Tác quyền là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giai đoạn hiện nay. Tác quyền có những ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với các cá nhân hay các tổ chức trong xã hội. Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác quyền là gì? Các loại tác phẩm sẽ được bảo hộ tác quyền theo quy định của pháp luật nước ta?
Mục lục bài viết
1. Tác quyền là gì?
Tác quyền hay còn được biết đến với tên gọi khác là quyền tác giả. Ta biết rằng, quyền tác giả là thuật ngữ pháp lý nên thuật ngữ quyền tác giả được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật. Còn tác quyền là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, chúng ta sẽ không tìm thấy cụm từ tác quyền trong các văn bản pháp lý mà thay vào đó chúng ta sẽ tìm thấy thuật ngữ quyền tác giả.
Tác quyền có ý nghĩa cụ thể như thế nào hiện đang là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu phân tích thuật ngữ này có thể thấy “tác” ở đây là tác giả, chính vì thế ta có thể hiểu tác quyền chính là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm.
Theo khoản 2 Điều 4
Quyền tác giả cũng chính là phần cốt lõi của pháp luật. Và quyền này được tạo lập để trao cho tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo một sự bảo hộ cho những tác phẩm của họ.
2. Nội dung quyền tác giả:
Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm do các chủ thể tạo ra nó. Thì quyền tác giả đối với tác phẩm do các chủ thể tạo ra nó sẽ được bao gồm 2 quyền đó chính là quyền tài sản và quyền nhân thân.
Thứ nhất, đối với quyền tài sản trong quyền tác giả:
Quyền tài sản trong quyền tác giả sẽ được bao gồm những quyền sau đây:
– Quyền làm tác phẩm phái sinh.
– Quyền biểu diễn tác phẩm đó trước công chúng.
– Quyền được quyền sao chép tác phẩm.
– Quyền có thể phân phối, nhập khẩu bản gốc hay bản sao của tác phẩm.
– Quyền có thể truyền đạt tác phẩm đến công chúng thông qua các phương tiện hữu tuyến và vô tuyến hay các mạng thông tin khác.
– Quyền có thể cho thuê bản gốc hay bản sao của các tác phẩm điện ảnh hay các chương trình máy tính.
Thứ hai, quyền nhân thân trong quyền tác giả:
Tác giả khi đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ có những quyền sau:
– Tác giả khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm sẽ có quyền đặt tên cho tác phẩm.
– Tác giả khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm sẽ có thể đứng tên thật hay bút danh lên tác phẩm. Khi công bố tác phẩm ra bên ngoài thì sẽ được nêu tên thật hoặc bút danh.
– Tác giả khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm sẽ có thể tự tác giả công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác đứng ra công bố tác phẩm.
– Tác giả khi đăng ký bảo hộ cho tác phẩm sẽ có thể bảo vệ tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào. Vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng và danh dự của tác giả.
3. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:
Điều kiện chung bảo hộ quyền tác giả:
– Tính sáng tạo: Hay có thể hiểu là các tác giả phải là người trực tiếp tạo ra tác phẩm mà các tác giả sẽ không được đi sao chép của người khác.
– Tác phẩm muốn đăng ký bảo hộ thì sẽ cần phải được thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nhất định.
Điều kiện đối với tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả:
Trong Điều 13
– Chủ thể phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng chính là chủ sở hữu.
– Chủ thể phải là các cá nhân hay tổ chức việt nam, hay nước ngoài có tác phẩm lần đầu tiên công bố ở Việt Nam mà chưa từng công bố ở bất cứ nước nào khác trên thế giới thì chủ thể đó mới có đủ điều kiện để đăng ký bảo hộ quyền tác giả.
– Chủ thể phải là các cá nhân, tổ chức Việt Nam hay nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày công bố lần đầu tiên ở các nước khác theo quy định pháp luật.
– Chủ thể phải là các cá nhân, hay tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia là thanh viên.
4. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:
Theo Điều 14 của luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và được sửa đổi năm 2009 đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả được quy định với nội dung cụ thể như sau:
– Sách giáo khoa, giáo trình, các tác phẩm khoa học, nghệ thuật, văn học ở dạng chữ viết hay các ký tự khác là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Pháp luật quy định các loại hồi ký, truyện, tiểu thuyết, ký sự, tùy bút, thơ ca, nhạc, kịch bản, công trình nghiên cứu khoa học, và các loại sách giáo khoa, giáo trình, các tác phẩm khoa học, nghệ thuật, văn học thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả. Bên cạnh đó, quyền tác giả còn nhận được sự bảo hộ của các tác phẩm được thể hiện thành những ký tự khác kể cả chữ nổi cho người khiếm thị hay cụ thể là những ký hiệu tốc kí, những ký hiệu khác với nhiều hình thức phong phú khác.
– Các bài giảng, lời phát biểu, các bài diễn thuyết là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Các tác phẩm được thể hiện ra bằng các ngôn ngữ nói, rồi định hình theo dạng vật chất nhất định. Các chủ thể cũng sẽ cần chú ý đến các bài giảng, bài huấn luyện. Mặc dù vậy, nếu bài giảng hay lời phát biểu nếu là tác phẩm thì bắt buộc phải có ghi âm hay được lưu lại bằng dạng văn bản thì mới là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
– Tác phẩm báo chí là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm báo chí là các tác phẩm được thể hiện qua những cuộc phỏng vấn, phóng sự, điều tra, bình luận, ký báo chí và nhiều loại khác. Tác phẩm báo chí được truyền tải đến công chúng qua những bài báo, tạp chí hoặc các phương tiện khác với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
– Tác phẩm âm nhạc là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Những tác phẩm âm nhạc của các chủ thể có thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong một số ký tự âm nhạc hoặc theo nốt nhạc trong một bản nhạc. Tác phẩm báo chí cũng có thể có lời hát hoặc không, cũng không tùy thuộc vào việc trình diễn hoặc không. Dù vậy, nếu như trong trường hợp nhận thấy cần bảo hộ quyền tác giả cho các sản phẩm âm nhạc thường sẽ thêm yếu tố là thông qua giọng hát, nhạc cụ để nhằm mục đích có thể chia sẻ tác phẩm đến với công chúng.
– Tác phẩm sân khấu là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Những loại hình nghệ thuật trên sân khấu khác như múa rối, kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm và nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
– Tác phẩm điện ảnh hay các phẩm khác tạo nên từ phương pháp tương tự là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Các loại tác phẩm điện ảnh, hoặc những tác phẩm khác được tạo nên từ nhiều loạt hình ảnh tạo thành các hiệu ứng âm thanh, chuyển động rồi từ đó sẽ được truyền đạt đến công chúng bằng các loại phim tài liệu, phim khoa học, hoạt hình và 1 số loại hình phim khác cũng được pháp luật quy định là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
– Tác phẩm nhiếp ảnh là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm được tạo ra từ các kỹ thuật hóa học, điện tử và một số phương pháp khác hay các ảnh thể hiện ra thế giới khách quan trên vật liệu cũng là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
– Tác phẩm kiến trúc là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Tác phẩm kiến trúc được hiểu cơ bản chính là sự thiết kế cho ý tưởng nhà, các công trình xây dựng khác.
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Những chương trình có biểu hiện theo chuỗi lệnh được viết bởi những ngôn ngữ lập trình nhất định hay những tệp dữ liệu này được cài đặt ở các phần mềm, sắp xếp dưới nhiều hình thức văn bản, đĩa mềm hay các hình thức cụ thể khác.
– Tác phẩm phái sinh là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
Các tác phẩm liên quan tới việc chuyển thể, cải biên, phòng tác,… được tạo nên ở các tác phẩm đã được xuất hiện ở giai đoạn trước đó. Việc bảo hộ đối với các tác phẩm này không được làm ảnh hưởng đến quyền tác giả khi mà người ta dùng các tác phẩm phái sinh.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung các năm 2009.