Nhảy dây là một môn thể dục, thể thao phổ biến giúp giảm cân và mang lại một cơ thể săn chắc,cải thiện vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, nếu tập sai kỹ thuật sẽ dẫn đến những tác hại cho cơ thể. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu các tác hại của việc nhảy dây sai cách.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguy cơ về xương khớp, gây đau chân:
- 2 2. Có thể gây bong gân:
- 3 3. Làm sốc hông kèm đau bụng khi thực hiện sai kỹ thuật:
- 4 4. Dẫn đến tình trạng mất nước và mất sức:
- 5 5. Dẫn đến tình trạng mất cơ bắp:
- 6 6. Bắp chân to:
- 7 7. Có thể gây hại cho người bị bệnh hen suyễn, tim mạch:
- 8 8. Sa tinh hoàn ở nam giới:
- 9 9. Lưu ý để nhảy dây đúng cách:
1. Nguy cơ về xương khớp, gây đau chân:
Quá trình nhảy dây bạn phải hoạt động liên tục cả tay và chân, chân khi nhảy vừa phải dùng lực để bật lên vừa phải chịu lực của cả cơ thể nên nếu thực hiện các thao tác nhảy dây sai kỹ thuật khi bật nhảy, tiếp đất hoặc nhảy dây ở nơi không an toàn có thể bị té ngã, đau chân, hoặc thậm chí là trật khớp, vùng xương bị ảnh hưởng nên có khả năng xảy ra các nguy cơ về xương khớp, đặc biệt là vùng xương chân.
Việc nhảy dây không đúng kỹ thuật sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về xương khớp, điển hình nhất là đau khớp, điều này sẽ gây ra vấn đề cản trở các mục tiêu khi tập thể dục. Ngoài ra, nếu như cơ địa bạn có mức testosterone thấp thì những cơn đau gặp phải có thể đặc biệt nghiêm trọng. Nếu như bị chấn thương vì nhảy dây không đúng kỹ thuật, quá trình phục hồi có thể mất nhiều thời gian. Do đó, bạn nên điều chỉnh chương trình tập luyện phù hợp với thể chất của mình để tránh những chấn thương nghiêm trọng, hạn chế các tác hại của việc nhảy dây. Bạn nên tập trung nhảy đúng kỹ thuật khi tiến hành nhảy dây và chọn nơi phù hợp để thực hiện bộ môn này và có thể trang bị thêm cho mình đồ bảo hộ cho khớp gối và cổ chân.
Trước khi nhảy dây, bạn cần phải thực hiện những động tác làm nóng cơ thể, giãn cơ cũng như khởi động thật kỹ để cơ thể có thể quen với nhịp điệu, các khớp chân được bôi trơn. Tới lúc đó khi nhảy dây bạn có thể tránh khỏi những tác hại của nhảy dây.
2. Có thể gây bong gân:
Khi nhảy dây, đôi chân chính là bộ phận giữ vai trò chính, giúp bật, nhảy và tiếp đất. Trong đó, đối với các động tác nhảy dây thì bàn chân là cơ quan chính tạo lực khi nhảy và nhận lực khi chạm đất. Vì vậy, mọi áp lực được dồn chủ yếu vào chân, nếu tập luyện với cường độ cao và liên tục hay nhảy quá cao có thể khiến cho cơ chân bị căng thẳng quá mức sẽ rất dễ bị chấn thương. Tùy thuộc vào trọng lượng của người nhảy mà chấn thương có thể nặng hoặc nhẹ hơn.
Chấn thương thường thấy là bong gân với số lần thực hiện liên tục, quá nhiều. Bạn lưu ý phụ thuộc vào cân nặng của người nhảy tương ứng với số lần bật nhảy phù hợp.
Bởi vậy bạn nên khởi động và làm nóng cơ thể thật kỹ trước khi thực hiện động tác nhảy chính. Điều này giúp cơ thể thích nghi được với cường độ và tránh những chấn thương không đáng có.
3. Làm sốc hông kèm đau bụng khi thực hiện sai kỹ thuật:
Tác hại của việc nhảy dây sai kỹ thuật, hoạt động vận động nhảy lên xuống khiến toàn thân bị xóc liên tục, đặc biệt nếu bạn cố gắng nhảy dây sau khi ăn no rất dễ gây sốc hông, dẫn đến viêm dạ dày và các bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa. Vì vậy, để có sức khỏe tốt và an toàn khi nhảy dây, cần chọn thời điểm thích hợp để luyện tập, tránh thực hiện sau khi ăn no, điều nãy dễ gây ra tình trạng sốc hông, đau bao tử và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Tập thể dục quá sớm có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí nôn mửa. Các bạn lưu ý ngay sau khi ăn bạn không nên nhảy dây bởi vì thức ăn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Thời điểm phù hợp nhất để nhảy dây là khoảng 1 giờ 30 phút sau khi ăn.
4. Dẫn đến tình trạng mất nước và mất sức:
Cũng như những bài tập thể dục khác, nhảy dây làm cơ thể phải vận động liên tục không ngừng nghie sẽ làm cơ thể tiêu hao thể lực, đất cháy mỡ thừa, tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước, mất sức do tiêu tốn nhiều thể lực. Nếu như không biết nhảy dây đúng cách cũng như để cơ thể phải chịu mệt mỏi trong thời gian dài sẽ dẫn đến kiệt quệ khiến cho cơ thể mệt mỏi, choáng váng hay thậm chí là ngất xỉu.
Tuy nhiên, nếu vì cảm giác thiếu nước mà uống thật nhiều nước quá cũng gây sự dư thừa nước trong cơ thể và làm cho cơ thể bị “úng nước” nếu không kiểm soát được lượng nước uống vào, bạn nên lưu ý kiểm soát. Việc cơ thể dư thừa nước cũng rất nguy hiểm. Vì vậy bạn nên bổ sung nước cho cơ thể trước và trong suốt quá trình thực hiện bài tập này và uống nước có kiểm soát.
5. Dẫn đến tình trạng mất cơ bắp:
Nhảy dây thực chất là bài tập cốt lõi có tác dụng đốt mỡ rất cao. Theo các huấn luyện viên, bạn chỉ nên tập những bài tập nhảy dây khi cơ thể săn chắc thì chuyển sang tập cường độ cao để kích thích cơ bắp phát triển. Nếu bạn tiếp tục nhảy dây trong thời gian dài, sau khi đã giảm hết lượng mỡ thừa trong cơ thể, cơ bắp của bạn có thể bắt đầu biến mất dần đi.
6. Bắp chân to:
Tác hại của nhảy dây nếu thực hiện không đúng kỹ thuật và với tần suất liên tục không những không mang lại cho bạn vóc dáng thon gọn và cơ thể săn chắc như bạn mong muốn mà còn phản tác dụng dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn như khiến cho bắp chân to. Nhảy dây sai cách sẽ khiến cho cơ dồn chủ yếu lên chân, dẫn tới tình trạng bắp chân ngày càng to, điều này đặc biệt không muốn xảy ra và là nỗi ám ảnh đối với các chị em phụ nữ.
Nhảy dây chưa đến 10 phút mỗi ngày sẽ khiến cho bắp đùi và vóc dáng của bạn gọn gàng và săn chắc. Nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu bạn bỏ qua phần khởi động, tập nhảy không đều và tập nâng cao quá sớm.
7. Có thể gây hại cho người bị bệnh hen suyễn, tim mạch:
Việc nhảy dây đòi hỏi thể lực rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp thở và nhịp tim, gây ép tim. Đối với những người bị bệnh hen suyễn, tim mạch đều được bác sĩ, các chuyên gia khuyên không nên thực hiện các môn thể thao vận động mạnh. Hoạt động nhảy dây cũng là một vận động mạnh tác động trực tiếp đến hơi thở và nhịp tim, gây áp lực lên tim mạch và thể lực, nên có ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với áp suất cao, nếu cố ý thực hiện liên tục, bệnh nhân có thể bị thiếu oxy, có thể ảnh hưởng đến sức chịu đưungj của tim, dẫn đến tình trạng suy hô hấp, áp lực lên tim mạch gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Vì vậy, đối với những người bị hen suyễn, tim mạch nên hạn chế nhảy dây mà thay bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng khác. Nếu muốn vận động môn thể thao này cần phải đưa ra những phương pháp hiệu quả, thời gian phù hợp với sức khỏe của mình.
8. Sa tinh hoàn ở nam giới:
Một tác hại của nhảy dây đặc biệt nguy hiểm đối với nam giới là có nguy cơ bị sa tinh hoàn. Bởi vì khi nhảy dây cơ thể bắt buộc sẽ phải nhảy lên và đáp xuống liên tục với biên độ nhanh. Điều này làm cho bộ phận sinh dục ở nam dưới bị tác động mạnh liên tục. Vậy nên khi nhảy dây, các bạn nam cần phải cẩn thận mặc quần tập gym bảo hộ có độ ôm vừa phải và độ nổi tối đa để hạn chế tối đa tình trạng này.
9. Lưu ý để nhảy dây đúng cách:
– Luôn khởi động các khớp, cơ chân trước ít nhất 5 phút khi vào tập luyện.
– Làm nóng cơ thể là điều cần thiết trước khi bắt đầu động tác nhảy dây chính. Điều này giúp cơ thể thích nghi với cường độ cao và những vận động linh hoạt, tránh được những chấn thương khi chưa quen cường độ tập.
– Nên bắt đầu từ cường độ thấp đến cường độ cao dần, thời tập từ chậm đến nhanh dần, từ thời gian ngắn đến lâu hơn để cơ thể có thời gian thích ứng dần. Điều này giúp cơ thể nâng cao sự dẻo dai, bền bỉ và thích nghi cường độ tập luyện tốt nhất.
– Tuyệt đối không thực hiện liên tục với cường độ cao kéo dài khi mới bắt đầu bộ môn này (khoảng 10 phút), điều này có thể gây áp lực lớn đột ngột đến khớp và xương khi cơ thể chưa kịp thích nghi với cường độ cao và dẫn đến chấn thương.
– Tập tối thiểu từ 3 đến 5 lần một tuần với cường độ thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Trong những buổi tập đầu tiên, hãy làm quen với động tác cơ bản nhất trước là động tác nhảy dây bằng hai chân và nhảy 2 nhịp cho mỗi vòng dây quay, sau đó tăng dần tốc độ và làm quen dần các động tác phúc tạp hơn để ngăn ngừa các tác hại của nhảy dây.
– Nên uống nhiều nước, bổ sung nước khoáng trước và trong suốt quá trình tập nhằm hạn chế tình trạng mất nước, mất sức của cơ thể.
– Nên kết hợp cùng bài tập thể dục khác để rèn luyện sức khỏe một cách toàn diện và toàn bộ phận.