dưới đây, Công ty luật TNHH Dương Gia sẽ làm rõ vấn đề tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung ngày 13 tháng 11 năm 2020;
- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Mục lục bài viết
1. Tái phạm vi phạm hành chính là gì?
Theo Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Tái phạm vi phạm hành chính là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
Như vậy, để xác định hành vi “tái phạm” thì phải thỏa mãn các điều kiện:
Thứ nhất, là đã bị xử lý vi phạm hành chính (gồm có xử phạt, áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không xử phạt, áp dụng biện pháp xử lý hành chính).
Thứ hai, chưa hết thời hạn coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành
Khoản 5, Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hạn hiệu lực xử lý”.
2. Phân biệt vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm
Đối với việc tình tiết vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm thì cần phân biệt như sau:
Vi phạm hành chính nhiều lần được hiểu là một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó cũng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý hoặc chưa hết thời hiệu xử lý.
Còn tái phạm là việc một chủ thể vi phạm hành chính đã bị xử lý vi phạm hành chính trước đó nhưng chưa được hết thời hiệu để coi là chưa bị xử lý mà lại vi phạm hành chính về hành vi này.
Như vậy, vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm khác nhau ở thời điểm vi phạm hành chính. Đối với vi phạm hành chính nhiều lần thì việc vi phạm phải xảy ra trước thời điểm bị xử lý hành chính. Còn tái phạm thì xảy ra sau thời điểm xử lý hành chính và chưa hết thời hiệu để xác định là chưa bị xử lý hành chính.
Thời hạn bị coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành
Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”
Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 74 Luật XLVPHC
“1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.”
Hết thời hiệu thi hành Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định tại Điều 108 Luật XLVPHC.
“1. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính kể từ thời điểm hành vi trốn tránh chấm dứt.”
Thứ ba, Thực hiện lại hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý.
Ví dụ 1: Ngày 01/01/2017 A bị xử phạt 1000.000đ về hành vi chiếm đất theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai (nay là Nghị định 91/2019/NĐ-CP), ngày 15/01/2017 A đã chấp hành xong Quyết định xử phạt. Nếu từ ngày 15/01/2017 -15/01/2018 mà A không thực hiện hành vi chiếm đất nữa và đến ngày 20/8/2018, A thực hiện hành vi chiếm đất thì A bị xử phạt hành chính mà không xem là tái phạm (Vì sau 1 năm chấp hành xong quyết định xử phạt mà vi phạm lại thì không xem là tái phạm).
3. Tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử lý như thế nào?
Tái phạm là tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính
Theo điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính thì tái phạm được xem là tình tiết tăng nặng.
Theo Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý VPHC quy định về phạt tiền như sau: “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.”
Như vậy, tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xem là tình tiết tăng nặng khi xử phạt hành chính.
Ngoài ra, tái phạm hành chính là một tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong truy cứu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Nó có thế được quy định với ý nghĩa là một tình tiết định tội, hoặc có thể là tình tiết tăng nặng trách nhiệm pháp lý. Vấn đề tái phạm hành chính hiện được cả quy phạm pháp luật hành chính và quy phạm pháp luật hình sự điều chỉnh. Cùng với pháp luật hành chính, trong pháp luật hình sự, tình tiết tái phạm hành chính được nhà làm luật quy định có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định tội danh. Tái phạm hành chính là một chỉ báo trong nhiều trường họp cho phép phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm. Trong Bộ Luật hình sự, dấu hiệu tái phạm hành chính được hiểu như sau:
“1.1. Bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt”, nếu trước đó đã bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây về hành vi chiếm đoạt, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý mà lại thực hiện một trong các hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của điều lệnh, điều lệ của lực lượng vũ trang nhân dân;
Đã bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của co quan có thẩm quyền…
1.2. Hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý là hết thời hạn do pháp luật, điều lệnh hoặc điều lệ quy định. Đối với các trường họp bị xử lý mà chưa có quy định về thời hạn để hết thời hạn đó, người bị xử lý được coi là chưa bị xử lý, thì thời hạn đó là một năm kể từ ngày bị xử lý”.
Với quy định nêu trên, về cơ bản để xác định tái phạm hành chính trong pháp luật hình sự cũng cần phải thỏa mãn ba điều kiện:
Một là, đã bị xử phạt hành chính.
Hai là, hành vi tái phạm phải “cùng loại” với hành vi đã bị xử phạt hành chính trước đây. Khái niệm “cùng loại” ở đây được hiểu là:
+ Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn): đây là trường họp một người trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi được hệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà lại thực hiện một trong những hành vi được hệt kê trong tội đó.
+ Đối với điều luật quy định nhiều tội khác nhau (tội ghép): đây là trường họp một người trước đó đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi được hệt kê trong một tội tại điều luật đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà lại thực hiện một trong những hành vi được hệt kê trong tội đó (không bao gồm các hành vi được hệt kê trong tội khác cũng tại điều luật đó).
– Ba là, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm.
Như vậy, có thể thấy rằng quy định về tái phạm hành chính trong Luật hành chính và Luật hình sự có hai điểm khác nhau cơ bản, đó là:
Thứ nhất, hành vi tái phạm hành chính trong Luật hình sự đòi hỏi phải “cùng loại” với hành vi đã bị xử phạt hành chính, còn trong Luật hành chính hành vi đó chỉ cần trong “cùng lĩnh vực” với hành vi đã bị xử phạt (khái niệm “cùng loại” hẹp hơn khái niệm “cùng lĩnh vực” như đã phân tích ở trên). Quy định này là phù họp bởi vì tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi bị coi là tội phạm cao hon nhiều so với vi phạm hành chính. Vì vậy, các quy định của pháp luật để xác định hành vi cấu thành tội phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu, tình tiết “khắt khe” hon so với vi phạm hành chính.
Thứ hai, khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” trong luật hành chính và hình sự không đồng nhất với nhau.
Trên đây là nội dung bài viết của Công ty luật TNHH Dương Gia về tái phạm vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử lý như thế nào. Trường hợp cần hỗ trợ thêm các vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn.