Gợi ý và mẫu văn Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua truyện Tấm Cám siêu hay trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức, biết cách viết bài văn nghị luận hay, đủ ý để đạt được điểm cao trong bài viết sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý bài phân tích cuộc đấu tranh giữa thiện ác trong Tấm Cám hay nhất:
Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu bài câu chuyện Tấm Cám, về ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu xa
Việt Nam ta có kho tàng đồ sộ về những câu chuyện cổ tích với biết bao ý nghĩa, bài học sâu sắc làm lay động lòng người đã truyền qua biết bao đời nay. Đó có thể là lời răn dạy về lối sống “Tôn sư trọng đạo”, là lời dạy về đức tính cần cù chăm chỉ, cũng có thể là bài học về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu. Trong đó có câu chuyện “Tấm Cám” là một trong những câu ca dao thể hiện rõ ràng nhất bài học về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người thiện và kẻ xấu. Vậy bài học này có ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay không.
Thân bài
– Khái quát nội dung của truyện “Tấm Cám”
Tấm tuy là con người lương thiện nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại, bắt làm việc nặng nhọc, Cám được mặc đẹp, được ăn đủ thứ nhưng Tấm không thì vẫn phải làm việc nhà nhưng lại bị ghét bỏ.
Tấm được ông Bụt cứu giúp một người mà sau này được nhân dân ta tạo dựng thành nhằm giúp cho con người gặp may mắn “ở hiền gặp lành”.
Tấm luôn bị mẹ con Cám hãm hại, thậm chí đến lúc Tấm hoá thành chim vàng oanh, quạ hay ngựa cưỡi thì vẫn bị Cám hãm hại.
Đến khi Tấm quay trở lại làm người, quay lại hoàng cung, như “tức nước vỡ bờ” Tấm quay lại trừng trị mẹ con Cám, Tấm cho người dội nước sôi lên Cám, đem xác của Cám ngâm nước mắm mang đến cho mẹ Cám ăn.
Phân tích cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và cái ác qua câu chuyện “Tấm Cám”
– Tấm là hiện nguyên hình mặt thiện, của người tốt.
– Mẹ con Cám là hiện thân cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng xảo quyệt, độc ác, nhiều mưu mô. Khi Tấm về sống cùng với mẹ con Cám: mẹ con Cám tước đoạt hết quyền lợi cả về thể xác lẫn tinh thần của Tấm. Sau khi Tấm thành hoàng hậu: học vẫn tiếp tục lừa giết Tấm, tước đoạt hết các kiếp hoá thân của Tấm. Cuộc đấu tranh giữa cái Tấm – mẹ con nhà Cám là đỉnh điểm của cuộc đấu tranh giữa cái thiện – cái ác, giữa cái tốt – cái xấu xa. Cái thiện luôn bị cái ác chà đạp, ức hiếp. Ban đầu, Tấm nhu nhược, thụ động, chỉ biết dựa dẫm vào Bụt. Về sau này, Tấm đã vươn lên, chủ động đấu tranh để tìm công bằng.
– Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và ngày nay.
Trong xã hội xưa: Cái ác luôn có thế lực mạnh mẽ, dùng thủ đoạn để làm tổn hại điều thiện. Cái thiện không đơn độc mà luôn có sự trợ giúp của nhiều người, với sự trợ giúp của tri thức trở lên lớn mạnh và trưởng thành hơn nữa. Cái thiện phải tự thân đấu tranh mới có hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh ấy cái thiện sẽ phải vượt qua vô vàn khó khăn, tuy nhiên kết quả cuối cùng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, cái ác sẽ bị trừng trị. Trong xã hội ngày nay: Cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại như cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, đẹp và xấu trong xã hội vẫn tồn tại song song như một quy luật tất yếu. Đặc biệt là mặt thiện và cái ác vẫn cùng đồng hành trong mỗi chúng ta khiến mỗi cá nhân phải tự thách đấu nhằm hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng xảo quyệt tinh vi, chúng càng khoác nhiều lớp mặt nạ đẹp mắt làm chúng ta choáng ngợp và dễ phạm sai lầm.
Cái thiện phải tạo dựng được địa vị xã hội vững vàng, ý chí kiên định, tinh thần dũng cảm đấu tranh chống cái ác.
– Ý nghĩa của cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay
Mặc dù cái ác được che đậy bởi nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, ngày càng xảo quyệt hơn, chúng được khoác nhiều lớp mặt nạ đẹp nhưng vẫn thua cái thiện, cái đẹp.
