Nói về cơ quan hành chính nhà nước là nói về sự nhân danh nhà nước để thực thi pháp luật. Trong việc cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương có sự phụ thuộc, và đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc là vấn đề quan trọng. Cùng tìm hiểu phụ thuộc hai chiều là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Phụ thuộc hai chiều là gì?
- 2 2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
- 3 3. Hệ thống của cơ quan Hành chính nhà nước bao gồm:
- 4 4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:
- 5 5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương:
- 6 6. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương theo nguyên tắc song trùng trực thuộc:
1. Phụ thuộc hai chiều là gì?
Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là những bộ phận cấu thành nên của bộ máy quản lý, được thành lập để chuyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước (hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định về hoạt động hành pháp).
Như vậy, cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của một bộ máy nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước được thành lập và hoạt động trên nguyên tắc và trình tự nhất định, theo đó trên phương diện được giao trong phạm vi quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ nhà nước đã giao cho.
Phụ thuộc hai chiều là phụ thuộc theo chiều ngang và chiều dọc. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên tương ứng (phụ thuộc dọc); Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân phụ thuộc vào Uỷ ban nhân dân cùng cấp (phụ thuộc ngang).
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước:
a, Xét về đặc điểm chung:
Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Theo đó, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có một cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng và quyền hạn được giao. Trên cở được thành lập và hoạt động dựa trên những quy định của pháp luật, thì các cơ quan sẽ có cơ cấu tổ chức chặt chẽ với nhau. Theo đó, thì cơ quan hành chính nhà nước có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc, và nguồn nhân sự là những đội ngũ cán bộ, công chức làm việc theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của Pháp lệnh theo luật Cán bộ công chức, viên chức. Và kèm theo đó phải có phẩm chất đạo đức tốt, và năng lực nghiệp vụ tốt.
b, Xét về đặc điểm riêng:
Cơ quan hành chính nhà nước ngoài những đặc điểm chung , còn có những đặc điểm riêng sau:
Thứ nhất,về chức năng, thì cơ quan hành chính nhà nước sẽ quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập, thì chính phủ sẽ đứng đầu, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để thực thi quyền của nhà nước. Và khi hoạt động thì cơ quan hành chính cấp dưới sẽ phải phụ thuộc vào cấp trên. Ví dụ khi cấp dưới ra văn bản quyết định nào đó thì được trái với văn bản pháp luật của cấp trên.
Thứ ba, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền được giới hạn quy định trên lãnh thổ Việt nam, và chỉ giới hạn trong việc chấp hành và điều hành trong hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ tư, chịu sự giám sát trước cơ quan nhà nước, ngoài ra còn trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan nhà nước cùng cấp. Các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
3. Hệ thống của cơ quan Hành chính nhà nước bao gồm:
- Thứ nhất, là ở Trung ương sẽ bao gồm 2 cấp:
+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
+ Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ.
- Thứ hai, ở địa phương sẽ bao gồm 3 cấp:
+ UBND các cấp, Chủ tịch UBND.
+ Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở,phòng…).
+ Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
4. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:
Cơ quan hành chính nhà nước có thể phân thành nhiều loại khác nhau. Trong đó căn cứ vào địa giới hoạt động thì cơ quan hành chính được chia làm hai phần:
Thứ nhất, các cơ quan hành chính nhà nước trung ương gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.
Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương:
Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, đảm bảo kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương.
Ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang), đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên (mối phụ thuộc dọc).
Ví dụ: Uỷ ban nhân dân của thành phố Hà Nội một mặt chịu sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.
Mặt khác, để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực ngay trong đời sống xã hội, từ đó một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được hình thành. Việc tổ chức và hành động của cơ quan hành chính nhà nước luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan cùng cấp đó.
Trong đó, cơ quan quyền lực nhà nước luôn có những quyền hạn nhất định. Cụ thể là việc thành lập, sát nhập, hay giải thể của các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp đó. Điển hình như : cấp trung ương Quốc hội thành lập ra chính phủ và trao cho quyền hành pháp, còn ngay ở địa phương thì các UBND do HĐND cùng cấp bầu ra để thực hiện quản lý hành chính ở địa phương.
Ví dụ: Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng một mặt phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, mặt khác phụ thuộc vào Bộ Tư pháp.
Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên đã giao phó. Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực Nhà nước để chỉ đạo hoạt động cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích của ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
6. Các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương theo nguyên tắc song trùng trực thuộc:
Việc chịu sự quản lý đồng thời của các cơ quan cấp trên trực tiếp được gọi là song trùng. Song trùng trực thuộc chịu 2 sự quản lý là: Theo sự quản lý của ngành và theo sự quản lý của lãnh thổ. Về nguyên tắc song trùng trực thuộc được xác lập và thực hiện ở những lĩnh vực quản lý. Trong đó, đòi hỏi kết hợp lợi ích của ngành chuyên môn và lợi ích của địa phương. Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ
Đơn cử như các cơ quan thanh tra ở nước ta hiện nay đang được tổ chức mô hình song trùng trực thuộc. Đó là vừa phụ thuộc vào cơ quan chuyên môn cấp trên, vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.
Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan nhà nước cùng cấp, vừa phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Ví dụ như Tỉnh X chịu sự chỉ đạo của HĐND Tỉnh X theo chiều ngang, một mặt lại chịu sự chỉ đạo Chính phủ theo chiều dọc.
Đối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên và hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
Ví dụ như Sở tư pháp tỉnh A, một mặt phụ thuộc UBND Tỉnh A, mặt khác phụ thuộc vào Bộ tư pháp.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư, tôi có vướng mắc mong Luật sư của tổng dài tư vấn trực tuyến Luật Dương Gia giải đáp giúp tôi. Cụ thể là Luật sư có thể lấy một ví dụ điển hình để tôi được hiểu rõ về sự phụ thuộc hai chiều cua cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ạ?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn trực tuyến Luật Dương Gia, với vướng mắc của bạn, chúng tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề về sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương như sau:
Thứ nhất là về vấn đề tổ chức và hoạt động, thì cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đêù thực hiện nguyên tắc phụ thuộc hai chiều. Sự phụ thuộc này đều được thể hiện trên hai mặt là tổ chức và hoạt động và được pháp luật quy định
Theo quy đinh thì ở địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp trước hết phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân cùng cấp (mối phụ thuộc ngang), đồng thời chúng còn phụ thuộc vào cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp trên (mối phụ thuộc dọc).
Thứ hai, về trường hợp cụ thể thì Uỷ ban nhân dân của thành phố B một mặt chịu sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân thành phố B theo chiều ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.