Viện kiểm sát tham gia vào quá trình tố tụng tại tòa án cấp sơ thẩm được điều chỉnh tại những văn bản pháp luật nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm thì sự tham gia của viện kiểm sát được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục đích của quá trình tố tụng dân sự là để giải quyết các vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời, công minh và chính xác. Để có được điều ấy, sự tham gia của VKSND là điều rất cần thiết. VKSND tham gia quá trình tố tụng trong rất nhiều giai đoạn mà Bộ luật TTDS có quy định, tuy nhiên để tham gia tố tụng tại Toà thì nguyên cớ phát sinh quan trọng nhất phải kể đến Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án nhân dân, qua đó VKSND cùng được
Trong việc kiểm sát chung việc tuân theo pháp luật tại phiên toà của Toà án cấp sơ thẩm
Thông tư liên tịch số
VKSND cùng cấp khi tham dự phiên toà có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên toà sơ thẩm, đầu tiên là việc theo dõi diễn biến phiên toà, sau khi kết thục phiên toà thì Kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên toà ngay sau khi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản. Những yêu cầu của Kiểm sát viên phải được thực hiện ngay và trên cơ sở đó Kiểm sát viên ký xác nhận biên bản phiên toà.
Trường hợp Hội đồng xét xử ra quyết định thay đổi Kiểm sát viên tại phiên toà theo quy định thì Toà án phải gửi ngay quyết định thay đổi Kiểm sát viên cùng với quyết định tạm hoãn phiên toà cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền. Đây là thủ tục để
Trong việc tham gia phiên họp, phiên toà sơ thẩm
Như trong Điều 21 Bộ luật TTDS vừa nêu, Kiểm sát viên VKSND có quyền tham gia phiên họp, phiên toà sơ thẩm theo quy định tại Khoản 2. Với việc nới rộng thẩm quyền và nhiệm vụ này, vai trò của VKSND đã trải rộng hơn. Thông tư liên tịch số
Ở thủ tục bắt đầu phiên toà, ngoài việc lắng nghe lời trình bày của các đương sự và kiểm sát trình tự, thủ tục tại phiên toà, Kiểm sát viên còn có thể hỏi tại phiên toà với thứ tự sau các đương sự (Điều 222 BLTTDS). Kiểm sát viên VKSND có quyền phát biểu tại phiên toà (Điều 234 BLTTDS), phiên họp sơ thẩm. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu và tranh luận đối đáp, Kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến thay mặt cho Viện kiểm sát nhân dân về những nội dung như ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án (trong trường hợp Kiểm sát viên yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục các vi phạm về thủ tục tố tụng thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định và có thể hoặc không chấp nhận nhưng nếu không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do. Quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên được HĐXX thảo luận và thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản phiên toà. Ngoài ra, Kiểm sát viên còn có thể phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm HĐXX nghị án mà không phát biểu về quan điểm giải quyết vụ án.
>>> Luật sư
Đối với phiên họp giải quyết việc dân sự, Kiểm sát viên cũng phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự (điểm g, khoản 1, Điều 314 BLTTDS). Việc phát biểu quan điểm của đại diện VKSND là một thủ tục thể hiện nội dung ý kiến pháp lý đánh giá vụ việc, vì vậy mà ý kiến này phải được thể hiện cả bằng văn bản và có chữ ký của kiểm sát viên tham gia phiên toà, phiên họp, gửi cho Toà án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên toà, phiên họp để hoàn tất việc lưu hồ sơ vụ việc dân sự. Điều đó cũng có nghĩa là ý kiến phát biểu của đại diện VKSND tại toà là ý kiến có giá trị pháp lý ngay khi phát biểu chứ không phải khi thể hiện bằng văn bản.
Theo quy định hiện hành, việc phát biểu ý kiến của đại diện Viện kiểm sát không mang tính chất của tranh luận như các đương sự vì quan điểm này chỉ xuất phát từ những tình tiết có trong hồ sơ vụ án và qua hoạt động kiểm sát các đương sự, hội đồng xét xử…Đây là hành vi thể hiện chức năng của một người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ việc.