Hiện nay thì hoạt động sung công quỹ Nhà nước diễn ra ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Thế nhưng nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi: Sung công quỹ là gì? Và thủ tục sung công quỹ Nhà nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sung công quỹ là gì?
1.1 Sung công quỹ được hiểu như thế nào?
Sung công quỹ là khái niệm không được ghi nhận cụ thể trong pháp luật Việt Nam, khái niệm này được dịch sang tiếng Anh là Escheat. Tuy nhiên, sung công quỹ ý nhắc đến quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà cụ thể là Chính phủ trong việc sở hữu tài sản bất động sản hoặc tài sản không có người nhận. Hiện tượng sung công quỹ thường xảy ra khi một cá nhân qua đời nhưng không để lại di chúc và không có người thừa kế theo quy định của pháp luật, khi đó tài sản thừa kế sẽ bị sung công quỹ. Hoặc thậm chí, tài sản cũng sẽ bị sung công quỹ nếu như không có người khai nhận trong một thời gian dài. Vì thế, khái niệm sung công quỹ mang ý nghĩa rằng, mọi tài sản (tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự) đều luôn có chủ sở hữu được công nhận, đó sẽ là nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam đối với tài sản vô chủ, nếu như không có người yêu cầu quyền sở hữu hoặc không xác định được chủ sở hữu hợp pháp.
1.2. Đặc điểm của sung công quỹ:
Nhìn chung thì hoạt động sung công quỹ sẽ mang những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, sung công quỹ là một hoạt động thể hiện quyền lực của nhà nước, quyền của chính phủ đối với một tài sản mà không có chủ sở hữu đến nhận nó vì bất kỳ lý do gì sau một thời gian dài do pháp luật đã quy định, khi đó thì tòa án có thể ra quyết định sung công quỹ đối với loại tài sản đó do không tìm được người chủ thực sự thì nó sẽ thuộc về nhà nước. Điều này được đánh giá là phù hợp với bất kỳ tài sản nào cũng cần phải được có chủ sở hữu nếu không nó sẽ trở thành tài sản vô chủ gây thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thứ hai, sung công quỹ thường được duy trì dựa trên cơ sở có thể hủy bỏ hoặc được phép gia hạn vĩnh viễn nếu không có thời hạn. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu tài sản khi được sung công vẫn có thể được trả lại cho những người thừa kế hoặc chủ sở hữu hợp pháp nếu đắp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Thứ ba, sung công quỹ cũng có thể xảy ra trong trường hợp di chúc của người mất để lại không đầy đủ hoặc khó xác định được người thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên thì sung công quỹ cũng có thể được áp dụng với những người thừa kế hợp pháp được coi là không đủ năng lực để quản lý tài sản thừa kế của người để lại di sản thừa kế hoặc không có người thừa kế hợp pháp nào khác thay thế những người thừa kế đó. Ngoài ra trong những trường hợp mà người thừa kế không đủ điều kiện để thừa kế tài sản hoặc tòa án không tìm thấy người thừa kế đối với di sản đó thì đồng nghĩa với việc di sản đó không có người nhận, thì di sản của người mất sẽ được sung công quỹ.
Thứ tư, sung công quỹ được áp dụng cho tất cả các loại tài sản khác nhau theo quy định của pháp luật dân sự mà không có sự phân biệt, tài sản đó có thể bao gồm cả bất động sản hoạt động sản, tiền gửi ngân hàng hoặc chứng khoán không có người nhận trong các tài khoản không hoạt động trong một thời gian dài. Theo luật định, thì đối với các tài khoản không hoạt động một thời gian dài, thường được yêu cầu gửi lời nhắc và phát hành thông báo để xác định chủ sở hữu của các loại tài sản này trước khi tiến hành sung công quỹ cho nhà nước. Bên cạnh đó, Các chị định về tài chính hoặc chỉ định về môi giới lưu giữ hồ sơ, các quy định về vấn đề đánh dấu những hồ sơ và tài khoản không hoạt động sau một thời gian xác định, phù hợp với quy định của pháp luật, sau khoảng thời gian đó thì những tài sản này sẽ thuộc về nhà nước. Hay nói cách khác, các quy định về tài chính có tài khoản không hoạt động thường Đặt ra yêu cầu về sự nhắc nhỏ và thông báo để phát hiện ra chủ sở hữu tài sản hợp pháp, sau khoảng thời gian thông báo đó mà không xác định được chủ sở hữu của các loại tài sản này thì các tài sản này sẽ sung công quỹ cho nhà nước.
2. Quy định về thủ tục sung công quỹ Nhà nước?
Bước 1: Các đơn vị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định về xử lý tài sản của đơn vị. Thành phần hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
+ Quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước;
+ Quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Biên bản định giá tài sản (theo mẫu do pháp luật quy định);
+ Các giấy tờ hoặc tài liệu khác có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp tài sản.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì các chủ thể nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Phòng Tài chính – Kế hoạch quận (phải nộp trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần). Khi nhận hồ sơ Phòng Tài chính – Kế hoạch kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp đúng theo qui định sẽ tiếp nhận. Trường hợp chưa đúng theo qui định thì hướng dẫn một lần để đơn vị bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Xử lí tài sản sung công quỹ nhà nước. Theo Điều 124 văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2022, thì quá trình sung quỹ ngân sách nhà nước phải đảm bảo rằng, đối với những loại tài sản mà có quyết định tịch thu để sung quỹ nhà nước thì trong thời hạn 10 ngày, được tính kể từ ngày có văn bản thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao tài sản đó cho cơ quan tài chính cùng cấp. Đối với tài sản bị tịch thu nhằm sung quỹ nhà nước do cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành thì sẽ phải chuyển cho cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở để thực hiện. Việc chuyển giaotài sản đó phải có sự tham gia của chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền. Việc giao tài sản sung công quỹ phải được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản tạm giữ, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận (nếu có).
3. Hành vi tham ô công quỹ bị xử lý như thế nào?
Có thể nói tham ô công quỹ là hành vi của các chủ thể lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt công quỹ của nhà nước với giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này này còn tái phạm hoặc, trong quá khứ đã từng bị kết án về các tội liên quan đến tham ô tài sản theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành nay chưa được xóa án tích. Chủ thể của các loại tội phạm này là những người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, thực hiện hành vi biển thủ công quỹ với lỗi cố ý trực tiếp, tức là biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật hình sự và thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra tuy nhiên vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Do đó đối với trường hợp tham ô công quỹ nhà nước mà đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự nêu trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm về tội tham ô tài sản tại Điều 353 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Có thể nhìn nhận thấy, người phạm tội khi thực hiện hành vi tham ô công quỹ là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan tổ chức nhà nước. Đây được đánh giá là một loại chủ thể đặc biệt bởi chức vụ quyền hạn chính là một yếu tố để giúp họ thực hiện hoạt động vi phạm pháp luật đó. Hành vi này thực tế đã xâm phạm nghiêm trọng tới quyền lợi của nhà nước, tài sản do nhà nước quản lý, vi thất thoát nguồn thu nghiêm trọng cho nguồn ngân sách. Vì thế cần phải được xử lý một cách triệt để. Hình phạt cao nhất giao động từ 2 đến 20 năm, thậm chí chung thân hoặc tử hình, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi theo từng khung hình phạt khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2020;
– Văn bản hợp nhất Luật Ngân sách nhà nước năm 2020;
– Văn bản hợp nhất Luật Thi hành án dân sự năm 2022.