Những ngày thơ ấu là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Hồng. Trong đó, đoạn trích "Trong lòng mẹ" đã gây xúc động mạnh cho người đọc bởi những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của nhân vật chính dành cho người mẹ của mình. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những suy nghĩ của về đoạn trích Trong lòng mẹ.
Mục lục bài viết
1. Suy nghĩ về Tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”:
Chắc hẳn với mỗi chúng ta, “tình mẫu tử” có lẽ luôn là thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu vào tâm trí của mỗi đứa con. Chúng ta có thể thấy được thứ tình cảm thiêng liêng này rõ nhất qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng. Đoạn trích khiến người đọc cảm động trước tình yêu thương của bé Hồng dành cho người mẹ tội nghiệp của mình. Bé Hồng đã phải vượt qua những thử thách tình cảm để giữ vững tình yêu dành cho mẹ bất chấp sự khinh miệt và soi mói ác ý từ những người thân của mình. Cuối cùng, bao tháng chờ đợi cũng đã được đền đáp, Hồng nhận ra mình đang “ở trong lòng mẹ”.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là đưa người đọc về những hồi ức vừa cay đắng vừa ngọt ngào của chính tác giả, một cậu bé sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc: người cha thì nghiện ma túy rồi chết gục trên bàn thuốc phiện. Mẹ Hồng dù đau khổ nhưng không còn cách nào, phải đi tha hương cầu thực, còn cậu bé Hồng lại phải sống trong hoàn cảnh bị chính người thân của mình chối bỏ và xa lánh một cách nghiệt ngã. Cậu bé phải đối mặt với người dì độc ác luôn “mỉm cười”, điều này khiến cậu nghĩ đến kiểu người “bên ngoài nói cười nhưng bên trong lại giết người không dao”. Điều chấn động hơn nữa là sự tàn ác của người họ hàng gây ra cho đứa cháu vô tội của họ. Những diễn biến tình cảm của bé Hồng được kể trong truyện bằng tất cả nỗi thống khổ, đau đớn của ký ức tuổi thơ khủng khiếp. Thật kỳ diệu làm sao, bởi qua những trang sách giúp chúng ta hiểu được một điều đơn giản và tất nhiên: mẹ và tình yêu của mẹ dành cho con là một sợi dây gắn kết bền chặt không gì có thể tách rời.
Nhìn vào thực tế bên ngoài về hoàn cảnh của bé Hồng trước khi gặp mẹ, cuộc sống của em vẫn hạnh phúc hơn bao đứa trẻ lang thang vì em còn có mái ấm, người thân để nương tựa. Bố Hồng chết và mẹ thì bỏ đi. Nhưng liệu có thể nói đây là một gia đình khi những người thân, đại diện là người dì, đóng vai trò là người thay thế cho mái ấm của Hồng? Trái tim của những đứa trẻ thường rất thuần khiết và quý giá. Đối với bé Hồng, mẹ luôn là người tuyệt vời nhất, xinh đẹp nhất. Tình cảm của bé đã giúp em vượt qua những định kiến mà dì đã gieo vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” Nhưng chúng ta cũng nhận ra những vết thương đau đớn trong lòng mình. Tiểu Hồng sớm phải chịu đựng.Tra tấn tinh thần thật khủng khiếp. Sức đề kháng của trẻ cũng có thước đo. Tôi chứng kiến và xót xa từng giây phút đau đớn, anh trở thành mục tiêu chịu đựng sự xa cách, thành kiến của mọi người nhân danh mẹ mình: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: Lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Mặc dù Hồng đã cố gắng hết sức để kìm nén nó, nhưng những lời nói tàn nhẫn này đã đạt được mục đích của chúng là mang đến những giọt nước mắt tủi nhục cho một đứa trẻ không có khả năng kháng cự. Đột nhiên tôi sợ những người như dì tôi: họ vẫn còn ám ảnh tôi đâu đó quanh tôi, với một cực hình đang dần xói mòn niềm tin của một đứa trẻ. Chúng ta có thể tưởng tượng những giọt nước mắt này: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm phẫn sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé này cũng kiên quyết bảo vệ mẹ mình bất chấp định kiến tàn nhẫn: “Chỉ vì con thương mẹ và giận dữ mà mẹ lại tránh xa vì sợ thành kiến tàn nhẫn? Bà ấy đã bỏ lại anh em tôi, …Tôi đã cười rất nhiều trong tiếng khóc.” Cái khoảnh khắc cười dài giữa tiếng khóc chứa đựng sự tức giận và khinh thường không cần phải che giấu. Trong lòng đứa trẻ này có bao giờ trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ rơi con mình không? Có lẽ không bao giờ, bởi niềm khao khát được gặp lại mẹ luôn ở trong trái tim đứa trẻ.
