Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp THCS dành cho giáo viên là tài liệu bồi dưỡng, gợi ý cách viết bài thu hoạch sau khi tham gia bồi dưỡng. Dưới đây Luật Dương Gia xin cung cấp tổng hợp các tài liệu, bài thu hoạch theo từng Module dành cho giáo viên THCS.
Mục lục bài viết
1. Mục đích bồi dưỡng giáo viên, xây dựng bài thu hoạch:
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cấp THCS được xác định là nhiệm vụ cần tổ chức trong cơ sở giáo dục. Do đó mà các tài liệu bồi dưỡng cũng được thống nhất như hệ thống chung. Việc bồi dưỡng thường xuyên giúp cho giáo viên có được kỹ năng, cơ sở kiến thức trong tiếp cận, giáo dục học sinh hiệu quả hơn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các sở giáo dục và đào tạo và đội ngũ giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cũng được xây dựng. Xác định trong nội dung bồi dưỡng 3 theo quy định tại Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT. Từ đó tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện việc bồi dưỡng, hướng đến chất lượng bài thu hoạch và việc giảng dạy thực tế.
Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp THCS có những nội dung gì?
Mẫu kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mới nhất là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch cho việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong năm học. Khi đó, các chương trình được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt cho từng năm học. Đồng thời cũng mang đến sự bồi dưỡng thường xuyên, tăng cường chuyên môn và nhận thức, kỹ năng cho giáo viên.
Mẫu kế hoạch nêu rõ các khía cạnh cần nắm khi thực hiện bồi dưỡng giáo viên cấp THCS thường xuyên như sau:
+ Về mục đích và yêu cầu bồi dưỡng. Phải xác định được các mục đích trong nhận thức, thực hiện của giáo viên trên thực tế. Từ đó có kinh nghiệm để tiếp cận, tư vấn, giảng dạy cho học sinh.
+ Nội dung cụ thể của bản kế hoạch. Phải thể hiện được các khía cạnh tiếp cận, bồi dưỡng giáo viên. Qua đó đúc rút được các nhận thức, tích lũy được các kinh nghiệm để vận dụng trong công việc giảng dạy thực tế.
+ Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng. Mục đích việc thực hiện bồi dưỡng thường xuyên là tăng cường nhận thức, kỹ năng cho giáo viên. Cũng như mang đến sự đồng bộ và hiệu quả của những phương pháp được bồi dưỡng, được tiếp cận.
Nội dung bài thu hoạch:
Bài thu hoạch được các giáo viên xây dựng trên cơ sở tiếp thu, nhận thức và đánh giá về kết quả bồi dưỡng thường xuyên. Qua đó cũng mang đến các giải pháp, nhận thức và kin nghiệm sẽ áp dụng trên thực tế. Bài thu hoạch giúp cơ sở giáo dục, cấp quản lý đánh giá chất lượng tham gia bồi dưỡng thường xuyên của từng giáo viên.
Bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động cần tổ chức thường xuyên cho Giáo viên THCS. Do đó mà các nội dung của bài thu hoạch cũng căn cứ trên chủ đề, nội dung của chuyên đề bồi dưỡng. Kết quả phản ánh này bám sát vào nội dung của chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên cấp THCS.
2. Danh mục tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THCS:
(Tham khảo theo link sau: https://luatduonggia.vn/tags/bai-thu-hoach-thcs/)
THCS1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS
THCS2: Đặc điểm học tập của học sinh THCS
THCS3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt
THCS4: Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS
THCS5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên
THCS6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS
THCS7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS
THCS8: Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS
THCS9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
THCS10: Nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học snh trong quá trình giáo dục
THCS11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS
THCS12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cu học sinh THCS
THCS13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học
THCS14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tich hợp
THCS15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học
THCS16: Hồ sơ dạy học
THCS17: Tiềm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng
THCS18: Phương pháp dạy học tích cực
THCS19: Dạy học với công nghệ thông tin
THCS20: Tăng cường năng lực sử dụng thiêt bị dạy học với ứng dụng CNTT trong dạy học
THCS21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học
THCS22: Sử dụng một số phần mềm dạy học
THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
THCS24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS
THCS26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS
THCS27: Hướng dãn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS
THCS28: Tăng cường năng lực giáo dục của giáo viên
THCS29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các họt động giáo dục
THCS30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS
THCS31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
THCS32: Hoạt động của giáo vên chủ nhiệm
THCS33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm
THCS34:Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS
THCS35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
THCS36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
THCS37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS
THCS38: Giáo dục hoà nhập trong giáo dục THCS
THCS39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS
THCS40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tac giáo dục
THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS
3. Một số điểm lưu ý:
Nội dung tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được xây dựng trên cơ sở pháp lý. Do đó khung chương trình cũng như cách xây dựng nhằm phù hợp tình hình thực tế. Đặc biệt là có thể tiếp cận, hỗ trợ giáo viên trong nhiệm vụ giáo dục của mình.
Các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên là lý luận, lý thuyết cần áp dụng vào thực tế. Cho nên việc khôn khéo tiếp cận, sử dụng các tài liệu là vô cùng cần thiết. Nhờ vào các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên mà giáo viên có thể áp dụng, có cách thức phù hợp để tư vấn, giáo dục cho học sinh.
Như trong trường hợp thực hiện tư vấn này, Các tài liệu giúp giáo viên có thể tiếp cận kỹ năng tư vấn. Từ đó xây dựng các khía cạnh cần triển khai để việc tư vấn mang lại hiệu quả.
Các tài liệu này được áp dụng cho giáo viên trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Do đó người tiếp cận, thực hiện chuyên đề tư vấn cũng cần đảm bảo các kỹ năng theo yêu cầu. Trong đó:
Đối với người tư vấn:
– Cần tạo dựng mối quan hệ tốt với người được tư vấn. Giáo viên phải xây dựng được thiện cảm với học sinh. Khi đó, có thể tâm sự, lắng nghe và đưa ra những tư vấn hữu ích.
– Lưu lại thông tin, hoàn cảnh của những người được tư vấn. Nhằm có được các thông tin liên quan đến nội dung tư vấn. Từ đó cũng khai thác thông tin để sử dụng, mang lại hiệu quả tư vấn.
– Tôn trọng học sinh, thân thiện trong ngôn ngữ tư vấn. Để có thể tiếp cận và thực hiện tốt hơn mục đích tư vấn. Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
– Đặt mình vào hoàn cảnh của người được tư vấn. Khi đó, giáo viên mới có thể hiểu được tâm lý, các vấn đề thực sự người tư vấn gặp phải. Giúp họ tháo gỡ các vướng mắc, các khó khăn.
Một số điểm lưu ý với người được tư vấn:
– Chân thành, có thái độ hợp tác, chia sẻ với giáo viên. Chia sẻ đối với các vướng mắc, các khó khăn gặp phải trong học tập hay các phương diện khác liên quan. Từ đó có thể cùng đưa ra giải pháp phù hợp, giải quyết thực trạng đó. Cũng như đảm bảo trong hiệu quả và chất lượng trong học tập.
– Cần nhanh chóng phản hồi thông tin một cách chính xác. Cung cấp các thông tin chính xác liên quan đến nội dung cần tư vấn để có được các giải pháp nhanh chóng.
THAM KHẢO THÊM: