Trợ cấp khi tai nạn lao động và trợ cấp khi bin khuyết tật là hai khoản trợ cấp mang tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Vậy tai nạn lao động có được hưởng trợ cấp người khuyết tật?
Mục lục bài viết
1. Tai nạn lao động có được hưởng trợ cấp người khuyết tật?
Căn cứ Điều 48, 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì người bị tai nạn lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật, cụ thể:
– Trợ cấp một lần: Người lao động mà bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
– Trợ cấp hàng tháng: Người lao động mà bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Còn đối với người khuyết tật thì tại Điều 44 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật có quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm có:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp nuôi dưỡng người khuyết tật ở trong cơ sở bảo trợ xã hội.
– Người bị khuyết tật nặng.
Mà tại Điều 51 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật có quy định về Áp dụng pháp luật Người khuyết tật, Điều này quy định áp dụng pháp luật như sau:
– Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì sẽ không được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng nhưng đang được hưởng chính sách quy định tại Luật Người khuyết tật nếu như pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định.
– Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại thì sẽ chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao nhất.
– Người khuyết tật đang được hưởng chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội vào trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì sẽ được tiếp tục nuôi dưỡng, chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng người bị tai nạn lao động mà được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp người khuyết tật theo quy định. Còn nếu như người bị tai nạn lao động mà được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần thì vẫn được hưởng trợ cấp người khuyết tật nếu như đủ điều kiện.
2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi không được hưởng trợ cấp người khuyết tật:
Như đã phân tích ở mục trên, người bị tai nạn lao động mà được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp người khuyết tật theo quy định. Theo đó, người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức mà đã được quy định tại Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
– Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
– Ngoài mức trợ cấp hàng tháng theo mức vừa nêu trên, hằng tháng người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm mà người này đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng người này bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp người này bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này cũng chính là tiền lương của chính tháng đó.
– Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo đúng những quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo đúng những quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc ra quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng người này được hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn là 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trường hợp này; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư thì người này được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng với 03 tháng mức trợ cấp mà đang được hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành.
– Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo đúng những quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Người chi trả trợ cấp tai nạn lao động khi không được hưởng trợ cấp người khuyết tật:
Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Điều này đã quy định việc sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
– Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp người đã đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật An toàn, vệ sinh lao động; trả những phí khám giám định đối với trường hợp là người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 của Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà kết quả khám giám định đủ về những điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Chi trợ cấp một lần, chi trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.
– Chi hỗ trợ các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
– Chi dưỡng sức, chi phục hồi sức khỏe.
– Chi về hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc.
– Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo các quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Chi đóng bảo hiểm y tế cho những người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Theo quy định trên thì chi trợ cấp một lần, chi trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ là do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chính vì vậy, khoản trợ cấp tai nạn lao động khi không được hưởng trợ cấp người khuyết tật là do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả và cơ quan bảo hiểm xã hội là người chuyển cho người được trợ cấp tai nạn lao động khi không được hưởng trợ cấp người khuyết tật khoản tiền này.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật.
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.