Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể con người, động vật và thực vật. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài Tác dụng của lớp ôdôn đối với sinh vật cũng như con người? để biết rõ hơn
Mục lục bài viết
1. Tầng ozone là gì:
Tầng Ozone là một lớp sâu đặc thù nằm ở tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một khối lượng lớn của chất Ozone. Nhờ sự hiện diện của lớp Ozone này, phần lớn tia cực tím trong ánh sáng mặt trời đã bị hấp thu, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ các sinh vật và cây cối khỏi những tác hại không mong muốn của loại tia này. Dưới sự tác động của áp suất, nhiệt độ và các yếu tố tồn tại ở tầng bình lưu, cùng với yếu tố quan trọng nhất là tia cực tím, một nguyên tử Oxi (O2) sẽ kết hợp với một phân tử Oxi (O), từ đó hình thành chất Ozone có công thức hóa học là O3) và sinh ra một lớp mang tính chất dày đặc gọi là”tầng Ozone”. Thực ra, Ozone xuất hiện có ở gần mặt đất, nhưng nồng độ của chúng lại rất thấp. Chỉ khi tiến vào khu vực của tầng bình lưu mới có thể thấy độ đậm đặc của Ozone và sự hiện diện của nó như một lớp áo giáp bảo vệ Trái Đất.
Có thể phân chia Ozone thành hai loại chính:
– Loại có ích: Là loại được tạo ra tự nhiên, tồn tại trong tầng bình lưu.
– Loại có hại: Đây là kết quả của các phản ứng hóa học xảy ra giữa oxit nitơ và các hợp chất hữu cơ bay hơi dễ dàng (VOC), do hoạt động của con người gây ra. Thường thì những loại này xuất hiện ở tầng đối lưu hoặc trên mặt đất.
2. Vai trò của tầng ozone:
Ozone có ý nghĩa vô cùng to lớn với trái đất, môi trường sống cùng với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozone là hấp thụ những tia cực tím và bức xạ của mặt trời, không cho phép chúng chiếu xuống trái đất, góp phần bảo vệ sự sống và môi trường sinh thái trên trái đất. Tia cực tím là loại tia vô cùng có hại đối với cơ thể con người, được tầng ozone che chở, con người có thể phòng tránh được nguy cơ mắc phải những căn bệnh ngoài da và ung thư, ngăn chặn được các ảnh hưởng tiêu cực đối với sự sống và bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất.
Bảo vệ sự sống trên trái đất: Ozone giúp hấp thụ những tia cực tím rất có hại với thực vật trên Trái Đất. Nếu không có tầng ozone, những tia cực tím trong ánh mặt trời sẽ được chiếu trực tiếp xuống Trái Đất, thực vật sẽ cháy rụi và động vật sẽ phải đối diện với những bệnh ngoài da như ung thư da, phỏng, nhiễm trùng khi tiếp xúc với tia cực tím. Ở những khu vực xích đạo và cận xích đạo, chỉ số tia cực tím khá cao và nếu bạn phơi nắng ở đấy thì sẽ là một trải nghiệm đáng sợ. Đấy là đã được tầng Ozone hấp thụ đi phần nào đấy, nếu không có chúng chắc bạn hiểu mọi thứ sẽ thế nào.
Duy trì sự ôn hoà của khí hậu: Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, việc suy thoái của tầng Ozone hoặc hiệu ứng nhà kính là một phần ảnh hưởng đáng kể đối với thay đổi khí hậu, cũng vì lý do trên mà một vai trò ít được đề cập đến của tầng Ozone là sự đảm bảo một nền khí hậu ổn định và ôn hoà ở các khu vực của Trái Đất.
* Vai trò của ozone trong đời sống: Ozone được con người nghiên cứu và ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực, cùng với vai trò của tầng Ozone, chúng ta không thể không kể đến Ozone, một chất được ứng dụng rộng rãi và ngày càng phổ biến trong đời sống của con người.
– Làm chất khử trùng: Ozone là hợp chất có khả năng sát khuẩn và tiệt trùng cực cao, cũng nhờ đặc tính này nên nó được ứng dụng trong sát khuẩn, khử trùng nước sinh hoạt thay thế cho Clo như trước đây. Tất nhiên, giá của ozone cao hơn Clo nên ozone không được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế.
– Cải tạo nước thải: Ozone cũng có tác dụng cải tạo lại nguồn nước thải, khử độc các chất hoá học Phenol, thuốc trừ sâu, hoá chất diệt côn trùng, trừ nấm, hợp chất Xianua, các hợp chất hữu cơ gây hại. .. và ngoài ra, ozone còn phản ứng với các ion kim loại như kẽm, crom, mangan, niken. .. để biến nước thải trở thành trung tính.
* Ứng dụng trong nuôi trồng hải sản:
– Người ta sử dụng ozone để khử trùng nước biển sau khi qua bể lắng được sục thẳng qua hệ thống ozone trước khi đưa vào bể chứa, không cần trải qua quá trình xử lý bằng hoá chất.
– Ozone sẽ không làm biến đổi tính chất của nước biển, tạo môi trường sinh sống tự nhiên cho các loài thuỷ hải sản.
– Không cần phải mất chi phí để mua hoá chất, dễ tháo lắp, di chuyển thiết bị.
– Nhờ có ozone nên người ta giữ cho môi trường nước không bị ô nhiễm trong quá trình nuôi trồng.
– Tránh được rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn do việc ô nhiễm nước.
