Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi ly hôn? Sau khi ly hôn muốn tách hộ khẩu ra nhưng bị gây khó khăn thì phải làm thế nào? Thủ tục giải quyết vấn đề hộ khẩu, xóa hộ khẩu thường trú sau khi đã ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Em và chồng đã ly hôn từ 2007 đến nay là 2016 nhưng em chưa chuyển được hộ khẩu của mình đi vì lí do e chưa có nhà riêng, nay em muốn chuyển và làm hộ khẩu KT2 thì em phải làm như thế nào ạ? Hiện em đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội, ở nhà thuê và nhà chồng e cũng ở Hà Nội luôn ạ?
Luật sư tư vấn:
KT2 là trường hợp công dân có hộ khẩu thường trú ở một quận, huyện nhưng có đăng ký tạm trú dài hạn tại một quận huyện khác trong phạm vi cùng tỉnh, thành.
Trong trường hợp bạn muốn chuyển hộ khẩu nơi bạn đang sống sang quận, huyện khác thì bạn phải làm sổ hộ khẩu chứ không phải KT2. KT2 chỉ sử dụng khi bạn muốn đăng ký tạm trú dài hạn tại một nơi khác.
Điều kiện đăng ký thay đổi nơi đăng ký thường trú khi thay đổi chỗ ở hợp pháp. Căn cứ Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP thì giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
– Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật cư trú 2006;
– Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Như thế, trong trường hợp này, nếu bạn thay đổi chỗ ở hợp pháp tại Hà Nội nhưng đó là nhà thuê thì phải bảo đảm nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.
Luật sư tư vấn ly hôn, giải quyết các thủ tục về ly hôn qua tổng đài:1900.6568
Khi thỏa mãn điều kiện trên, bạn làm thủ tục thay đổi nơi thường trú như sau:
– Xin cấp giấy chuyển hộ khẩu ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã. Hồ sơ xin cấp phiếu gồm sổ hộ khẩu vàphiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Xin cấp sổ hộ khẩu mới:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+ Giấy chuyển hộ khẩu;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
+ Văn bản đồng ý của người đăng ký thường trú của người có nhà cho thuê;
Cơ quan có thẩm quyền cấp: Công an quận thuộc thành phố Hà Nội
Mục lục bài viết
- 1 1. Cắt, xóa hộ khẩu sau khi ly hôn nhưng bị gây khó khăn
- 2 2. Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi đã ly hôn
- 3 3. Thủ tục tách hộ khẩu sau khi ly hôn
- 4 4. Cấp lại sổ hộ khẩu sau khi ly hôn?
- 5 5. Đã ly hôn nhưng chồng không đồng ý cho tách khẩu
- 6 6. Đã ly hôn rồi mà vẫn chưa tách khẩu có vi phạm pháp luật không?
- 7 7. Cắt khẩu, xóa hộ khẩu thường trú sau khi ly hôn
1. Cắt, xóa hộ khẩu sau khi ly hôn nhưng bị gây khó khăn
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã ly hôn xong vào đầu năm 2015 tôi muốn yêu cầu chồng cũ xóa đăng kí thường trú tại nhà chồng và cắt hộ khẩu để chuyển tới nơi ở mới và đăng kí hộ khẩu ở nơi mới để làm việc nhưng bị gia đình chồng cũ gây khó khăn. Tôi phải làm gì để được cắt khẩu? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi!
Luật sư tư vấn:
Điều 19 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh như sau:
“Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.
Về xóa đăng kí thường trú
Điểm đ Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 quy định về xoá đăng ký thường trú như sau:
“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Thông tư 35/2014/TT- BCA ngày 9/9/2014 tại Điều 11 về Xóa đăng ký thường trú. Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.
Về tách sổ hộ khẩu
Theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú quy định về tách khẩu như sau:
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.”
Như vậy, trường hợp của con bạn muốn tách sổ hộ khẩu cũ thì cần phải có sự đồng ý của chủ hộ khẩu khi tách, chuyển hộ khẩu mà mình đang có tên.
Trường hợp bạn muốn tách khẩu, chuyển nơi thường trú thì cần liên hệ với chồng cũ yêu cầu xác nhận bằng văn bản là đồng ý việc tách sổ. Nếu chồng cũ không đồng ý thì có thể làm đơn đề nghị đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi cư trú của chồng cũ bạn để trình bày về vấn đề trên và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng bạn đồng ý cho con bạn tách khẩu; chồng cũ bạn vẫn không đồng ý thì chuyển đơn, biên bản làm việc về công an quận/huyện
Nếu chồng bạn vẫn tiếp tục không hợp tác thì đây sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT- BCA có quy định: “ Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
2. Thủ tục chuyển hộ khẩu sau khi đã ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: Xin tư vấn cho trường hợp của tôi về vấn đề tách hộ khẩu tại Đà Nẵng ạ:
1. Vợ tôi đã ly hôn với chồng cũ và hiện nay vẫn chưa tách hộ khẩu ra riêng. Vậy để tách được hộ khẩu thì thủ tục cần chuẩn bị như thế nào ạ?
2. Trường hợp người chồng cũ gây khó khăn không cho mượn lại hộ khẩu hoặc không đồng ý cho tách thì có giải quyết được không ạ?
3. Sau khi tách được hộ khẩu tôi muốn nhập vào hộ khẩu với vợ thì thủ tục như thế nào ạ? (hiện tại hộ khẩu của tôi đang ở Nghệ An ạ). Rất mong anh (chị) tư vấn giùm. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thủ tục tách sổ hộ khẩu:
– Căn cứ Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau:
“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp phápđược tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, để làm thủ tục tách sổ hộ khẩu trong trường hợp của bạn, vợ bạn cần xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ.
Trường hợp chủ hộ gây khó khăn, không đồng ý cho tách sổ hộ khẩu thì giải quyết thế nào?
– Trong trường hợp vợ anh chuyển chỗ ở vì lý do ly hôn thì cần làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2006 như sau:
“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp
1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”
– Căn cứ Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA quy định về cấp sổ hộ khẩu như sau:
“5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.”
– Trường hợp người chồng cũ không đồng ý hoặc gây khó khăn về việc vợ anh tách sổ hộ khẩu thì vợ bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an tại địa phương can thiệp giải quyết. Đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, người chồng cũ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú”
Thủ tục nhập hộ khẩu
Sau khi vợ bạn chuyển chỗ ở hợp pháp vì lý do ly hôn thì phải thay đổi nơi đăng ký thường trú và tách sổ hộ khẩu theo các quy định nêu trên. Sau đó, bạn muốn nhập hộ khẩu vào với vợ thì làm thủ tục nhập hộ khẩu, cụ thể cần phải xin cấp giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 Luật cư trú năm 2006 hướng dẫn qua Điều 8 Thông tư số 35/2014/TT-BCAnhư sau:
“Điều 8. Giấy chuyển hộ khẩu
1. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu
a) Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).”
3. Thủ tục tách hộ khẩu sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin vui lòng cho hỏi: Con gái tôi lấy chồng, có 1 con và đã nhập hộ khẩu vào gia đình chồng. Nay 2 đứa đã ly dị. Con gái tôi đã mua một căn hộ mới. Vậy xin hỏi con gái tôi và cháu có thể tách hộ khẩu được không và cần những thủ tục gì? Xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày thì hiện tại con gái chị đã ly hôn chồng và đã mua căn hộ mới và chuyển chỗ ở. Trong trường hợp này, con gái và cháu bạn có thể làm được thủ tục chuyển khẩu. Bởi căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2006 quy định về giấy chuyển hộ khẩu như sau:
“2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”
Như vậy, trước đây con gái bạn có hộ khẩu thường trú tại nhà chồng, nay muốn chuyển hộ khẩu sang nơi ở mới. Theo quy định nêu trên thì nếu con gái bạn chuyển sang nơi mới cùng phạm vi xã với con rể thì trong trường hợp này con gái bạn không cần xin giấy chuyển khẩu. Còn nếu con gái bạn chuyển đi ngoài phạm vi xã hoặc huyện với con rể thì con gái bạn cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu, bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+ Sổ hộ khẩu;
– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu: Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương hoặc Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến.
Như vậy, để thực hiện được thủ tục chuyển khẩu con gái bạn cần liên hệ lại với nhà chồng để mượn sổ hộ khẩu. Trong trường hợp nhà chồng không cung cấp, gây khó khăn thì con gái bạn có thể liên hệ với cơ quan công an cấp quận, huyện nơi cư trú của chồng cũ để trình bày về vấn đề trên và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để gia đình chồng bạn đồng ý cho con bạn và cháu bạn tách khẩu. Nội dung này đã được quy định tại Khoản 8 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
“8. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Sau khi xin được giấy chuyển hộ khẩu, con gái bạn thực hiện thủ tục đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật cư trú năm 2006. Theo đó, con gái bạn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
+ Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật cư trú 2006;
+ Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của
Khi chuẩn bị xong con gái bạn nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương. Còn đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Và trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cấp lại sổ hộ khẩu sau khi ly hôn?
Sổ hộ khẩu là giấy tờ xác nhận nơi cư trú của công dân, để xác nhận các quyền và nghĩa vụ liên quan của cá nhân trong sổ hộ khẩu.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 24 , sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được cấp đổi, bị mất thì được cấp lại.
Theo như anh trình bày, hiện tại sổ hộ khẩu do vợ mang đi và không trả lại cho anh để làm các thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu, anh có thể trình báo bên công an xã, phường hoặc thị trấn về việc mất sổ hộ khẩu và tiến hành thủ tục xin cấp lại.
Căn cứ theo khoản 2, Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu
“Điều 10. Cấp sổ hộ khẩu
…
2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.”
Hồ sơ cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất gồm:
–
– Nơi nộp hồ sơ:
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
+ Đối với tỉnh: nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành việc cấp lại sổ hộ khẩu.
5. Đã ly hôn nhưng chồng không đồng ý cho tách khẩu
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp của tôi như sau Tôi đã ly hôn năm 2013, hiện tại tôi đang thuê nhà để ở, tôi muốn tách hộ khẩu nhưng gia đình chồng cũ của tôi không chịu và gây nhiều khó khăn cho tôi trong việc tách khẩu.Vậy xin luật sư tư vấn cho tôi phải làm như thế nào để đựơc tách khẩu và gia đình chồng cũ của tôi có vi phạm luật không khi không cho tôi tách khẩu ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 quy định vấn đề tách sổ hộ khẩu:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này…”
Thông thường, sau Bản án ly hôn thì quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Tuy nhiên trên thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không còn quyền lưu trú trong căn nhà của người đã từng là vợ, hoặc chồng mình.
Đối với trường hợp của bạn, do trước đây bạn nhập hộ khẩu vào nhà chồng, nên thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 25 Luật cư trú. Vì vậy, để thực hiện được việc tách sổ hộ khẩu cần phải có “sự đồng ý của chủ hộ”.
Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký thường trú tại nơi cư trú mới, khi đó không cần sự đồng ý của gia đình chồng, bạn vẫn thực hiện được thủ tục này. Trong trường hợp này, bạn cần phải có chỗ ở hợp pháp mới, chỗ ở hợp pháp bao gồm:
+ Nhà ở thuộc sở hữu của mình.
+ Nhà ở được quyền sử dụng hợp pháp: có quyết định phân nhà, có hợp đồng thuê.
+ Được chủ hộ gia đình đồng ý cho ở nhà hợp pháp của chủ hộ. Nhà ở phải đảm bảo vệ sinh, môi trường và đủ diện tích ở tối thiểu theo quy định. Không trong diện tranh chấp, vùng quy hoạch phải dời chuyển.
Nhà ở hợp pháp nói trên phải có đầy đủ giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục đăng ký thường trú bạn thể tham khảo nội dung Điều 21 Luật Cư trú, như sau:
“Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú
1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
6. Đã ly hôn rồi mà vẫn chưa tách khẩu có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư tư vấn trong trường hợp Tôi có vấn đề cần được tư vấn. Sau khi kết hôn, tôi và con trai nhập khẩu về chung sổ hộ khẩu với bố mẹ chồng. Chồng tôi đăng ký hộ khẩu tại 1 địa chỉ khác, và trong sổ hộ khẩu đó, vợ cũ của anh vẫn chung khẩu (đã ly hôn). Tôi muốn hỏi như vậy có đúng luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính”.
