Khai hải quan là hoạt động mang tính bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ thực hiện khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong một số trường hợp, việc khai hải quan xảy ra sai sót. Lúc này sẽ phải tiến hành sửa thông tin. Vậy việc ửa tờ khai hải quan sau thông quan có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về tờ khai hải quan:
Hoạt động hải quan là hoạt động quen thuộc, có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Khi tham gia hoạt động hải quan, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải thực hiện khai hải quan.
Khai hải quan là văn bản mà người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Thông qua tờ khai hải quan, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ nắm bắt được đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của người dân, từ đó đưa ra các phương hướng quản lý sao cho phù hợp, tránh tình trạng vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Khai hải quan là hoạt động bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải thực hiện khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong trường hợp không khai hải quan, thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu của người dân đều bị ngưng lại.
Theo quy định tại Điều 29 Luật hải quan số
+ Nguyên tắc 1: Khi thực hiện khai hải quan, người khai hải quan phải đảm bảo nguyên tắc khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi chỉ khi khai đầy đủ, chính xác các thông tin, bộ phận hải quan mới có thể dựa vào đó, đưa ra biện pháp quản lý sao cho phù hợp và chặt chẽ nhất.
+ Nguyên tắc 2: Phương thức khai hải quan được thực hiện bằng cách thức khai điện tử. Phương thức khai này giúp toàn bộ thông tin khai của người dân được lưu trữ trên hệ thống, tránh trường hợp rủi ro mất mát, thất lạc xảy ra. Đồng thời, đây được xem là cách thức hữu hiệu, giúp cán bộ Nhà nước quản lý trọn vẹn và toàn diện thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa của người dân.
+ Nguyên tắc 3: Sau khi khai hải quan, tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan.
+ Nguyên tắc 4: Khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải có nghĩa vụ xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
+ Nguyên tắc 4: Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định.
+ Nguyên tắc 5: Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan. Đồng thời, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định chung của pháp luật về hải quan.
Khi thực hiện khai hải quan, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ một cách đầy đủ các nguyên tắc nêu trên. Đây là những nguyên tắc bắt buộc, mang tính điều chỉnh toàn diện, buộc tất thảy người dân phải tuân thủ thực hiện. Khi tuân thủ theo các nguyên tắc, hoạt động khai hải quan sẽ diễn ra một cách chuẩn chỉnh. Đây cũng được xem là cơ sở, điều kiện để hoạt động hải quan đạt hiệu quả cao.
2. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan:
Theo quy định tại Điều 18 Luật hải quan số 54/2014/QH13, khi thực hiện khai hải quan, người khai hải quan phải tuân thủ thủ quy định về quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan như sau:
– Thứ nhất, khi thực hiện khai hải quan, người khai hải quan có các quyền như sau:
+ Người khai hải quan được cơ quan hải quan hướng dẫn việc khai hải quan. Đồng thời, họ cũng được cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
+ Đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan, người khai hải quan có quyền được yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan.
+ Trước khi khai hải quan, người khai hải quan được quyền xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa.
+ Người khai hàng hóa có quyền yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra.
+ Người khai hàng hóa có quyền sử dụng hồ sơ hải quan để thực hiện các hoạt động liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
+ Khi phát hiện cơ quan hải quan, công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật, người khai hải quan có quyền khiếu nại, tố cáo.
+ Trong trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền gây ra thiệt hại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của mình, người khai hải quan có quyền yêu cầu các chủ thể này bồi thường.
– Thứ hai, người khai hải quan có nghĩa vụ như sau:
+ Khi tiến hành khai hải quan, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan.
+ Người khai hải quan có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, các thông tin mà chủ thể này cung cấp phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Bởi, đây chính là cơ sở nền tảng để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa.
+ Khi khai hải quan, người khai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình.
+ Người khai hải quan phải tuân thủ thực hiện theo các quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
+ Người khai hải quan phải có nghĩa vụ bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. Đồng thời, chủ thể này phải tuân thủ đúng và đủ nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
3. Sửa tờ khai hải quan sau thông quan có bị xử phạt không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với một trong các trường hợp cụ thể sau đây, cá nhân, tổ chức phải thực hiện khai bổ sung khi hàng hóa được thông quan:
– Trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan. Trong trường hợp người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan, thì những chủ thể này trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan sẽ được khai bổ sung hồ sơ hải quan. Cần lưu ý rằng, việc bổ sung khai hải quan phải được diễn ra trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra. Như vậy, trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ ngày thông quan, nếu phát hiện những sai sót trong khai hải quan, người khai được bổ sung thông tin.
– Trường hợp 2, người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì các chủ thể này được phép thực hiện khai bổ sung. Tuy nhiên, việc bổ sung thông tin khai bổ sung tại thời điểm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Trường hợp 3, người khai hải quan phát hiện sai sót khai hải quan khi quá 60 ngày kể từ ngày thông quan. Đối với trường hợp này, khi quá 60 ngày kể từ ngày thông quan, người khai hải quan mới phát hiện sai sót, thì khi thực hiện bổ sung thông tin, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định của pháp luật, khi phát hiện sai sót trong khai hải quan, người khai có quyền bổ sung thông tin. Tùy thuộc vào thời gian phát hiện sai sót, mà các chủ thể này sẽ bị xem xét áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hay không.
Như vậy, sau khi thông quan, phát hiện thông tin trong tờ khai hải quan có sai sót, thì người khai hải quan được quyền bổ sung. Tuy nhiên, hoạt động bổ sung này chỉ được diễn ra khi các cá nhân, tổ chức thực hiện khai bổ sung. Do đó, dựa theo quy định này, sau khi thông quan, cá nhân, tổ chức vẫn có quyền sửa tờ khai hải quan. Song, việc sửa khai hải quan chỉ được diễn ra nếu có thông tin sai sót. Trong trường hợp không có sai sót về tờ khai hải quan, cá nhân, tổ chức sẽ không được sửa tờ khai hải quan. Đồng thời, trong một số trường hợp cụ thể, sửa, bổ sung khai hải quan là hoạt động mang tính bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải đảm bảo tuân thủ thực hiện. Bởi lẽ, nếu hồ sơ không đầy đủ, cán bộ hải quan sẽ không thể nắm bắt chính xác thông tin của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lỏng lẻo trong hoạt động hải quan; xa hơn là tình hình ổn định của trật tự an toàn xã hội.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: Luật hải quan năm2014, sửa đổi bổ sung năm 2018