* Ứng dụng trong y tế:
– Khử trùng nước tinh khiết trước khi đóng chai, đưa ra thành phẩm đến tay người dùng
– Khử trùng các tác nhân gây ô nhiễm có trong nước bằng các biện pháp hoá học
– Hỗ trợ đáng kể trong quá trình oxy hoá các phân tử, được dùng phổ biến trong quá trình sàng lọc nhằm loại trừ asen và niken
– Làm sạch và tẩy trắng bề mặt: Sử dụng trong quá trình xử lý bề mặt chất dẻo nhằm tạo nên độ kết dính
– Dùng để đánh giá chất lượng trong từng lô cao su để từ đó quyết định chu kì tuổi thọ của từng lô cao su
* Ứng dụng trong y học
– Kết hợp với ion hypoclorit được sản sinh một cách tự nhiên từ những tế bào bạch cầu và rễ của loài cây vạn thọ cũng là cách phá huỷ những vật thể lạ.
– Cân bằng sự oxi hoá và hỗ trọ oxi hoá của cơ thể, bởi vì thông thường thì cơ thể sẽ phản ứng với sự có mặt của oxi thông qua việc tiết ra những enzim kháng oxi hoá.
– Ozone được xem như chất làm sạch không khí để từ đó tạo ra oxi hoạt hoá.
– Ozone cũng được tìm thấy để chuyển hoá cholesteron trong không khí thành oxi nhưng nó có thể gây nên bệnh Alheimer.
– Trong nhà người ta cũng thường trồng cây thông bởi vì nó tạo ra khí O3 nhiều.
3. Nguyên nhân gây ra thủng tầng Ozone:
Hiện nay tầng Ozone đang ở mức báo động vì đã bị suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giảm của tầng Ozone được chia làm hai loại:
– Nguyên nhân bắt nguồn từ thiên nhiên: Mặt trời, gió và tầng bình lưu nếu bị biến đổi sẽ làm tầng ozone suy giảm. Tuy nhiên đây chỉ là tác động nhất thời, gây ra không vượt quá 2%
– Nguyên nhân do nguồn tư hoạt động con người:
+ Nguyên nhân chủ yếu làm nhiệt độ tầng Ozone hạ xuống mức báo động chủ yếu là do hoạt động của con người. Cụ thể là việc sử dụng quá mức clo và brom từ những hơp chất hoá học như CFC, halon, CH 3 CCl 3, v.v. Các chất khí này được gọi là ODS – những chất làm suy giảm tầng ozone chính.
+ Với khí CFC, có thời gian dài con người dùng khí trong điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh thường xuyên, và sau đó các nhà khoa học đã khám phá ra khí này làm suy giảm tầng ozone, thậm chí ở Nam Cực đến mức báo động. Hiện khí đã bị cấm khai thác hay sử dụng trong các quá trình sản xuất.
+ Một nguyên nhân khác gây ra thủng tầng ozon chính là ô nhiễm bầu không khí. Đó cũng là nguyên nhân nghiêm trọng không chỉ đe doạ đến tầng ozone mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
4. Hậu quả việc suy giảm tầng Ozone đem lại:
– Tác động đối với môi trường: Sự suy giảm tầng ozone cũng là tác nhân gây bệnh ung thư phổi, các u ác tính. Bên cạnh đó nếu tiếp xúc với tia UV sẽ ảnh hưởng xấu, mắc các bệnh lý về da
– Tác động đến hệ động – thực vật
+ Làm tổn hại đến sinh vật biển: Tổn thương tầng ozone sẽ làm mất cân đối hệ sinh thái thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có tác động xấu lên sự phát triển của các loài tôm, cua, ghẹ, . .. Làm suy giảm khả năng sinh sản của tôm cá.
+ Đối với sinh vật, chúng ta sẽ thấy sự tổn hại của thực vật thông qua những thay đổi về sự sinh trưởng, thành phần dinh dưỡng, . .. Khả năng quang hợp của thực vật cũng bị suy giảm theo hiện tượng này
– Làm suy giảm chất lượng không khí: Tầng ozone suy giảm kéo theo lượng cực lớn bức xạ tử ngoại UV-B xuống đất, các phản ứng hoá học từ đất cũng tăng theo và sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí.
5. Con người cần hành động gì để ngăn chặn suy giảm tầng ozone?
Mỗi người chúng ta là một cá thể độc lập, có trách nhiệm chung tay với cộng đồng bảo vệ, ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozone hay cũng chính là tham gia để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta. Mỗi cá nhân hãy tự mình hành động hoặc tham gia vào những hoạt động ngăn ngừa suy giảm tầng ozone như sau:
– Học cách tiết kiệm năng lượng, nguồn nước sạch, điện năng trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
– Hướng tới sử dụng những phương tiện giao thông ít khói thải ra môi trường, hạn chế lượng xe cũng như những trang thiết bị gây ô nhiễm môi trường.
– Tự bảo vệ sức khoẻ cho mình bằng việc sử dụng áo khoác che nắng, nón, kính khi đi ngoài đường.
– Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, khuyên mỗi gia đình nên sử dụng hệ thống lọc nước sạch đầu nguồn nhằm bảo vệ sức khoẻ cả nhà.
– Tận dụng ánh sáng mặt trời để làm việc ban ngày, hạn chế sử dụng điện khi không cần thiết.
– Lựa chọn sử dụng những vật liệu có thể tái chế được như: hộp nhựa, ống hút tre, túi nilon ….. giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilon, hộp giấy, những vật dụng tiêu dùng một lần.
– Tích cực trồng thêm cây xung quanh nơi mình sống, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.