Điều 15 Luật Cư trú quy định:
“1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.”
Theo các quy định trên, việc lựa chọn nơi cư trú là do vợ chồng tự thỏa thuận và quyết định, không bắt buộc vợ và chồng phải cùng cứ trú ở một nơi. Do đó, việc chồng bạn có sổ hộ khẩu ở một nơi khác là không trái pháp luật.
Chồng bạn và vợ cũ đã ly hôn, tức là quan hệ vợ chồng giữa hai người này đã chấm dứt. Tuy nhiên, khi giải quyết yêu cầu xin ly hôn, Tòa án chỉ ra quyết định hoặc bản án giải quyết 03 quan hệ là: quan hệ hôn nhân, quan hệ về con cái và quan hệ về tài sản chung giữa vợ và chồng, không phán quyết về vấn đề cư trú, cũng như tách sổ hộ khẩu giữa vợ chồng sau khi ly hôn. Việc thay đổi nơi cư trú hay tách sổ hộ khẩu sau khi ly hôn là thuộc quyền tự định đoạt của các đương sự theo quy định của Luật Cư trú.
Điều 23 Luật Cư trú quy định: “Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.” Do đó, nếu sau khi ly hôn, chồng bạn hoặc vợ cũ đã thay đổi chỗ ở hợp pháp, không còn sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại nơi đã đăng ký thường trú, thì người đã thay đổi chỗ ở phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới theo quy định của Luật Cư trú.
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: “Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng:
Trong trường hợp này, bạn và chồng bạn cần thỏa thuận, thống nhất với nhau về nơi cư trú của gia đình, làm thủ tục đăng ký thường trú cho các thành viên theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể liên hệ với cơ quan Công an cấp xã hoặc cấp huyện nơi vợ chồng bạn có ý định đăng ký hộ khẩu thường trú, để được giải thích và hướng dẫn cụ thể.
7. Cắt khẩu, xóa hộ khẩu thường trú sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật sư. Tôi và chồng đã ly hôn. Hộ khẩu của tôi ở quận Tân Bình. Kể từ khi chúng tôi ly thân và ly hôn anh đã ở tại quận Thủ Đức được 6 tháng (nhà này không đủ điều kiện làm sổ hộ khẩu; việc anh có hay không có đăng ký tạm trú ở Thủ Đức tôi không xác minh được). Hiện nay anh vẫn chưa chịu cắt khẩu ra khỏi nhà tôi. Nhà tôi không muốn tách khẩu; mà chỉ muốn anh bị cắt khẩu. Tôi nên làm sao để cắt khẩu của anh? Trường hợp anh đi khỏi nhà tôi đến Thủ Đức đăng ký tạm trú trong 6 tháng qua mà không báo tạm vắng tại Tân Bình thì tôi có thể yêu cầu chính quyền cắt khẩu được không? Trường hợp anh cũng không đăng ký tạm trú tại Thủ Đức và cả tạm vắng ở Tân Bình thì tôi có thể cắt khẩu được không?
Luật sư tư vấn:
Thông thường, trong bản án về hôn nhân gia đình, toà án chỉ giải quyết 3 mối quan hệ chính: vợ chồng, con cái và tài sản. Khi ly hôn, vấn đề hộ khẩu không liên quan đến 3 mối quan hệ trên cũng như việc làm của các bên, nên toà án thường không đề cập đến việc cư trú sau ly hôn.
Không có phán quyết của toà án nên cơ quan công an không được cắt khẩu của chồng cũ theo yêu cầu của chị được nếu không có yêu cầu của chồng chị. Hộ khẩu của một người là sự chứng nhận mang tính nhân thân mà chỉ có người đó mới có yêu cầu điều chỉnh cắt hoặc không cắt khẩu.
Căn cứ Điều 22 Luật cư trú 2006 quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
“- Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
– Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.”
Nếu chồng bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an cấp huyện cắt khẩu của chồng bạn ra khỏi sổ hộ khẩu gia đình.
Luật sư
Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Luật cư trú năm 2006 quy định về tách sổ hộ khẩu như sau: