Sự xác định giá là thuật ngữ được sử dụng trong tài chính. Với các giá cả trên thị trường được phụ thuộc vào nhu cầu và nguồn cung trên thị trường. Khi đó giá trị các hàng hóa dịch vụ thường được phản ánh với tính dịch chuyển trên thị trường. Sự xác định giá là gì? Các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá?
Mục lục bài viết
1. Sự xác định giá là gì?
Sự xác định giá trong tiếng Anh được gọi là Price determination.
Sự xác định giá là hoạt động của các cơ quan có phạm vi quyền hạn nhất định. Với các giá cả trên thị trường không được phản ánh theo tính chất cung cầu. Với các giai đoạn nhất định, giá cả có sự ổn định và giao dịch theo sự xác định giá. Khi nhu cầu hay nguồn cung trên thị trường có sự chuyển dịch, các hàng hóa nhất định này cũng không thay đổi giá. Đây là sự ổn định giá cả được quy định trong luật.
Tính chất định giá được phản ánh với các căn cứ và cách thức theo quy định. Phù hợp với các giá trị quy đổi cùng với tính chất phản ánh phù hợp trên thị trường. Cùng với các chuyên môn, sáng tạo và phán đoán diễn biến thị trường. Tạo ra các cách thức linh hoạt và phù hợp trong áp dụng phương pháp.
“Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.”
2. Căn cứ và phương pháp định giá:
2.1. Căn cứ định giá:
Căn cứ với các tiêu chí cụ thể được xem xét. Khi đó các cơ quan có cơ sở để xác định giá trị cho hàng hóa, dịch vụ. Đảm bảo cho các nhu cầu giao dịch trong thị trường.
– Giá thành toàn bộ, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá. Được hiểu là việc tính toán cho giá vốn hàng bán. Căn cứ trên các yếu tố tham gia vào sản xuất, các chi phí cần thiết trước khi hàng hóa được đáp ứng đến khách hàng. Cùng với xác định mức lợi nhuận dự kiến. Căn cứ trên các nguồn giá gốc cùng với lợi nhuận căn cứ theo phần trăm hoặc là một khoản lợi nhuận mong muốn.
– Quan hệ cung cầu của hàng hóa, dịch vụ và sức mua của đồng tiền. Đánh giá các nhu cầu được phản ánh ở các giai đoạn khác nhau. Như nhu cầu có được phản ánh ổn định trước, trong giai đoạn hiện tại hay không. Đánh giá các tiềm năng cho lợi thế có thể xây dựng cho tương lai. Khi đó nhu cầu có thể phản ánh sức mua, từ đó mà nhà phân tích căn cứ tính toán giá cả. Phân tích khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Các khả năng này hình thành với nguồn thu nhập hay các việc làm họ có được.
– Giá thị trường trong nước, thế giới và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ tại thời điểm định giá. Mang đến các tính toán phù hợp tạo sự khả thi. Với các căn cứ tạo ra hiệu quả trong kinh doanh hay đầu tư. Đặc biệt là khi thị trường có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nguồn cung với tính chất như thế nào cũng tác động lên sự phổ biến, đa dạng nhất định. Từ đó phản ánh giá phải đảm bảo mang lại hiệu quả ổn định và phát triển thị trường.
2.2. Phương pháp định giá:
– Các phương pháp được đưa ra bởi chủ thể có thẩm quyền. Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ. Với các tính chất trong đòi hỏi về thực hiện đúng tính chất chuyên môn. Phương pháp xác định chung và cần được triển khai với tính phù hợp với hàng hóa. Khi đó các tổ chức hay cơ quan khác có cơ sở thực hiện các xác định phù hợp cho giá.
– Trong đó việc đảm bảo cho sự xác định giá được hiệu quả. Cần có sự phối hợp và đảm nhận các chức năng quản lý, tổ chức của các cơ quan khác. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của mình. Mang đến các phân tích, tạo sự cụ thể và rõ ràng trong sự xác định giá. Dẫn đến hiệu quả cho giá trị phản ánh trên thị trường.
3. Các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá:
3.1. Nhà nước định giá đối với:
Đây là các hàng hóa có tính chất tiêu dùng quốc gia. Thuộc về nhu cầu cho mục đích tiêu dùng có thể được sử dụng bởi toàn dân. Với các quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giá năm 2012.
“Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
1. Nhà nước định giá đối với:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
b) Tài nguyên quan trọng;
c) Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.”
Phân tích.
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh. Các hàng hóa có thể cung cấp trên thị trường cho nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau. Tuy nhiên, các giá cả này được cung cấp bởi nhà nước như một thông tin dịch vụ chung toàn dân. Người sử dụng có thể đảm bảo khi các cơ quan nhà nước khác nhau cung cấp. Với đảm bảo trong giá trị cụ thể hoặc khoảng giá cho các vùng khác nhau.
– Tài nguyên quan trọng. Là các tài nguyên thuộc kiểm soát cũng như quản lý của nhà nước. Nó có thể là các giá trị phản ánh cho nhu cầu giao dịch trên thị trường. Khi các đối tượng có nhu cầu tìm cách điều chỉnh hàng hóa theo hướng có lợi sẽ mang đến bất ổn trên thị trường. Như giá vàng được nhà nước điều chỉnh. Vì nó rất dễ biến động và có thể không phản ánh đúng hiệu quả trong giao dịch.
– Hàng dự trữ quốc gia. Các hàng hóa thuộc danh mục hàng dự trữ đảm bảo cho nhu cầu quan trọng. Như trong tiêu dùng với nhu cầu sống cơ bản, trong thiết bị y tế hay trang bị quân đội,… Sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước. Đảm bảo kế hoạch sử dụng ngân sách được ổn định. Khi mà các tiêu dùng này là nhu cầu cần thiết. Nếu các biến động thường xuyên diễn ra có thể khiến cho ngân sách không được đảm bảo. Cũng như chủ thể quản lý không chủ động điều chỉnh được thu – chi tài chính.
3.2. Các hình thức định giá:
“Điều 19. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
2. Các hình thức định giá:
a) Mức giá cụ thể;
b) Khung giá;
c) Mức giá tối đa, mức giá tối thiểu.”.
Phân tích.
– Mức giá cụ thể. Là việc đặt ra một mức giá cụ thể và không có dịch chuyển hay biến đổi trong một thời gian nhất định. Có thể phản ánh là mức giá niêm yết cho sản phẩm. Với tính chất của giao dịch không phân biệt các vùng hay địa phương khác nhau. Tất cả các hoạt động kinh doanh hay tiêu dùng cần điều chỉnh phù hợp với lợi ích mong muốn trên sản phẩm.
– Khung giá. Mang đến các tính chất giao động nhất định. Phản ánh mức giá tối đa, mức giá tối thiểu. Khi các hàng hóa phản ánh tính chất đa dạng trên thị trường. Với các tính chất khác nhau phổ biến trong giá đất. Có thể phụ thuộc trên nhiều tiêu chí khác nhau được xem xét. Vì vậy mà ở mỗi khu vực. các vùng hay địa giới hành chính khác nhau. Lại có sự xác định cho khung giá đất khác nhau. Hoặc với nhiều loại đất có tính chất khác nhau ngay trong một địa giới hành chính.
– Định giá tố đa hoặc định giá tối thiểu. Có một sự khác biệt nhất định với hai cách thức xác định trên. Khi nhà nước kiểm soát đối với một đầu phát triển giá nhất định. Như đối với hàng hóa nhất định, giá có thể giao động theo nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên nó không được vượt quá mức giá mà nhà nước đưa ra. Hoặc sản phẩm có thể giao động giá theo thị trường, nhưng phải đảm bảo luôn cao hơn mức giá tối thiểu. Các quy định này đảm bảo cho hoạt động kiểm soát một đầu.
3.3. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá:
Quy định tại khoản 3 Điều 19
Định mức giá cụ thể đối với:
– Các dịch vụ hàng không, bao gồm: dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh;
– Dịch vụ kết nối viễn thông;
– Điện: giá truyền tải điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện;
Định khung giá đối với: giá phát điện; giá bán buôn điện; mức giá bán lẻ điện bình quân; dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa tuyến độc quyền;
Định khung giá và mức giá cụ thể đối với:
– Đất, mặt nước, nước ngầm, rừng thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và nước sạch sinh hoạt;
– Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được xây dựng chi từ nguồn ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhà nước;
Định giá tối đa hoặc giá tối thiểu đối với:
– Hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, trừ dịch vụ được pháp luật qui định;
– Sản phẩm thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
– Giá cho thuê đối với tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật giá năm 2012.