Thật cảm động biết bao trước khoảnh khắc lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, bù lại là cảm giác của một đứa trẻ trong lòng mẹ: “cảm giác được che chở, yêu thương và an ủi”. Hình ảnh người mẹ dưới nét bút của tác giả thật tươi sáng và sống động, như một phép màu giúp cậu bé vượt qua nỗi cay đắng của những ngày không có mẹ. Mỗi lần đứng trước mặt mẹ, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình thương của mẹ như bé Hồng: “Ngay khi mẹ nắm tay, vỗ đầu và hỏi, tôi đã òa khóc và tiếp tục nức nở. ” Làm sao chúng ta có thể không khóc khi sự oán giận bị kìm nén có cơ hội bùng phát, khi đứa trẻ cảm thấy an toàn và được bảo vệ trong vòng tay của mẹ?
Thật vui khi chúng ta đọc được những câu văn đầy cảm xúc hạnh phúc này: “Là một đứa trẻ được lăn lộn trong lòng mẹ, áp mặt vào làn sữa ấm của mẹ, để mẹ vuốt ve từ trán đến cằm, và khi mẹ được vết mẩn ngứa.” Tong lòng tôi giờ đây có một cảm giác dịu dàng vô cùng. Người mẹ ấy đã quay về với đứa con trai yêu dấu của mình để đứa con có thể thực hiện những tâm nguyện, mong ước nhỏ nhoi của mình.
2. Một vài nét chung về “Những ngày thơ ấu” và đoạn trích “Trong lòng mẹ”:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” vốn thuộc chương thứ tư của tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” được đăng báo năm 1938, in thành sách năm 1940. “Những ngày thơ ấu” là một tập hồi ký gồm 9 chương: Chương 1 và Chương 2 mang tên Chúa thương xót chúng con; Chương 3 là trụy lạc; Chương 4 là trong lòng mẹ; Chương 5 đêm Noel; Chương 6 trong đêm đông; Chương 7 là đồng xu; Chương 8 sa ngã và cuối cùng là Chương 9 một bước ngắn. Đó là những tập hồi ký gồm 9 chương trong tác phẩm và mỗi một chương sẽ kể lại một kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của chú bé tên Hồng, đồng thời chính là của tác giả. Nhưng trong tác phẩm Hồng là một cậu bé có một cái tuổi thơ đầy bất hạnh.
Mở đầu bằng hình ảnh của một gia đình bất hạnh cha mẹ cậu bé Hồng lấy nhau là do bài tính của hai gia đình. Giữa họ trước và sau khi kết hôn thì đều là miễn cưỡng và không hề có tình yêu. Một gia đình như vậy là nấm mồ chôn sống hai con người, mà tội tình nhất vẫn là người phụ nữ. Đứa con ở đây chính là chú bé Hồng, chỉ là kết quả của một cái đêm nằm chung nhằm một mục đích duy nhất đó chính là nối dõi tông đường mà dòng họ yêu cầu. Thậm chí mẹ bé Hồng còn có một đứa con riêng khác nữa. Với cuộc sống không hạnh phúc và không lối thoát người đàn ông đã mau chóng trở thành một kẻ nghiện rượu, bán linh hồn cho nàng tiên nâu, một kẻ nghiện ngập thuốc phiện sống cũng như chết. Còn lại những nỗi đau khổ vô cùng tận dồn hết lên người đàn bà tràn đầy sinh lực khát khao hạnh phúc. Dù không yêu chồng nhưng chị vẫn ứa nước mắt mỗi khi chồng ôm ngực ho và rũ rượi nhổ. Chị cắn răng chịu đựng bao cay đắng, không nói một lời oán trách nhưng trong lòng chị lại có một người đàn ông khác. Khi chồng chết, chị phải bỏ đi tha hương cầu thực vào tận Thanh Hóa để kiếm tiền trả nợ rồi lại mang thai với người đàn ông khác và bị họ hàng nhà nội gắn cho một cái tội đó là chưa đoạn tang chồng đã chửa đẻ với người khác. Chú bé hồng là một đứa bé thông minh lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh và bị cả họ hàng sỉ nhục. Cậu bé đã từng kêu lên nỗi thém khát mẹ và cầu cứu mẹ giúp mình. Lời kêu đầy xót xa và để có thể sống được thì cậu phải tự rèn luyện mình thành các chuyên gia đánh đáo ăn tiền. Cậu bị họ hàng bỏ mặc, bị đánh đập và không gì làm tâm hồn cậu đau đớn hơn bằng có cái câu sỉ nhục “Hồng ơi, bố mày chết đi nhưng còn mẹ mày nó dạy mày, cầm bằng mẹ mày đi đánh đĩ hay theo giai bỏ mày lêu lổng thì đã có chúng tao”. Một câu sỉ nhục đầy đau đớn và cậu bé này còn chịu những cực hình ở nhà trường, ông thầy vốn mang cái thái độ khinh khỉnh đối với đứa trẻ đầu đường xó chợ. Toàn bộ cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu” là những kỷ niệm đau xót buồn tủi của một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình phá sản và sống bơ vơ đói rách, bị họ hàng giàu có hắt hủi. Qua đó, nhà văn đã thể hiện được cái suy nghĩ và quan điểm của mình về xã hội phong kiến, về người phụ nữ và trẻ em yếu thế bất hạnh trong xã hội.
