Trong xã hội hiện đại như ngày nay, việc truyền bá các sản phẩm, các tác phẩm nghệ thuật được thực hiện rất dễ dàng bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những quy định này cũng như cách thức bảo vệ quyền lợi khi tác phẩm nghệ thuật của mình. Vậy tác giả là gì? Tác phẩm là gì? Quyền của tác giả đối với tác phẩm là gì?
Mục lục bài viết
1. Tác giả là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, thì tác giả: “là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó”.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không có đưa ra khái niệm tác giả, tuy nhiên có định nghĩa quyền tác giả, theo đó: “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Từ đó có thể suy ra tác giả là người sáng tạo ra tác phẩm cụ thể nào đó thông qua quá trình sáng tạo bằng chính tư duy trí tuệ của mình.
Những người sau đây cũng được coi là tác giả:
– Người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là tác giả của tác phẩm dịch đó.
– Người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể.
– Người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác có tính sáng tạo là tác giả của tác phẩm biên soạn, chú giải. Nhiều người cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm là đồng tác giả của tác phẩm đó.
Theo quy định của Công ước Berne, tác phẩm được định nghĩa là sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học của tác giả là công dân của các quốc gia thành viên của Công ước. Các tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả, là tất cả những sáng tạo trí tuệ trên cơ sở độc lập, không sao chép các tác phẩm tồn tại trước đó và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về quyền tác giả ở nhiều quốc gia có sự phân biệt các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học với nhau.
2. Tác phẩm là gì?
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung của nó và kể cả các tác phẩm không chứa nhiều nội dung có ít điểm chung với khoa học, nghệ thuật và văn học như hướng dẫn kỹ thuật đơn thuần, bản vẽ thiết kế máy, chương trình máy tính phục vụ cho tính toán cũng đều được bảo hộ quyền tác giả.
Tuy nhiên, nguyên tắc chung này cũng có một số ngoại lệ, cụ thể những sản phẩm trí tuệ của con người không được thể hiện dưới một hình thức thể hiện cụ thể nào, như là các ý kiến hoặc phương pháp đơn thuần, hoặc các tác phẩm luật và các quyết định hành chính hoặc tin tức hàng ngày nói chung được loại trừ ra khỏi sự bảo hộ quyền tác giả.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Theo quy định tại Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:
- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin: là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo
- Văn bản hành chính, bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Tác giả được hiểu trong tiếng anh là Author.
Tác phẩm được hiểu trong tiếng anh là Work/ Creation/ Creature.
Bên dưới là những từ vựng liên quan đến từ Quyền tác giả tiếng Anh có thể bạn quan tâm:
- Luật bảo thân (tiếng Anh là Habeas corpus)
- Thẩm quyền tài phán (tiếng Anh là Jurisdiction)
- Luật tự nhiên (tiếng Anh là Natural Law)
- Ý kiến của
tòa án (tiếng Anh là Opinion of the court) - Tranh luận miệng (tiếng Anh là Oral argument)
- Luật thành văn (tiếng Anh là Statutory law)
- Giám sát viên (tiếng Anh là Supervisor)
- Minh bạch (tiếng Anh là Transparent)
3. Quyền của tác giả đối với tác phẩm:
Quyền tác giả là một chế định pháp luật trong đó tập hợp các quy định cụ thể về việc bảo hộ các sáng tạo văn học và nghệ thuật của các tác giả, nghệ sỹ và các nhà sáng tạo khác – sau đây gọi là “tác phẩm”. Theo quy định, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo gốc. Chúng được bảo hộ bất kể chất lượng của chúng và bao gồm cả những hướng dẫn kỹ thuật và hình vẽ kỹ thuật đơn thuần. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tác phẩm sau được bảo hộ quyền tác giả:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Do vậy, tác giả của các chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh và truyền hình có sáng tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định thông thường cần hiểu rõ hình thức bảo hộ được trao cho các tác phẩm để khai thác chúng một cách hiệu quả.
Hơn nữa, những công ty hoạt động trong lĩnh vực không liên quan gì đến việc sáng tạo và phổ biến các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả cũng nên quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả bởi vì trang web của công ty, chương trình quảng cáo, tài liệu giới thiệu, tài liệu hướng dẫn và các tài liệu khác nhìn chung được bảo hộ quyền tác giả. Hơn nữa, những công ty này cần lưu ý khi sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ của người khác như chương trình máy tính bởi vì việc sử dụng công nghệ đang rất phổ biến hiện nay.
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được pháp luật quyền tác giả bảo vệ là sự sáng tạo về việc chọn lọc và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, bộ phận tạo hình, mã máy tính v.v… Do vậy, về cốt truyện, ý tưởng, ý nghĩa… của các tác phẩm có thể rất tương tự nhau nhưng cách thức thể hiện, sự sắp xếp ngôn từ v.v… được sử dụng để mô tả sẽ tạo ra tác phẩm gốc và được bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả tại Việt Nam đã được quy định chi tiết trong
– Quyền nhân thân
- Đặt tên cho tác phẩm
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Quyền tài sản
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tác phẩm được bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả là các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Chủ sở hữu quyền tác giả
Tại Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ có định nghĩa: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
Theo chúng tôi, định nghĩa này là chưa chặt chẽ, bởi Quyền tác giả bao gồm Quyền nhân thân và Quyền tài sản, nên đáng ra Chủ sở hữu quyền tác giả phải nắm toàn bộ nội dung quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản). Nhưng theo định nghĩa tại Điều 36 cho thấy Chủ sở hữu quyền tác giả chỉ nắm Quyền tài sản chứ không hề nắm Quyền nhân thân.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 39 thì: Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả hoặc Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả thì có thêm quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Đây chỉ là một phần của Quyền nhân thân. Do đó, thuật ngữ “Chủ sở hữu quyền tác giả” nên được hiểu chính xác là “Chủ sở hữu tác phẩm”.
4. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền gì?
Có toàn quyền sử dụng, bán, cho thuê,… ví dụ:
- Dịch tác phẩm sang ngôn ngữ khác;
- Chuyển thể tác phẩm (từ truyện thành phim, từ văn bản thành âm thành,…);
- Tái bản dưới mọi hình thức;
- Công khai chia sẻ đến công chúng (báo chí, truyền hình,…);
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với phần mềm máy tính, bản thu âm, video,…);
Kết luận: Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung còn rất yếu kém. Nhận thức của người dân vẫn còn chưa cao nên các hành vi vi phạm bản quyền vẫn xảy ra thường xuyên mà không hề bị xử lý.