Tai nạn đâm va thường dẫn đến hậu quả rất thảm khốc, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản cũng như ô nhiễm môi trường biển. Việc phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn đâm va đóng vai trò rất quan trọng nhằm hạn chế mức thấp nhất tai nạn có thể xảy ra trong điều khiển tàu. Cùng tìm hiểu quy định cụ thể về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tai nạn đâm va:
1.1. Tai nạn đâm va là gì?
Theo Điều 285 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 đã quy định về tai nạn đâm va có nội dung như sau:
Tai nạn đâm va được hiểu là tai nạn xảy ra do đâm va giữa tàu biển với tàu biển, tàu biển với phương tiện thủy nội địa, tàu biển với thủy phi cơ hoặc giữa các phương tiện khác trên biển, trong vùng nước cảng biển.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì tai nạn đâm va là tai nạn xảy ra do đâm va giữa tàu biển với tàu biển, tàu biển với phương tiện thủy nội địa, tàu biển với thủy phi cơ hoặc giữa các phương tiện khác trên biển, trong vùng nước cảng biển gây ra những tổn thất cho các bên xảy ra va chạm.
1.2. Nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn đâm va:
Theo Điều 286 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về nghĩa vụ của thuyền trưởng khi xảy ra tai nạn đâm va có nội dung sau đây:
Khi xảy ra tai nạn đâm va, thuyền trưởng của tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ tiến hành cứu người, tàu và tài sản trên tàu khác, nếu hành động đó không gây ra sự nguy hiểm đặc biệt cho người, tàu và tài sản trên tàu của mình.
Ngay sau khi đâm va, thuyền trưởng các tàu liên quan đến tai nạn đâm va có nghĩa vụ trao đổi cho nhau biết tên tàu, hô hiệu, nơi đăng ký, cảng rời cuối cùng và cảng định đến.
Pháp luật quy định chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 286 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
1.3. Giải quyết tai nạn đâm va trong hàng hải:
Theo Điều 287 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy đinh về nguyên tắc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va có nội dung như sau:
– Nguyên tắc đầu tiên đó là tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va là tàu gây ra sự đâm va do có hành động hoặc sự sơ suất trong việc trang bị, điều khiển, quản lý tàu; trong việc chấp hành quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển và quy định bảo đảm an toàn hàng hải; do không thực hiện những tập quán nghề nghiệp cần thiết.
– Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng đó là tàu có lỗi gây ra tai nạn đâm va phải bồi thường tổn thất về tàu, người và tài sản liên quan đến tai nạn đâm va đó. Trường hợp có hai hoặc nhiều tàu cùng có lỗi trong một tai nạn đâm va thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ tùy theo mức độ lỗi của mỗi bên. Còn đối với trường hợp nếu mức độ lỗi bằng nhau hoặc khi không xác định cụ thể mức độ lỗi của mỗi bên thì trách nhiệm bồi thường được phân bổ đều cho tất cả các bên.
– Trong trường hợp khi chưa xác định được lỗi một cách rõ ràng thì không tàu nào bị coi là đã có lỗi gây ra tai nạn đâm va.
– Đối với trường hợp bồi thường tính mạng, thương tích hoặc tổn hại khác về sức khỏe con người, các tàu có lỗi phải chịu trách nhiệm liên đới. Tàu đã bồi thường vượt quá trách nhiệm của mình có quyền đòi các tàu liên quan hoàn trả số tiền quá mức đó.
– Pháp luật cũng quy định nguyên tắc đó là tàu quân sự chỉ được miễn trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi gây ra tai nạn đâm va khi đang làm nhiệm vụ ở vùng diễn tập quân sự và vùng cấm hoạt động hàng hải đã được công bố, nhưng thuyền trưởng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 286 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 nếu điều kiện thực tế cho phép.
– Trên cơ sở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 287 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015, các bên liên quan đến tai nạn đâm va được quyền tự thỏa thuận để xác định mức độ lỗi và trách nhiệm bồi thường tổn thất xảy ra đối với tai nạn đâm va đó; nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện tại Trọng tài hoặc
Như vậy, khi xảy ra tai nạn đâm va thì việc xác định lỗi và bồi thường tổn thất trong tai nạn đâm va cần được thực hiện theo đúng các nguyên tắc cơ bản được nêu cụ thể bên trên.
Trường hợp tai nạn đâm va xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng, ngẫu nhiên hoặc khi không xác định được tàu có lỗi thì thiệt hại của tàu nào tàu đó chịu, kể cả trường hợp tàu đang được neo, buộc hoặc cập mạn một tàu khác thì xảy ra đâm va theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Các quy định của Chương XV Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 được áp dụng khi tàu có lỗi gây ra tổn thất cho tàu, người và tài sản trên tàu khác mà không có sự đâm va trực tiếp theo quy định tại Điều 289 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Theo Điều 290 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va có nội dung cụ thể như sau:
– Thời hiệu khởi kiện về tai nạn đâm va là hai năm kể từ ngày xảy ra tai nạn.
– Thời hiệu khởi kiện về việc đòi hoàn trả số tiền quá mức quy định tại khoản 4 Điều 287 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 là một năm kể từ ngày trả tiền bồi thường.
Theo Điều 291 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định về tai nạn đâm va đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động có nội dung như sau:
Các quy định của Chương XV Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 được áp dụng đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động.
Như vậy, việc giải quyết tai nạn đâm va trong hàng hải cần được thực hiện theo các quy định cụ thể được nêu trên, căn cứ vào từng trường hợp và các thiệt hại cụ thể trong thực tiễn.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn đâm va trong hàng hải:
2.1. Nguyên nhân chủ quan từ người điều khiển tàu:
Bởi vì các chủ thể là người điều khiển được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên trình độ và khả năng phán đoán, xử lý tình huống cũng sẽ khác nhau.
Năng lực chuyên môn của sỹ quan thì chưa đáp ứng được với vị trí công tác đảm nhận,
Bản thân của các chủ thể là người điều khiển tàu vẫn chưa nắm vững hoàn toàn các thông tin, đặc tính của tàu thuyền mà mình đang điều khiển.
Các sỹ quan trực ca trên tàu thuyền vẫn còn thiếu trách nhiệm và chưa tìm hiểu tất cả các tính năng, hoạt động và đặc biệt là những hạn chế của các thiết bị trên buồng lái cũng như nắm chắc thiết bị đang được đặt ở chế độ như thế nào liên quan đến việc an toàn của tàu.
Ý thức chấp hành pháp luật và các quy định của công ước Quốc tế của sỹ quan, thuyền viên vẫn chưa cao, nghĩa vụ của mình trong quá trình dẫn tàu, chủ quan, thiếu mẫn cán, thiếu kinh nghiệm đi biển nên rất lúng túng khi gặp tình huống khó khăn, phức tạp đã không có những biện pháp xử lý thích đáng. Trong quá trình xử lý thì không có sự phối hợp đồng nhất dẫn tới việc thực hiện mệnh lệnh thiếu hiệu quả, xử lý tình huống không kịp thời, dứt khoát.
Không những thế, một nguyên nhân cơ bản đó là hiện nay có nhiều chuyến hành trình dài ngày xuyên đại dương cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe làm cho tâm lý bị căng thẳng, mệt mỏi, thiếu tập trung cho thuyền viên trong khi làm việc. Do đó đã dẫn đến các tai nạn đâm va.
Ngoài ra, hiện nay các trang thiết bị hàng hải tại buồng lái ngày càng hiện đại, các phương thức thông tin liên lạc ngày càng đa dạng. Cũng chính vì thế mà nhiều sỹ quan còn quá phụ thuộc vào các trang thiết bị mà quên đi các kỹ năng hàng hải cổ điển với độ tin cậy cao.
2.2. Nguyên nhân khách quan:
Khi điều khiển tàu thuyền trong luồng lạch hẹp – đây là vùng nước có ảnh hưởng lớn đến lực cản con tàu, làm thay đổi điều kiện hành trình so với khi tàu hành trình vùng nước sâu. Trong luồng lạch hẹp, khi tàu hành trình đến đoạn cong, lúc đổi hướng sẽ phát sinh lực ly tâm tác động vào con tàu và có xu hướng đẩy tàu về bờ lở dẫn đến tai nạn đâm va với tàu khác.
Khi chủ thuyền điều khiển tàu thuyền ra vào cầu là một quá trình khó khăn phức tạp rất dễ gây tai nạn cho tàu và cầu cảng.
Tai nạn đâm va thường có thể xảy ra bởi vì ảnh hưởng của điều kiện thay đổi, của gió, lốc xoáy, mưa lớn bất thường. Hải lưu và dòng chảy sẽ làm tăng mức độ trôi dạt nhất là khi tốc độ tàu giảm. Các điều kiện khí tượng – thủy văn như động đất, thủy triều bất thường, bão gió tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm khi hành hải trong khu vực đó mà con người không thể nắm hết được dẫn đến việc phán đoán và xử lý sai lệch.
Một số tàu lai không đảm bảo tình trạng kỹ thuật cũng như kỹ năng điều động và xử lý tình huống kém dẫn đến đâm va cho tàu lớn.
Khi tàu thuyền đậu tại cầu hoặc vùng neo thì các yếu tố cảnh như
Một nguyên nhân khá phổ biến nữa đó là các chỉ dẫn hàng hải thiếu chính xác, hải đồ quá cũ, không được cập nhật thường xuyên, thiếu các thông tin. Trên tàu không có sẵn các chỉ dẫn hàng hải cho khu vực hoạt động sắp tới của tàu; Các thông tin lấy được từ các chỉ dẫn hàng hải đã được sử dụng thiếu chính xác, không đồng bộ các nguồn thông tin nên dẫn đến tai nạn đâm va.
Do lỗi chủ quan của chủ tàu hoặc người khai thác tàu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, chủ tàu không nắm rõ về các quy tắc hàng hải chẳng hạn như quy ước về mở đèn và vị trí đặt đèn sai nên hậu quả là các tàu biển khác không nhận biết.