Cái ác sẽ bị trừng thị thích đáng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Mỗi chúng ta cố gắng xây dựng một đạo đức tốt, sống lương thiện trong sáng để mỗi có một cuộc sống vui vẻ và trọn vẹn nhất, rèn luyện nhân cách tốt để đề kháng lại những ảnh hưởng xấu, cương quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
Kết bài:
Nêu suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và ngày nay
Câu chuyện như một lời nhắc nhở sâu sắc về một nhân cách tốt đẹp luôn vững vàng trước những cám dỗ xấu, cương quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.
2. Dàn ý đọc truyện tấm cám anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác ý nghĩa nhất:
Mở bài:
Tấm Cám dù là câu chuyện cổ tích đã xa cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội nêu ra trong câu chuyện ấy đến nay vẫn giữ vẹn nguyên ý nghĩa giáo dục con người. …. Bạn nên đưa thêm nội dung câu chuyện, từ đó ta thấy cuộc tranh đấu của thiện cuối cùng cái thiện cũng giành chiến thắng.
Thân bài:
– Vì đây là bài phát biểu cảm nghĩ cho nên không có ý nào đồng nhất. Có thể khai triển theo những luận điểm cơ bản sau: Trong xã hội cũ: Nạn nhân của cái ác chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu nhưng có tấm lòng nhân ái. Truyện Tấm Cám cũng không ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu đựng nhiều bất hạnh khi mồ côi mẹ từ bé, người cha cưới vợ đã có một người con riêng. … Bạn nên đưa thêm vài chi tiết nêu bật nỗi bất công mà cuộc đời đã ban tặng cho Tấm (như làm lụng vất vả. ..). Chú ý khi thêm dẫn chứng cần chú ý đến việc có sự hiện diện của Bụt => chỉ có những người có tấm lòng trong sáng mới có thể làm vui lòng các thế lực siêu nhiên (như ông Bụt, bà Tiên. . v. . v). Nên chú ý nói về 4 giai đoạn trong cuộc đời Tấm.
– Trong xã hội nay: Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, vì cuộc đời vẫn có những bất công. Nên áp dụng những tri thức thực tiễn trong đời sống nhằm làm sáng tỏ điều này. => Dù là xã hội xưa và nay bao giờ phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC sẽ bị diệt vong. còn người sống ác độc sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Quy luật: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” Rút ra bài học cho bản thân
Kết bài:
Liên hệ bản thân rút ra bài học: Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không những tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người. Cần rèn luyện phẩm chất đạo đức để tỉnh táo trước những cám dỗ xấu. Kiên quyết đấu tranh với cái xấu, cái ác trong xã hội.
3. Một số bài văn mẫu phân tích hay nhất:
3.1. Bài phân tích cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong Tấm Cám – Mẫu 1:
Thiện, ác vẫn là mâu thuẫn muôn thuở trong đời sống xã hội. Và vấn đề này đã được nhắc đến khá phổ biến trong các sáng tác văn chương, đặc biệt là các truyện cổ tích. Trong các truyện cổ tích ấy nổi bật hơn hết là sự đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám. Đọc chuyện xưa và ngẫm về câu chuyện hôm nay ta biết rằng cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vẫn đang từng ngày tiếp diễn, không có hồi kết. Thiện và ác là hai phạm trù trái ngược nhau. Thiện được hiểu là những hành động, việc làm có ý nghĩa cao đẹp được thực hiện để giúp đỡ cộng đồng, xã hội, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho những người chung quanh. Ác được hiểu là những lời nói, việc làm, hành động xấu xa tạo nên những khổ đau hoặc tai hoạ đối với kẻ khác. Trong cuộc sống kẻ ác thường là đối tượng bị phê phán, bị chỉ trích.
Thiện – ác là hai phạm trù trái ngược nhau, chúng luôn tồn tại song hành với nhau. Đó là cuộc đấu tranh muôn đời, và trong cuộc đấu tranh ấy con người luôn có niềm tin chiến thắng tất yếu sẽ thuộc về cái thiện. Trong truyện cổ tích Tấm Cám ta thấy cuộc đấu tranh giữa thiện và ác có thể phân thành hai chặng khá rõ rệt, trong đó Tấm tượng trưng cho cái thiện, Cám và mẹ tượng trưng cho cái ác. Trong đoạn đầu, cô Tấm thảo hiền, nhân hậu thường hiện lên trong tư thế bị động. Cô phải lao động quần quật cả ngày, không bao giờ được ngơi tay, trong lúc đó Cám chỉ rong chơi, chứ không giúp đỡ gì Tấm. Không chỉ bị bóc lột về sức lao động, Tấm cũng bị tước đoạt niềm vui tinh thần: mẹ Cám biết con gái bà chắc đã đem cắp giỏ tép đến trước để trao yếm đào, bà đã làm ngơ và nhận phần thưởng đáng lẽ đã thuộc về Tấm. Không chỉ thế, bà Tấm còn nhẫn tâm hại chết Cám, cô bạn thân của Tấm. Ngày đi xem hội, giống những cô gái khác, Tấm cũng mang trong lòng niềm vui sướng, nỗi khao khát được đi, tuy nhiên mẹ Cám đã ngăn cản hy vọng của cô, mẹ Cám trộn thóc với đậu và bảo Tấm nhặt riêng mỗi loại. Những lần như thế, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc lóc, mong chờ sự can thiệp của Bụt sẽ cứu giúp cô. Rõ ràng, ban đầu Tấm – cái thiện vẫn lép vế, yếu ớt không dám đấu tranh, phản kháng với cái ác. Có chăng cũng chỉ là vài giọt lệ nhằm cầu mong sự phù hộ của thần linh. Cái ác áp đảo, ngày càng khiến cho cuộc sống của Tấm trở nên khốn khổ, cơ cực hơn bao giờ hết. Nhưng ở một góc độ nào đó có thể hiểu, nàng Tấm nhẫn nhịn cam chịu chỉ muốn một cuộc sống bình yên cho riêng bản thân. Nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng” cái ác lộng hành, phá phách, còn cái thiện đã phải đứng lên tranh đấu.
Sang đến chặng thứ hai, Tấm không còn là một người con gái nhu mì, cam chịu mà thay vào đó là một cô Tấm với sự đấu tranh mãnh liệt nhằm giành lại hạnh phúc cho mình. Mụ dì ghẻ và Cám tiếp tục bức hại Tấm, bằng nhiều thủ đoạn khiến Tấm không thể nào hoá thân. Ngược lại với âm mưu độc ác ấy, cô Tấm vùng dậy, hoá thân vào những nhân vật khác nhau: chim phượng hoàng – cây xoan đào – khung cửi – quả thị. Đến đây Tấm không còn khóc để chờ đợi sự trợ giúp của thần linh nữa mà đứng lên chiến đấu bằng chính thực lực của bản thân, nhằm bảo toàn danh dự của bản thân. Trải qua bao sóng gió, nhiều lần bị hãm hại, cuối cùng cô Tấm đã đăng quang ngôi hoàng hậu, và mẹ con Cám bị trừng phạt đích đáng. Đây là kết cục vô cùng hợp lí thể hiện đạo lý “ở hiền gặp lành, phúc đức” của dân tộc ta.
Không chỉ có ở truyện cổ tích Tấm Cám mà rất nhiều câu chuyện cổ tích khác cũng sẽ có kết cục giống như thế này: Cây khế, Thạch Sanh, . .. Kết thúc có hậu đã thể hiện ước mơ từ ngàn đời của cha ông ta về công bằng, lẽ phải trong cuộc sống. Đồng thời phản ánh quy luật tất yếu của cuộc sống cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác. Nhìn chuyện cũ, ta chợt suy nghĩ đến cái thiện và cái ác trong cuộc sống hiện tại. Nếu xưa, thiện và ác được phân ra giới vức khá rạch ròi, người thiện không thể là người ác và người ác mãi mãi cũng không thể nào là người thiện thì cuộc sống hiện tại ranh giới giữa thiện ác trở nên mong manh hơn. Ta đi trên xe buýt, ta trông thấy người móc túi nhưng sợ bị vạ lây, nghĩ rằng người bị móc túi cũng không liên quan gì mình, ta mặc kệ, như vậy bản thân chúng ta đã vô tình để cho cái ác có dịp tung hoành.
