Bài viết dưới đây là bào phân tích về suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình hay nhất. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
- 1 1. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh hay nhất:
- 2 3. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh ý nghĩa nhất:
- 3 4. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh ấn tượng nhất:
- 4 5. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh sấu sắc nhất:
1. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh hay nhất:
Mẫu 1:
Trong truyện Bố của Xi-mông, chắc hẳn bạn đọc sẽ ấn tượng với chi tiết khi Xi-mông đột ngột đề nghị bác thợ rèn Phi-líp làm cha mình. Mẹ của Xi-mông là chị Blăng-sốt khi còn trẻ đã bị một người đàn ông lừa dối. Vì vậy, Xi-mông ngay từ khi sinh ra đã không có bố. Mỗi khi đến trường, cậu thường bị bạn bè trêu chọc và chế giễu chỉ vì không có bố. Xi-mông cảm thấy rất buồn. Một ngày nọ, cậu lang thang đến bờ sông, lúc đó cậu rất buồn và chỉ muốn chết đi cho xong. Thật trùng hợp, đúng lúc đó, bác thợ rèn Phi-líp đi ngang qua. Bác đến hỏi thăm và lắng nghe tâm sự của Xi-mông. Không chỉ vậy, bác còn hứa sẽ cho cậu bé một người cha và đưa Xi-mông về nhà với mẹ. Khi về đến nhà, Xi-mông đã hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với cậu có lẽ không có gì tuyệt vời hơn việc có một người cha. Và sẽ tuyệt vời hơn nữa nếu người đó là bác thợ rèn Phi-líp. Lời đề nghị của Xi-mông với bác thợ rèn xuất phát từ mong muốn của em, muốn có một người cha để yêu thương, và em thấy được lòng tốt, tình cảm của bác thợ rèn. Dù đây chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng lại tạo nên giá trị lớn cho tác phẩm.
Mẫu 2:
Trong truyện Bố của Xi-mông có chi tiết Xi-mông bất ngờ đề nghị bác Philip làm cha mình: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Một câu hỏi nhẹ nhàng, ngây thơ không có chủ định của Xi-mông khiến mọi người có mặt đều im lặng. Khuôn mặt mẹ Xi- đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy, bác Phi-lip đứng đó xúc động, không biết phải rời đi thế nào. Dù sâu thẳm trong lòng Xi-mông chỉ khao khát có một người cha, dù chỉ một lần như bao người bạn cùng lứa để không bị cười chê, bị bắt nạt. Những lời nói giản dị của một đứa trẻ ngây thơ nhưng lại tạo nên một cảm giác cay đắng cho người đọc. Cậu bé tội nghiệp của chúng ta thật đáng thương, xã hội thật bất công và vô tình khi mang đến cho Xi-mông nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khi được bác Phi-lip đáp trả “Có chứ, có muốn”, trong khoảnh khắc ấy, tâm hồn cậu bé bất hạnh Xi-mông ngập tràn hạnh phúc, cậu cảm nhận được tình cảm ấm áp của một người cha, niềm tự hào khi có cha. Ngày hôm sau, Xi-mông dẫn tay bác Phi-lip đến trường và tự hào nói với những người bạn thường trêu chọc và đánh đuổi em rằng: “Đây là bố tao, bố tao tên là Phi-lip”. Một câu nói nhưng chứa đựng sự tự hào và kiêu hãnh của một cậu bé luôn khao khát tình yêu thương của người cha. Qua câu chuyện ngắn, chúng ta thấy được sự thật rằng có cha là điều vô cùng hạnh phúc. Một gia đình cần có cả cha và mẹ, chỉ khi đó trẻ em mới có thể lớn lên vững vàng và được hạnh phúc trọn vẹn.
3. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh ý nghĩa nhất:
Tình huống Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm cha của mình là một hành động khiến người đọc vô cùng xúc động. Xi-mông từ nhỏ đã không có cha, vì vậy cậu cảm thấy rất tủi thân, bất hạnh và rất đau khổ khi bị bạn bè trêu chọc. Trong lúc em đang tuyệt vọng nhất thì may mắn gặp được bác Phi-líp. Khi được bác hỏi han, câu trả lời của em với bác như một sự khẳng định về nỗi tuyệt vọng và bất lực của em. Câu nói “cháu không có bố” khiến cậu bé mất rất nhiều thời gian để thốt ra, nhưng Xi-mông đã lặp lại hai lần như tiếng nấc, như một tiếng gào thét của cậu bé trước số phận bất hạnh của mình. Khi bác Philip đưa Xi-mông trở về nhà, tâm trạng em không vui vẻ mà đau đớn và buồn bã hơn. Nỗi đau của em dường như bùng lên và vỡ ra, em òa khóc ôm chầm lấy mẹ, nhớ lại ý định tử tử của mình. Em luôn khao khát có được tình yêu thương của cha, mong muốn rất giản dị của em là được như những đứa trẻ khác có cha để yêu thương và bảo vệ. Điều đó thôi thúc cậu bé, khiến Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Em hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với Xi-mông không có gì tuyệt vời hơn việc có một người cha. Cha là một điểm tựa mang lại cho cậu niềm tin mạnh mẽ để để Xi-mông có thể “đưa con mắt thách thức chúng”, và em “sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn bỏ chạy” với những đứa bạn hay trêu chọc mình. Qua nỗi buồn và niềm vui của cậu bé, vẻ đẹp và sự ấm áp tình người và nỗi khát khao có một người bố, có một chỗ dựa tinh thần đã được tác giả khắc họa rõ nét.
4. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh ấn tượng nhất:
Khi đọc tác phẩm “Bố của Xi-mông”, chi tiết lời đề nghị của Xi-mông dành cho bác thợ rèn Phi-líp là một chi tiết vô cùng ấn tượng. Xi-mông từ nhỏ đã không có bố, vì vậy cậu luôn bị các bạn ở trường trêu chọc và xa lánh. Xi-mông cảm thấy rất tủi thân và buồn bã nên cậu đã lang thang một mình ở bờ sông. Khi đó trong đầu cậu nảy ra ý nghĩ chỉ muốn chết đi cho xong. Thật may, đúng lúc đó, bác thợ rèn Phi-líp tình cờ đi ngang qua và thấy cậu. Bác đã hỏi thăm và kiên nhẫn lắng nghe Xi-mông tâm sự. Sau khi nghe xong chuyện, bác đã hứa sẽ cho Xi – mông một ông bố, rồi đưa cậu trở về nhà với mẹ. Nhân vật bác Phi-líp trong tác phẩm là một người đàn ông hiền lành và rất tốt bụng. Vì vậy, bác xuất hiện như một ông bụt trong truyện cổ tích, giúp cho cuộc sống của Xi – mông ý nghĩa hơn. Và chính khát khao luôn muốn có một người bố đã thôi thúc Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Cậu bé đã đề nghị: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Với cậu bé, điều hạnh phúc nhất chỉ đơn giản là có một người bố. Qua đó ta thấy được khao khát của cậu bé muốn được yêu thương và sống trong gia đình hạnh phúc có cha và mẹ.
5. Suy nghĩ trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của minh sấu sắc nhất:
Trong tác phẩm Bố của Xi-mông tác giả đã khắc họa hình ảnh nhân vật Xi-mông vô cùng đáng thương, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Xi-mông là một đứa con ngoài giá thú. Mẹ cậu vì một lỗi lầm mà giờ đây phải một mình nuôi cậu dưới con mắt lạnh lùng của dân làng. Ở trường, cậu cũng bị bạn bè kỳ thị, đánh đập. Vì thế, cậu đã ra bờ sông định tự tử. Nhưng khi nhìn thấy cảnh đẹp, nhìn thấy con ếch xanh, cậu quên mất ý định tự tử và thích thú với những trò chơi thú vị. Nhưng đột nhiên nhớ lại ý nghĩa ban đầu, cậu buồn bã và khóc mãi. Lúc này, cậu không nghĩ ra được điều gì, đầu óc hoàn toàn trống rỗng. Khi gặp bác Philip và khi nghe bác hứa sẽ cho cậu một người cha, cậu dường như quên hết mọi thứ và vui vẻ theo bác về nhà như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Tác giả đã khắc họa thành công tính cách trẻ con của Xi – mông, thể hiện sự ngây thơ nhưng cũng đầy khao khát có một người cha. Với tình yêu thương của mình, bác Philip không chỉ khiến Xi – mông từ bỏ ý định tự tử mà còn truyền cho cậu sự lạc quan và tự tin, tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc cho cậu. Không chỉ vậy, sự hy sinh của bác còn khiến mẹ của Xi – mông tự tin hơn vào cuộc sống. Tình yêu đã thay đổi tất cả. Đó chính là giá trị cao nhất của toàn bộ tác phẩm và cũng là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc.