Theo định nghĩa về tái cấp vốn, Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước.
Theo định nghĩa về tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mai và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.
Giúp hỗ trợ người có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà ở chính phủ đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN trong đó có quy định về việc tái cấp vốn đối với các ngân hàng để cho vay hỗ trợ mua nhà:
“* Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân khoản cho vay tái cấp vốn khoảng 30.000 tỷ đồng đối với ngân hàng trên cơ sở dư nợ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Tổng số tiền tái cấp vốn cụ thể do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
* Lãi suất tái cấp vốn:
– Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng là 1,5%/năm tại cùng thời điểm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn trong hạn;
– Định kỳ vào ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, ngân hàng có trách nhiệm trả lãi tái cấp vốn của tháng trước liền kề cho Ngân hàng Nhà nước.
>>> Luật sư
* Thời hạn tái cấp vốn: trừ trường hợp thu nợ tái cấp vốn theo
thông báo của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm d khoản 5 Điều này, thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Việc tự động gia hạn được thực hiện tối đa kéo dài đến ngày 01/6/2023. Dư nợ còn lại của khách hàng tại ngân hàng sau ngày 01/6/2023 được chuyển sang hình thức cho vay bằng nguồn vốn của ngân hàng.* Giải ngân và tái cấp vốn: hàng tháng, căn cứ vào kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân hoặc thu hồi nợ tái cấp vốn đối với ngân hàng, bảo đảm dư nợ tái cấp vốn của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước không vượt quá dư nợ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng tại thời điểm giải ngân hoặc thu hồi nợ tái cấp vốn.
* Quy trình, thủ tục tái cấp vốn:
– Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng tái cấp vốn nguyên tắc về cho vay hỗ trợ nhà ở với từng ngân hàng;
– Định kỳ chậm nhất vào ngày 05 hàng tháng, ngân hàng báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước giải ngân hoặc thu hồi nợ tái cấp vốn;
– Trường hợp giải ngân tái cấp vốn:
+ Ngân hàng có văn bản đề nghị vay tái cấp vốn gửi kèm theo báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở;
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của ngân hàng, Vụ Tín dụng chủ trì xin ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về đề nghị vay tái cấp vốn của ngân hàng;
+ Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, các đơn vị nêu tại điểm c(ii) khoản này có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Tín dụng để tổng hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt số tiền tái cấp vốn cho ngân hàng;
+ Căn cứ vào quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng tái cấp vốn nguyên tắc về cho vay hỗ trợ nhà ở giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện giải ngân và ngân hàng ký khế ước nhận nợ đối với khoản tái cấp vốn được giải ngân.
– Trường hợp thu nợ tái cấp vốn:
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) xác định và thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng về số tiền nợ gốc tái cấp vốn ngân hàng phải hoàn trả Ngân hàng Nhà nước;
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng), ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Việc thu nợ gốc tái cấp vốn được tính giảm trừ lần lượt vào các khế ước nhận nợ của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước theo thứ tự thời gian của các khế ước nhận nợ, tính từ khế ước nhận nợ đầu tiên;
+ Đến ngày 01/6/2023 ngân hàng phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
* Xử lý đối với việc không trả nợ đúng hạn:
Trường hợp ngân hàng vi phạm việc trả nợ gốc và lãi theo quy định tai Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chuyển khoản nợ (gốc và lãi) sang nợ quá hạn và áp dụng theo mức lãi suất nợ quá hạn, kể từ ngày quá hạn. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước thực hiện thu hồi khoản nợ quá hạn theo các thứ tự ưu tiên sau:
– Trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước;
– Thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác (nếu có) của ngân hàng;
– Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.”