Đền Ông Hoàng Mười đền thờ thiêng liêng, được nhiều người biết đến, nhưng liệu bạn đã biết đến những lễ vật dâng lên đền Ông Hoàng Mười chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Mục lục bài viết
1.Sự tích ông Hoàng mười:
1.1. Ông Hoàng Mười là ai?
Theo tín ngưỡng nhân gian của Tứ phủ, ông Hoàng Mười là con trai thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – vị quan nhà trời, tiên nữ ở cõi hạc. Dưới sự sắp xếp của vua cha, Hoàng Mười đã được cử xuống trần gian để giúp dân, giúp nước.
Theo sử sách cổ xưa, Hưng Nguyên là một huyện nằm ở bên bờ trái sông Lam, nay thuộc tỉnh Nghệ An. Nơi đây cũng là nơi lưu dấu của các bậc hiền nhân kiệt xuất của đất nước nhưu: Đinh Bạt Tuy, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong,… Đây cũng là vùng đất địa linh nhân kiệt với bề dày lịch sử không thể phủ nhận của quê hương xứ Nghệ.
Sau quá trình hình thành và phát triển theo chiều dài của lịch sử, Hưng Nguyên luôn gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, có nhiều cống hiến nhiều công sức, trí tuệ trong công cuộc xây dựng bề dày văn hiến; tạo nên những giá trị to lớn về vật chất, biểu tượng, tinh thần… tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xứ Nghệ, trong đó Di tích lịch sử Đền Ông Hoàng Mười là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng nhất, đã thu hút sự chú ý của cả nước.
1.2. Đền ông Hoàng Mười ở đâu?
Đền thờ ông Hoàng Mười đã từ lâu trở thành nơi lưu đến của các vị khách tứ phương, rất nhiều người đều có chung thắc mắc, rằng: “Đền ông Hoàng Mười có địa chỉ cụ thể ở đâu?”
Địa chỉ chính xác của Đền thờ ông Hoàng Mười ở làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là đền Mỏ Hạc hay đền Xuân Am. Ngôi đền không chỉ nằm ở vị trí đắc địa, cảnh đẹp xung quanh bao trùm và nơi đây còn được biết đến với bề dày lịch sử khi được xây dựng vào thế kỉ XVII dưới thời Lê Trung Hưng.
1.3. Truyền thuyết về ông Hoàng Mười:
Theo tín ngưỡng Tứ phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình, Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân, giúp nước.
Ông được sai cho xuống cai quản vùng đất xứ Nghệ. Với tài năng và bản lĩnh mà ông đã học được, cùng với hình tượng được gắn liền với ông Hoàng Mười mà nhân dân đã gán cho, hình tượng về vị thần ông Hoàng Mười đã trở thành hóa thân, là nhân vật thần linh bảo hộ cho con người xứ Nghệ, là một biểu tượng của anh hùng, danh nhân nổi tiếng gắn bó với quê hương đất Nghệ.
Hình mẫu về một vị quan thương dân, chăm lo cho người dân từ trồng trọt cho đến chăn nuôi để cuộc sống của người dân được ổn định đã in sâu vào tâm trí của mọi người và trở thành hình tượng thiêng liêng của nơi đây. Nhắc đến ông Hoàng Mười là nhắc đến biểu tượng của sự toàn diện, xuất chúng và là tấm gương sáng để người dân noi theo. Đây chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của người dân xứ Nghệ cũng như người dân cả nước.
Đền Hoàng Mười nằm ven sông Cồn Mộc, thuộc làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Theo GS Vũ Ngọc Khánh: “Ông Hoàng Mười là một nhân vật huyền thoại, nhưng lại gần gũi, thân thuộc và được nhân dân kính trọng, bởi ông rất phù hợp với khí chất, phong cách xứ Nghệ. Người đáng kính phải là bậc anh hùng, phải có võ công, trí tuệ và dũng khí. Người phải biết lo cho cuộc sống bình yên của nhân dân, phải biết vì nước, vì dân, vì đời. Nhưng con người ấy không phải là người tham danh lợi, biết yêu thiên nhiên, yêu văn chương, yêu gió trăng. Hơn nữa, nếu là người xứ Nghệ thì phải nặng tình, say cái đẹp, biết yêu như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…. Không thể không kể đến nét nghịch ngợm, phóng khoáng của Hồ Xuân Hương. Phẩm chất ấy, phong thái ấy của ngũ vương, thập hoàng tử, mười hai ông tiên là chưa đủ. Người này có cái này, người kia có cái kia, nhưng không ai hoàn hảo bằng ông Hoàng Mười”.
2. Mâm lễ dâng lên ông Hoàng Mười gồm những gì?
Khi hành lễ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm hương, hoa, đèn, trà, hoa quả, thức ăn để dâng lên Phật, Thánh. Có nghĩa là hương thơm, hoa tươi, nến, trà, trái cây tươi và các thức ăn như xôi, lễ ngọt. Tùy theo tính chất, quy mô của buổi lễ mà nhà chùa sẽ hướng dẫn cụ thể các bước chuẩn bị cho buổi lễ.
Vào ngày Tết, đám tiệc hay rằm tháng giêng, lễ vật thường có: hoa tươi, quả mới, trầu cau tiền vàng, nước hoa, bánh kẹo hay thêm các món mặn như xôi, gà. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của người làm lễ, đôi khi chỉ đơn giản là một nén hương, một bát nước cũng đủ linh ứng. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người không mua Lễ mà tự nguyện bỏ tiền vào hòm công đức.
Theo nhà đền, lễ dâng ông Hoàng Mười cần phải có những đồ vật sau đây:
– 1 mâm xôi, gà, 1 chai rượu (5 chén), 1 chai nước, tiền dương, nén nhang.
– 1 mang sớ điệp, trầu, cau, tiền dương, tiền quan.
– 1 mâm vàng quan màu vàng 5 dây.
– 1 mâm 1 dây vàng trắng, 1 chai rượu (5 chén), nén nhanh, tiền vàng.
– Tiền dương, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 5 quả trứng vịt đã được rửa sạch, 1 bó hoa để ban thờ Quan Ngũ Hổ.
-1 mâm hoa, quả, trầu, cau, tiền dương, 1 chai nước.
Tuy nhiên, khi đi chùa, bạn không nhất thiết phải chuẩn bị nhiều lễ vật. Đây chỉ là những vật lễ theo quan niệm truyền thống, việc dâng lễ vật gì còn phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng người. Với những người không có đủ điều kiện để sắm những lễ vật trên thì điều quan trọng là lòng thành tâm. Đừng nghĩ ăn ngon sẽ được nhiều thánh chứng nhân, hay thấy người ta làm gì thì cố làm theo, quan trọng là người dâng lễ phải có tấm lòng trong sạch và tỏ lòng cung kính. Đây mới là điều quan trọng mà đức thánh cần thấy ở những người dâng hương lễ phật.
3. Cách xin khấn lộc ông Hoàng Mười:
3.1. Bài khấn dành cho khách thập phương:
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
Con lạy Tứ phủ Khâm sai
Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy cộng đồng các Giá, các quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
Con lạy quan Chầu gia
Hương tử con là…
Tuổi…
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm … (âm lịch)
Tín chủ con về Đền…. thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
3.2. Xin lộc công danh:
Con lạy quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An
Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp, ngày đại cát giờ đại an, con đầu làm ngai hai vai vai làm trượng, Bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngàu tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.
Hoàng cho con thời ăn, học nói, học gói, học soi. Sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra, cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.
Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, còn giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.
Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chữ phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có nhân, gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá. Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.
A di đà phật con kêu thấu nổi lạy Hoàng, để rồi phúc đó lại gần hơn!