Chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về dạy chữ dạy người bao gồm các bài văn mẫu hay nhất để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người:
Từ xưa đến nay, dạy học và phát triển giáo dục là vấn đề quan trọng của nhiều nước trên thế giới. “Dạy chữ” là dạy kiến thức, “dạy người” là dạy cách đối nhân xử thế, dạy đạo đức. Một người có học thức phải song hành với đạo đức, như vậy người khác mới kính trọng. Nhiều người chỉ quan tâm đến kiến thức để hơn người, làm ăn thành đạt, có nhiều tiền nhưng quên mất việc học đạo đức, lễ nghĩa. Một người dù cho giỏi đến cỡ nào mà không có đạo đức thì chẳng ai quý trọng cả. Những tên trộm, sát thủ thông minh nhưng vô đạo đức mà làm những việc xấu thì bị cả xã hội lên án. Thời đại xã hội tiên tiến hiện nay rất nhiều người thường chạy theo học thức, nhưng bỏ quên mất một điều quan trọng là con người thì phải có trí tuệ và đạo đức song hành. Người có đạo đức nhưng không có trí tuệ ứng dụng nó vào đời sống thì cũng chẳng giúp gì được cho xã hội. Người có trí tuệ, thông thái nhưng sống thiếu đạo đức thì càng làm xã hội ngày một xấu đi. Người có học thức tốt lẫn đạo đức đều được mọi người yêu mến và giúp ích cho xã hội. Cho nên, có trí tuệ thì cũng phải có đạo đức, cũng như dạy chữ thì cũng phải đi kèm với dạy người vậy.
2. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người hay nhất:
Thầy cô giáo – những người lái đò lặng thầm, đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai luôn là những người đem lại cho ta con chữ, dạy chúng ta làm người. Nét chữ là nét viết, là con chữ mà con người có được trong quá trình học tập và rèn luyện. Để có được nét chữ không thể không nhắc đến công lao của thầy cô. Thử hỏi xem, nếu không có thầy cô, làm sao chúng ta biết viết. Ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” quả đúng không sai. Hơn thế nữa, khi chúng ta sinh ra, chúng ta làm gì đã có nhân cách. Chính vì vậy mà bố mẹ, ông bà, thầy cô đã dạy chúng ta cách làm người. Vấn đề này là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, nếu không dạy chúng ta cách làm người tốt, thì làm sao chúng ta trở thành một con người có ích cho xã hội. Thử hỏi xem, những kẻ trộm cắp, hay làm điều sai trái, họ có được dạy cách làm người hay không. Vì vậy, dạy chữ dạy người là một việc làm vô cùng quan trọng. Đòi hỏi công tác giáo dục của thầy cô và cha mẹ phải thật đúng đắn, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Tuyệt đối không được đốt cháy giai đoạn. Không dạy những điều quá với lứa tuổi, giai đoạn phát triển của trẻ.
3. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người ấn tượng:
Ngày nay, quan niệm “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề” được vận dụng vào trong giáo dục từ phổ thông cho đến giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Ngay cả trong giáo dục Mầm non, các bé đến trường cũng được làm quen với chuyên đề lễ giáo “đi thưa về trình”, học làm cô giáo, chú cảnh sát giao thông, cô y tá… trong các trò chơi có tính “hướng nghiệp”. Tuy vậy trong thời gian qua, việc thực hiện “Dạy chữ, dạy người, dạy nghề” như thế nào ở nước ta cũng chưa được hiểu và thực hiện thông suốt nhất là trong giáo dục phổ thông, bậc học nền tảng của nước nhà.
Trong thực tế, việc đặt nặng xem nhẹ một trong ba yếu tố nói trên thường xuyên diễn ra ở từng lúc, từng nơi. Trong đó việc thiên về dạy chữ, xem nhẹ dạy người, dạy nghề là xu hướng chính. Do vậy mục tiêu giáo dục toàn diện khó đạt được mà thường lệch về trí dục. Việc lệch hướng này diễn ra trên nhiều hoạt động giáo dục hiện nay như: Dạy học, quản lý, đầu tư cho giáo dục; thi, kiểm tra, đánh giá giáo dục…thậm chí cả những cuộc thi trên TV, online cũng nhằm khai thác trí dục và trí lực là chính.
