Tái đầu tư là một thuật ngữ thuộc về lĩnh vực kinh tế, xét dưới góc độ pháp lý, tái đầu tư không được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật, điều đó dẫn đến những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng như nhiều người không hiểu tái đầu tư là gì?
Mục lục bài viết
1. Tái đầu tư là gì?
1.1. Đầu tư là gì?
Đầu tư được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Các hình thức đầu tư ở Việt Nam bao gồm đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư.
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
– Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
– Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
– Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
+ Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
+ Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
+ Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
+ Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
– Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
+ Giấy phép;
+ Giấy chứng nhận;
+ Chứng chỉ;
+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;
+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
1.2. Tái đầu tư là gì?
Thuật ngữ tái đầu tư không được giải thích trong hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện hành mà chỉ được nhắc đến trong các văn bản pháp luật như :
+ Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng tiêu chí : Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư (Theo
+ Thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp để tái đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014).
+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ. (Luật Giáo dục đại học năm 2012).
Có thể hiểu tái đầu tư là việc sử dụng cổ tức, tiền lãi hoặc bất kỳ hình thức cung cấp thu nhập nào khác nhận được từ một khoản đầu tư nhất định để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác thay vì nhận các khoản phân phối bằng tiền mặt.
Trong
Tái đầu tư trong Tiếng anh là: “Reinvestment”.
2. Đặc trưng của tái đầu tư:
Một là, tái đầu tư diễn ra khi một nhà đầu tư sử dụng tiền thu được phân phối từ quyền sở hữu của một khoản đầu tư để mua thêm cổ phiếu hoặc các đơn vị, doanh nghiệp khác của cùng một khoản đầu tư.
Hai là, tiền thu được từ hoạt động này có thể bao gồm bất kì hình thức phân phối nào được chi trả từ khoản đầu tư bao gồm cổ tức, tiền lãi … liên quan đến quyền sở hữu đầu tư. Nếu không tái đầu tư, các khoản tiền này sẽ được trả cho nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt. Doanh nghiệp xã hội luôn tái đầu tư trở lại hoạt động của chính họ.
3. Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư;
Tỷ lệ tái đầu tư hay còn gọi là tỷ số lợi nhuận giữ lại (Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công thức chính: Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%)
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức), trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức được tính bằng cổ tức tiền chia cho lợi nhuận.
Ý nghĩa của tỷ lệ tái đầu tư:
Tỷ số này phản ánh trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế có bao nhiêu đồng lợi nhuận được giữ lại. Có thể bình luận tỷ số này theo phần trăm hoặc theo ý nghĩa 100 đồng lợi nhuận sau thuế có bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại. Ví dụ: tỷ số lợi nhuận giữ lại là 30%, thường xuyên được bình luận theo % hoặc trong 100 đồng lợi nhuận sau thuế có 30 đồng lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư.
Ví dụ 1:
Ví dụ số đơn giản: Mô hình 2 giai đoạn
Thông tin đầu vào
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (tỷ VND) EBIT0 = 100,00
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trong 5 năm tới ghg = 10%
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng sau 5 năm gsg = 5%
Thuế suất thuế TNDN tC = 25%
Tỷ lệ nợ trên tổng vốn D/(D + E) = 20%
Lãi suất phi rủi ro r f = 5%
Mức bù rủi ro thị trường E(rM ) – r f = 10%
Hệ số beta b = 0,8 Chi phí nợ vay rD = 7%
Suất sinh lợi trên vốn giai đoạn tăng trưởng nhanh ROChg = 12%
Suất sinh lợi trên vốn giai đoạn tăng trưởng ổn định ROCsg = 10%
Tổng số cổ phần lưu hành (triệu CP) N = 15,00
Suy ra, Tỷ lệ tái đầu tư
Tỷ lệ tái đầu tư: ReInv = g/ROC
Tỷ lệ tái đầu tư trong giai đoạn 1 (giai đoạn tăng trưởng nhanh):
ReInvhg = ghg/ROChg = 10%/12% = 83,33%
Tỷ lệ tái đầu tư trong giai đoạn 2 (giai đoạn tăng trưởng ổn định):
ReInvsg = gsg/ROCsg = 5%/10% = 50,00%
Chỉ số ROE và tỷ lệ tái đầu tư là căn cứ để tính tốc độ tăng trường của công ty, ví dụ:
G= ROE * tỷ lệ tái đầu tư
Ví dụ 2:
Một công ty A có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức đều đặn hằng năm 20% trên tổng lợi nhuận.
Nói các khác, công ty dành 80% lợi nhuận để tái đầu tư. Sẽ có:
g = 10% x (1- 20%) = 8%
Tương tự công ty B có ROE = 10%. Tỷ lệ chi trả cổ tức hằng năm 40%.
g = 10% x (1- 40%) = 6%