Hay ta nhìn thấy bạn quay cóp trong giờ thi nhưng ta xót bạn, nghĩ bạn không hiểu bài mà ta bỏ qua. Tình thương ấy cũng có thể là liều thuốc độc giết chết nhân cách của bạn. Từ hành vi ấy sẽ là tiền đề phát sinh các hành động xấu sau này. Nếu ta không chặn đứng nó ngay, rễ ác mọc lên, không bao giờ ta diệt tận gốc cái ác được. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên cam go hơn, khốc liệt hơn khi cái ác ngày càng trở nên tinh vi, với những thủ đoạn khó lường hơn. Nhưng dẫu có như nào, cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, đây là niềm tin tưởng cũng là chân lý bất diệt của muôn thế hệ mai sau. Để những cái thiện có thể chiến thắng cái ác, những rễ ác không có cơ hội mọc lên thì bản thân chúng ta phải là những người bản lĩnh. Bản thân mỗi người cần phải hướng thiện, sống nhân ái, giúp đỡ nhiều người. Có đủ bản lĩnh, dũng khí để vạch mặt kẻ ác, ác xấu xa để chúng không có cơ hội lây lan sang những kẻ xung quanh.
Con đường tranh đấu của cái thiện với cái ác là một hành trình đầy gian nan, thử thách, có những lúc cái thiện cũng phải lùi bước, để cái ác đè bẹp. Nhưng đến sau cùng thì cái thiện sẽ dành phần thắng, những con người chất phác, lương thiện sẽ được tận hưởng cuộc sống bình yên, cái ác, xấu xa sẽ bị trừng phạt đích đáng.
3.2. Bài phân tích cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong Tấm Cám – Mẫu 2:
Tấm Cám là một câu truyện cổ tích kinh điển của dân tộc Việt Nam. Nó mang đậm ý nghĩa giáo dục con người. Thông qua câu chuyện cuộc đời cô Tấm, câu chuyện đã đánh bật những mâu thuẫn giữa thiện – ác trong cuộc sống. Tôi đã nghe bà nói rất nhiều nhưng giờ đây khi có dịp ngồi suy ngẫm và đọc tôi mới thực sự hiểu được bài học đạo đức mà câu chuyện này muốn truyền tải. Sớm mồ côi cha mẹ, cô Tấm ra đời trong sự hắt hủi của gì ghẻ và Cám. Hằng ngày cô phải làm mọi công việc nặng nhọc để đổi lại đòn roi của Cám và những lời chửi mắng của em. Cuộc sống cứ thế trôi qua để lại cho cô Tấm vô vàn những vết thương khó có thể hàn gắn. Không ai biết đến cô, không ai làm bạn với cô trong những lúc buồn, cô Tấm chỉ biết khóc. Dù nỗi đau nối tiếp nỗi đau, vết thương chồng chất thêm nhưng vết thương ấy cô vẫn giữ trọn vẹn chữ hiếu cùng điều và nghĩa với thằng em cay ác.
Từ xưa đến nay, hình ảnh cô Tấm đã trở thành một khuôn mẫu để thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, chịu thương chịu khó và cô vô cùng hiếu thảo. Nhưng cô không được sống trong những điều mà lẽ ra cô phải được hưởng để xứng với phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Việc hằng ngày gì ghẻ và Cám vẫn hành hạ cô Tấm đã thể hiện rõ ràng cho chúng ta biết rằng mâu thuẫn xã hội đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ lúc con người có tri thức, cái thiện và cái ác đã cùng song hành trong xã hội. Không nơi đâu tồn tại hết những người tốt, và cũng sẽ chẳng có một xã hội với toàn nhưng công dân xấu đâu. Cái tốt cái xấu đã và đang hiện hữu trong mỗi người, thật sai lầm khi chúng ta sống mà chỉ cố làm cho tốt! Người tốt thật sự là người có thể tự giác nhận thấy những lỗi lầm của mình và không lập lại chúng.
Trở lại với câu chuyện của cô Tấm, ở đoạn cuối chúng ta có được một kết thúc đẹp cho nhân vật chính của câu chuyện tuy nhiên ít ai nhận thấy rằng để có niềm hạnh phúc ấy thì cô Tấm đã phải đứng đấu tranh rất vất vả. Cô chết đi rồi sống lại bấy nhiêu lần mới có được niềm hạnh phúc ấyCái ác có thể mạnh mẽ nhưng không tồn tại mãi mãi, cái thiện dù yếu nhưng sẽ mãi luôn tồn tại để đấu tranh chống lại cái ác. Và như là một chân lý, người ở hiền ắt sẽ gặp lành và kẻ gieo gió rồi cũng có ngày gặp mưa.