Hiểu theo thông thường thì dạy chữ là trang bị kiến thức cho người học, dạy người là giúp hình thành đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho người học và dạy nghề là giáo dục hướng nghiệp, giúp người học chọn nghề phù hợp hoặc đào tạo nghề để người học trở thành người lao động tốt trong tương lai.
Cả 3 yếu tố đó tuy có mục tiêu riêng nhằm giáo dục hình thành cho người học những phẩm chất: đạo đức, tri thức, nghề nghiệp. Nhưng cả ba yếu tố đều có một điểm chung là dạy học (dạy tri thức, dạy làm người, dạy nghề đều là dạy).
Do vậy, trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục hiện nay, chúng ta có thể xuất phát từ quan niệm dạy học chung nhất để xây dựng quan niệm dạy chữ, dạy người, dạy nghề sao cho phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới.
Thật vậy, chúng ta tiến hành đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa, trong nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin và nước nhà đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vì vậy, quan niệm về dạy học trước đây cũng cần có sự bổ sung đổi mới thích ứng với điều kiện mới, thay đổi mới.
Nếu như trước đây dạy học được coi là các thao tác có mục đích nhằm chuyển các hiểu biết, các giá trị mà cộng đồng, nhân loại đã đạt được vào bên trong người học…thì nay có lẽ nên bổ sung thêm:…giúp người học từng bước có được năng lực tư duy, năng lực hành động và có khả năng giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mình là điều hợp lý.
4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa dạy chữ và dạy người ý nghĩa:
Ở bất kì giai đoạn nào một xã hội nào cũng vậy “ việc dạy chữ dạy người” đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó thúc đẩy mọi sự phát triển kinh tế xã hội. Để có một nền kinh tế phát triển thì cần phải có những con người đủ năng lực cả đức lẫn tài. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra liên tục trên khắp đất nước, nó đòi hỏi phải có những con người lao động mới có bản lĩnh có năng lực chủ động sáng tạo dám nghĩ dám làm thích ứng với thực tiễn đời sống xã hội. Bác Hồ đã nói có đức mà không có tài làm việc gì khó ngược lại có tài mà không có đức là vô dụng. Bác Hồ coi trọng người có cả đức lẫn tai. Do vậy việc dạy chữ dạy người vô cùng quan trọng trong trường học phổ thông hiện nay.
Như chúng ta đã biết dạy chữ nghĩa là việc trang bị kiến thức. Còn khái niệm dạy người, ta cần phải hiểu rộng hơn không nên chỉ giới hạn trong phạm vi giáo dục đạo đức, lối sống mà còn bao hàm cả trang bị kỹ năng sống, hiểu biết về khoa học xã hội để từ đó hình thành, rèn luyện và phát triển nhân cách cho học sinh. Hiện tại, chúng ta đang hướng về dạy chữ mà chưa để tâm tới việc dạy người, hay nói cách khác là chưa cân đối giữa hai mục tiêu ấy”
Bên cạnh một số nội dung đã làm được, chương trình, SGK giáo dục phổ thông ở một số khâu còn thiếu tính khoa học, chưa bảo đảm tính liên thông, thống nhất, tích hợp một cách khoa học giữa các cấp học, môn học, còn coi nặng việc “dạy chữ” hơn là “dạy người”, từ đó gây mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Khối lượng kiến thức trong chương trình, sách giáo khoa quá nhiều, dẫn đến sự “quá tải”. Nội dung chương trình chưa hướng tới mục đích chính là dạy người nên tuy nhà trường có quan tâm nhưng cách thực hiện, cách lựa chọn nội dung cũng như xác định thời lượng cần thiết dành cho nó đều chưa thỏa đáng. Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức là chủ yếu, chúng ta phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực tiềm ẩn của học sinh. Đó cũng là định hướng mà chương trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang hướng tới.
THAM KHẢO THÊM: