Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty, tập đoàn kinh tế. Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty là gì? Khái niệm và các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Cơ sở pháp lý:
Giải quyết vấn đề:
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa thị trường hiện nay sự phối hợp, ” bắt tay” của các công ty đang là một xu hướng. Với các công ty có chung mục tiêu, chung đăch điểm và cần có sự hỗ trợ của nhau thường liên kết với nhau tạo thành một nhóm công ty. Dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng các công ty này hợp tác với nhau trên một hoặc nhiều lĩnh vực với các mục đích như phân tán rủi ro, phân chia thị phần, kiểm soát thị trường, hợp tác về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân công..vvv.. Trên cơ sở thế mạnh của mình và thế mạnh của đối tác, các công ty có sự liên kết, gắn bó lâu dài với nhau vì mục tiêu lợi ích chung. Vậy sự liên kết đấy thể hiện như thế nào trong nhóm công ty và tập đoàn kinh tế? Sau đây Luật Dương Gia xin trình bày về sự liên kết trong mô hình nhóm công ty, tập đoàn kinh tế.
Mục lục bài viết
Thứ nhất, các khái niệm liên quan
Liên kết kinh tế : Liên kết kinh tế là hình các các tổ chức kinh tế thông qua hợp đồng kinh tế hoặc các mối quan hệ chung với nhau, dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng để mang lại lợi ích chung cho nhau . Mục tiêu hướng đến của các liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.
Nhóm công ty: Theo quy định của
Tập đoàn kinh tế: Tập đoàn kinh tế được định nghĩa tại Điều 194 Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau: “Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.”
Thứ hai, Đặc điểm của sự liên kết trong mô hình nhóm công ty và tập đoàn kinh tế
Theo cách hiểu như trên đã trình bày thì liên kết là việc gắn lại, kết hợp lại những thành phần riêng rẽ để tạo thành một thể hợp nhất. Như vậy, có thể hiểu rằng, liên kết trong nhóm công ty là sự kết hợp của nhiều công ty khác nhau tạo thành một nhóm công ty lớn như tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Đặc điểm của sự liên kết trong mô hình nhóm công ty và tập đoàn kinh tế:
+ Liên kết trong nhóm công ty được hình thành từ sự kết hợp của các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng và thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các công ty liên kết trong nhóm công ty có hình thức của công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
+Liên kết trong nhóm công ty được hình thành dựa trên tính tự nguyện, bình đẳng của các công ty trong nhóm hướng tới lợi ích chung. Các công ty độc lập, nhân danh chính mình để thực hiện hành vi liên kết. Tuy nhiên trên thưc tế trong một số trường hợp, do những điều kiện cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới tính tự nguyện liên kết.
+Liên kết trong nhóm công ty: các công ty liên kết với nhau theo loại hình mang lại lợi ích chung cho các công ty.
Thứ ba, Về các hình thức liên kết trong nhóm công ty
Sự liên kết trong nhóm công ty rất đa dạng, thể hiện ở đặc điểm của từng loại hình nhóm công ty và từng quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty. Có ba hình thức liên kết chính đó là: liên kết theo chiều ngang, liên kết theo chiều dọc và liên kết hỗn hợp đa ngành, đa lĩnh vực.
Liên kết theo chiều ngang: Liên kết ngang là sự kết hợp giữa các công ty trong cùng một ngành, có các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến nhau và có thể sử dụng chung một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Thông thường liên kết ngang diễn ra giữa các cong ty hoạt động trong cùng một ngành, một lĩnh vực; các công ty sẽ tham gia bằng việc góp vốn lẫn nhau hoặc thỏa thuận với nhau để phân chi thị trường, kiểm soát sự gia nhập nhóm của các công ty bên ngoài, có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả kinh doanh
Liên kết ngang có ưu điểm là tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro. Tuy nhiên, dạng liên kết này có thể gây trở ngại do các công ty thiếu sự chủ động mở một số khâu như cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất hoặc phân phối.
Liên kết theo chiều dọc: là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất mà trong đó mỗi công ty đảm nhận một hoặc một số công đoạn của dây chuyền sản xuất đó. Thông thường liên kết theo chiều dọc sẽ diễn ra giữa các công ty trong cùng một dây chuyền công nghệ, trong đó các công ty cùng nhau hợp tác chung trong dự án của một sản phẩm hay một chung mục tiêu nào đó
Liên kết theo chiều dọc có ưu điểm tạo lợi thế về chi phí, chủ động nguồn nguyên vật liệu, chủ động trong việc sản xuất, đưa hàng ra thị trường, khả năng kiểm soát các dịch vụ… Tuy vậy, nhóm công ty liên kết theo chiều dọc dễ bị phân tán nguồn lực, khó tập trung vào hoạt động chủ yếu tạo giá trị gia tăng cao nhất trong chuỗi giá trị.
Liên kết hỗn hợp: là dạng liên kết giữa các công ty trong ngành hoặc đa ngành vừa là liên kết nganh vừa là liên kết dọc, liên kết đa ngành đa lĩnh vực
Liên kết hỗn hợp là loại hình liên kết các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có mối quan hệ và không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất,… nhưng có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các công ty con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao,…
Luật sư
Trong nhóm công ty, công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn; điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các công ty con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện điều hòa vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao…
Ưu điểm của liên kết hỗn hợp là: Các nhóm công ty liên kết đa ngành, đa lĩnh vực đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh; tạo ra được các mũi nhọn mang tính chuyên môn hóa cao. Các công ty tương trợ lẫn nhau khi có khủng hoảng xảy ra.
Nhược điểm: Dạng liên kết này đòi hỏi các công ty phải có tiềm lực tài chính lớn, có tiền đề về thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Thứ tư, Sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế không phải một doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là thành viên của Tập đoàn kinh tế phải có tư cách pháp nhân độc lập, có cơ quan quyền lực cao nhất.Tập đoàn kinh tế được chia thành Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tập đoàn kinh tế tư nhân, mỗi loại hình lại có những đặc điểm khác nhau. Mô hình tổ chức của tập đoàn kinh tế là mô hình công ty mẹ – công ty con với sự liên kết trong mô hình tập đoàn kinh tế là rất đa dạng.
Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một chuỗi giá trị ngành như các công ty cung ứng vật liệu, sản xuất, vận tải, bán hàng. Như vậy, có thể thấy liên kết dọc là mô hình kinh doanh trong đó mục tiêu chính là tạo mối liên kết giữa bản thân doanh nghiệp với các đối tác liên quan như các nhà cung cấp và nhà phân phối. Liên kết dựa trên nguyên lý cộng sinh. Với sức mạnh của sự liên kết này thì công ty mẹ là công ty có tiềm lực kinh tế mạnh nhất, nắm giữ các bộ phận then chốt nhất trong dây chuyền công nghệ, thị trường của tập đoàn, đồng thời thực hiện chức năng quản lý, điều phối và định hướng chung cho cả tập đoàn. Còn các công ty con thì được tổ chức theo sự phân công chuyên môn hóa và phối hợp hợp tác hóa theo đặc thù công nghệ của ngành.
Ví dụ: Apple cũng là một điển hình trong mô hình liên kết dọc. Nó vừa cung cấp phần cứng iPad, iPhone, iPod… vừa tạo ra phần mềm iOS, MacOS, bán dịch vụ và đảm nhận luôn khâu phân phối sản phẩm
Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có các sản phẩm, dịch vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả. Cơ cấu tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con, cũng giống như mô hình liên kết dọc nhưng ở mô hình liên kết này công ty mẹ còn trực tiếp kinh doanh những dịch vụ, khâu liên kết chính của tập đoàn. Ví dụ như: Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam…
Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang; liên kết đa ngành đa lĩnh vực . Tập đoàn liên kết các doanh nghiêp hoạt động trong nhiều ngành, nghề và lĩnh vực có hoặc không có mối quan hệ về công nghệ, quy trình sản xuất,… nhưng buộc phải có mối quan hệ chặt chẽ về tài chính. Công ty mẹ không nhất thiết phải trực tiếp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cụ thể mà chủ yếu làm nhiệm vụ đầu tư, kinh doanh vốn, điều tiết, phối hợp kinh doanh giữa các lĩnh vực. Các công ty con bằng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh thống nhất, thực hiện điều hoà vốn, lợi nhuận giữa các công ty con, lĩnh vực kinh doanh hoặc điều chỉnh, chuyển dịch vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả cao.
Ví dụ:Tổng công ty hàng hải Việt Nam có sự liên kết dọc từ việc vận tải biển, khai thác cảng, đại lý vận tải, môi giới, giao nhận, kinh doanh vận tải đa phương thức, đến cung cấp thuyền viên, sửa chữa tàu biển. Đồng thời cũng có sự liên kết ngang với việc cung cấp dịch vụ hàng hải và các hoạt động khác liên quan, xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành.