Lược sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam qua các giai đoạn về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Mục lục bài viết
1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Giai đoạn này, Bộ luật Hồng Đức (thời kỳ nhà Lê) và Bộ luật Gia Long (thời kỳ nhà Nguyễn) được ban hành với nhiều quy định mang tính đột phá và là nền tảng quan trọng cho việc phát triển hệ thống pháp luật sau này. Trong các bộ luật này, tuy chưa có sự phân biệt về các vụ kiện dân sự hay hình sự nhưng đã có những quy định sơ khai về một số quyền tố tụng cơ bản.
Quyền khởi kiện không được quy định cụ thể nhưng đã quy định về những căn cứ khởi kiện, hình thức và thủ tục thực hiện việc khởi kiện.
Quyền khiếu nại cũng được pháp luật nhà Lê quy định: “Nha môn, theo thứ tự mà không nhận đơn kiện thì cho người hiện được tố cáo ở Nha môn phúc khảo, khi tra ra sự thực sẽ phạt tiền rồi giao đơn về cho Nha môn ấy xét xử”. Quyền kháng cáo, pháp luật nhà Lê quy định: nếu “khám quan sợ quyền thế và tham sụp hối lộ, không chịu minh xét và xử đoán” thì cho phép đương sự theo thứ tự trong phép tố tụng mà kháng cáo lên cấp trên. Tuy nhiên, có một số quy định hạn chế quyền tố tụng của đương sự như quyền khởi kiện bị hạn chế bởi quy định cấm nô tỳ không được kiện chủ, con cháu không được kiện ông, bà, cha, mẹ, vợ không được kiện chồng (Điều 504, 511 Luật Hồng Đức và Điều 304, 306 Luật Gia Long). Pháp luật thời nhà Nguyễn còn hạn chế không cho đương sự ủy quyền cho người khác khởi kiện thay cho mình nếu ai tự tiện mượn người đi kiện thay thì người mượn và người đi kiện thay phải chịu hình phạt như nhau, bị xử đánh 100 roi, xích sắt khóa lại làm phu phục dịch một tháng”.
Cho đến thời kỳ Pháp thuộc việc giải quyết các tranh chấp dân sự được quy định trong Luật Dân sự – Thương sự tố tụng thi hành trong các Tòa Nam án Bắc kỳ và Pháp viện biên chế được thi hành trong toàn hạt Bắc kỳ do Pháp ban hành. Nước Việt Nam ta, có ban hành các bộ luật quan trọng, đó là Bộ luật dân sự Nam Kỳ giản yếu (năm 1883), Bộ dân luật Bắc kỳ (năm 1931) và Bộ dân luật Trung kỳ (năm 1936), trong đó có ghi nhận những quyền cơ bản của đương sự trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tuy nhiên không có giá trị áp dụng trên thực tế. Ở các thời kỳ này, chưa có các bộ luật hay ngành luật nào quy định cụ thể hay rõ ràng về yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
2. Giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1989:
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra trang sử mới trong lịch sử phát triển của dân tộc, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ ngày đầu được thành lập, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới. Trong đó có nhiều văn bản có chứa đựng các quy phạm tố tụng dân sự như sắc lệnh số 34/SL ngày 13/4/1945 bãi bỏ hai ngạch quan hành chính và quan tư pháp; Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định tổ chức các đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho giữ tạm các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc, nếu những quy định trong luật lệ cũ không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà; sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 ấn định thẩm quyền các tòa án; sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng quyền bào chữa cho các đương sự; sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng. Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 52/SL ngày 17/04/1946 quy định thẩm quyền của các Tòa án; Sắc lệnh 85/SL ngày 22/05/1950 cải cách bộ máy tư pháp và tố tụng.
Tuy nhiên, trong điều kiện kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1954 các Sắc lệnh do Nhà nước ban hành chủ yếu quy định chung về thủ tục tố tụng mà không có quy định cụ thể về quyền tố tụng của đương sự nói chung hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng. Từ sau năm 1954, sau chiến thắng vang dội của cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản tố tụng quy định về các quyền tố tụng của đương sự.
Quyền khởi kiện đã được quy định tại Mục 3, phần III, Thông tư 03/NCPL ngày 03/3/1966 của
Đương sự có quyền đưa đơn trực tiếp đến Tòa án, mặc dù việc bất hòa trong gia đình chưa được tổ chức hòa giải hoặc ủy ban hành chính xã giải quyết. Khi nhận đơn Tòa án phải thụ lý để giải quyết | hoặc trực tiếp điều tra, hòa giải hoặc giao lại cho Ủy ban hành chính xã cùng với tổ hòa giải tiến hành trước công tác hòa giải với sự theo dõi và hướng dẫn của Tòa án.
Quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện được quy định “Đương sự cũng có quyền thay đổi trước khi Tòa án quyết định” tại Thông tư số 614/DS ngày 24/4/1963 của TANDTC. Tiếp theo đó, quyền được tham gia hòa giải được quy định tại
Ngoài ra, còn có các quy định về quyền yêu cầu Tòa án làm sáng tỏ sự thật tại Điều 20 Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT tại Thông tư 39/NCPL ngày 21/01/1972 của TANDTC; quyền đề nghị hoãn phiên tòa tại
Cho đến năm 1977, tại Thông tư số 96/NCPL ngày 08/2/1977 của TANDTC đã quy định về hệ thống các quyền tố tụng của đương sự, cụ thể:
Nguyên đơn, bị đơn, người dự sự có những quyền sau đây: được
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này các quy định về quyền tổ tụng của đương sự được xây dựng khá chi tiết, dễ hiểu và về cơ bản đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự V… Tuy những vấn đề về tố tụng dân sự còn được các văn bản đó quy định tản mạn nhưng đây là những quy định mang tính nguyên tắc đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống PLTTDS Việt Nam sau này.
3. Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2005:
Việc Nhà nước ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) ngày 29/11/1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) ngày 06/3/1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ) ngày 11/4/1996, đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của hệ thống PLTTDS. Đây là những văn bản đầu tiên ghi nhận một cách hệ thống các quyền tố tụng của đương sự nói chung và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng. Cụ thể tại Điều 20 PLTTGQCVADS, Điều 21 PLTTGQCVAKT và Điều 20 PLTTGQCTCLĐ quy định như sau:
“.. Nguyên đơn có quyền thay đổi yêu cầu của mình. Bị đơn có quyền phản bác yêu cầu của nguyên đơn hoặc để đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên đương sự khác.”
Hệ thống các quyền tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm: đưa ra chứng cứ, được biết về các chứng cứ mà đương sự khác đưa ra; yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT; tham gia phiên tòa; yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, hòa giải với nhau; tranh luận tại phiên tòa; quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. Bên cạnh đó, trong các Pháp lệnh này, cũng đã căn cứ vào từng địa vị tố tụng của từng đương sự mà quy định những quyền tố tụng riêng biệt như: nguyên đơn có quyền yêu cầu thay đổi yêu cầu khởi kiện, bị đơn có quyền phản bác yêu cầu của nguyên đơn hoặc để đạt yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, người có QLNVLQ có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên đương sự khác. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho đương sự nói chung và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng thực hiện quyền tố tụng của mình, cho Tòa án bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các đương sự khác.
Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho người có QLNVLQ thực hiện quyền tố tụng của mình, cho Tòa án bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nói riêng.
4. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế-xã hội Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI đã không ngừng phát triển. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế-xã hội cũng đặt ra những yêu cầu mới về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải các quyết tranh chấp, ngày 15/6/2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua BLTTDS đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 5 – BLTTDS năm 2004. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2005.
Bộ luật này ra đời thay thế ba pháp lệnh về tố tụng trước đó và ghi nhận các quyền tố tụng của đương sự khi tham gia quan hệ PLTTDS. Điều 58 BLTTDS năm 2004 đã quy định 16 quyền tố tụng chung cho đương sự, các Điều 59, 60, 61, 62 quy định về quyền tố tụng của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan và vấn đề kế thừa quyền tố tụng. Đồng thời để đảm bảo quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trên thực tế, HĐTP TANDTC đã ban hành các Nghị quyết để hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện các quyền tố tụng của đương sự như Nghị quyết số 01/ 2005/NQ-HĐTP ngày 31-3 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất Những quy định chung của BLTTDS Nghị quyết số 04/ 2005/NQ – HĐTP ngày 17-9-2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 02/ 2006/ NQ – HĐTP ngày 12-5-2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS; Nghị quyết số 05/ 2006/ NQ – HĐTP ngày 04-8-2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS; Nghị quyết của Quốc hội số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành BLTTDS; Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 742/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 24/12/2004 về việc giao thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 BLTTDS cho toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án ngày 27/02/2009. Việc ban hành BLTTDS năm 2004 đã đánh dấu bước phát triển của hệ thống PLTTDS Việt Nam, khắc phục được tình trạng tản mạn, mâu thuẫn, khiếm khuyết của các quy định tổ tụng dân sự trước.
Qua sáu năm thực hiện BLTTDS năm 2004 và thực tiễn xét xử tại Tòa án thấy Bộ luật này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc, bất cập. Vì vậy, Để khắc phục tình trạng này, ngày 29/03/2011, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS để khắc phục các hạn chế trên, trong đó có việc bổ sung thêm quyền tố tụng cho đương sự và cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự.
5. Giai đoạn từ 01/7/2016 đến nay:
Để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 25/11/2015 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua BLTTDS mới – BLTTDS năm 2015 và
Nhằm cụ thể hóa
So với BLTTDS trước thì ở BLTTDS năm 2015 bổ sung nguyên tắc Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng, trong trường hợp này, việc giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự (BLDS) và BLTTDS quy định (khoản 2 Điều 4); bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” (Điều 24) nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 1 Điều 103