3. Đôi nét về nhà văn Nguyên Hồng:
Nguyên Hồng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Nói về tác giả Nguyên Hồng, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng viết về ông rằng: “Ai biết được trong cuộc đời mình, Nguyên Hồng đã khóc bao nhiêu lần.” Có thể nói, mỗi dòng chữ ông viết là cảm xúc của dòng nước mắt nóng bỏng, sự xót thương ép ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. Không cần một phép màu nào mà chính qua những trang viết của ông sẽ còn nói mãi với đời những tình cảm thấm thiết của ông. “Những ngày thơ ấu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông và có lẽ trong tác phẩm ấy là người đọc cảm động nhất lại chính là đoạn trích “Trong Lòng Mẹ”
Nguyên Hồng sinh năm 1918 và mất năm 1982, tên khai sinh của ông đó là Nguyễn Nguyên Hồng. Ông sinh ra ở thành phố Nam Định. Cha của Nguyên Hồng vốn làm cai ngục, sau thất nghiệp, cảnh nhà sa sút lại sa vào nghiện ngập và phải sống nghèo túng trong tâm trạng của kẻ bất đắc chí. Mẹ ông vốn là một người phụ nữ tần tảo, hiền hậu, giàu đức hi sinh nhưng sống không hạnh phúc trong gia đình nhà chồng. Năm lên bảy tám tuổi, Nguyên Hồng đã cảm nhận được một cách hồn nhiên và nhớ rất kỹ trong tuổi thơ của mình rằng “thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau và bản thân ông bố là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không có tình yêu”, một cuộc hôn nhân gượng gạo. Năm 12 tuổi thì Nguyên Hồng sớm mồ côi cha, mẹ ông lén lút đi bước nữa, bà bị cả gia đình nhà chồng ruồng bỏ hắt hủi, không được tự do gần gũi chăm sóc chồng. Nguyên Hồng về sống nhờ bà nội cùng với người cô ruột và chịu sự rẻ rúng, khinh miệt của bà cô.
Tuổi thơ của Nguyên Hồng đã phải trải qua những cái ngày tháng nhiều cay đắng và tủi cực vì đói ăn vì thiếu mặc và thiếu cả tình thương. Ông đã phải đi đánh đáo để kiếm tiền ăn học và chung đụng với đủ mọi loại trẻ hư hỏng của từng lớp cặn bã nơi vườn hoa cổng trọ, nơi bến tàu, bến ô tô hay bãi đá bóng. Năm 16 tuổi khi mới học hết bậc tiểu học, Nguyên Hồng đã phải thôi học cùng với mẹ ra Hải Phòng để kiếm sống. Ông đã đi xin việc nhiều nơi mà trước sau vẫn thất nghiệp và dừng lại ở xóm Cấm – Hải Phòng. Nguyên Hồng sống bằng nghề dạy học tư cho con em của những người lao động nghèo Hải Phòng. Nơi cửa biển đã khơi dậy và gắn bó với ông cùng sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm của ông thường viết về những con người nghèo khổ dưới đáy của xã hội bằng một tấm lòng thương yêu, đồng cảm. Vì vậy mà ông được coi là nhà văn của những người cùng khổ.
Trong thế giới nhân vật ấy thì xuất hiện nhiều người bà, người mẹ, người chị, những cô bé cậu bé khốn khổ nhưng ông đều viết về họ bằng cả trái tim yêu thương và thắm thiết nhất của mình. Chính vì vậy mà ông được mệnh danh là “nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. Phong cách văn xuôi của ông giàu chất trữ tình và hết mực chân thành. Ông là một người nghệ sĩ đa tài sáng tác với nhiều thể loại như là tiểu thuyết, hồi ký, thơ. Trong đó thành công hơn cả là thể loại tiểu thuyết. Ông sáng tác rất nhiều những tác phẩm điển hình là tập tiểu thuyết Bỉ vỏ (năm 1938); tập hồi ký Những ngày thơ ấu (năm 1938); tập thơ Trời xanh (năm 1960); tiểu thuyết Cửa biển và tiểu thuyết lịch sử núi rừng Yên Thế Đó.