Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm bao nhiêu, nội dung sự kiện và âm mưu của Mỹ hòng xâm chiếm, tấn công ra Bắc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan về sự kiện Vịnh Bắc Bộ:
1.1. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra năm bao nhiêu:
Ngày 2 tháng 8 năm 1964, Mỹ bắt đầu kịch bản cho tàu thuyền của mình ra phá hoại Miền Bắc, lấy cớ để phát động chiến tranh. Tàu Ma – đốc của Mỹ bị tàu phóng lôi của Hải quân Nhân dân Việt Nam tấn công, đánh đuổi, buộc địch phải rút chạy ra vùng biển quốc tế. Sự kiện này đã đánh đòn vào truyền thông dư luận nhiều nước, có cả Mỹ chú ý.
Mỹ hiểu rằng chỉ với một nguyên cớ này để phát động chiến tranh tại Miền Bắc là chưa đủ thuyết phục với dư luận. Do đó, ngày 4 tháng 8 năm 1964, Mỹ cố tình vu khống, cáo buộc lực lượng Hải quân Miền Bắc Việt Nam tiếp tục “vô cớ” tấn công tàu Ma – đốc và Tơ – nơ – gioi của Mỹ khi các tàu này đang làm nhiệm vụ tại vùng biển quốc tế.
Lấy các nguyên cớ đó, Mỹ thực hiện thúc ép Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, chiến tranh leo thang.
Mùng 5 tháng 8 năm 1964, Mỹ bước đầu thực hiện chiến lược của mình nhưng đã bị đánh thất bại ngay tại trận đầu.
1.2. Tóm tắt nội dung sự kiện Vịnh Bắc Bộ:
Năm 1964, Mỹ – Ngụy ở Miền Nam vào tình thế nguy ngập và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị thất bại, đứng trước nguy cơ bị phá sản hoàn toàn. Để cứu vãn tình hình, Mỹ tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam nhằm làm suy yếu Miền Bắc, quyết định cục diện cuộc chiến. Mỹ cho rằng cách nhanh nhất để kết thúc chiến tranh là sử dụng vũ lực chống lại Miền Bắc. Chúng tiến hành trinh sát, khai thác thông tin tình báo, tổ chức thông tin và sử dụng biệt kích phá hoại. Chúng cũng tăng cường tuần tra trinh sát tàu chiến Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ để thu thập thông tin tình báo và chuẩn bị các kịch bản biện minh cho hành động chống lại Miền Bắc.
Tháng 3/1955, tại hội nghị TW 7 (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam. Miền Bắc đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng dân tộc và phá hoại Miền Bắc là một phần trong âm mưu xâm lược Việt Nam của Mỹ.
Tháng 1/1964, Bộ Tổng tham mưu ban hành lệnh cảnh báo sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng phòng không và xây dựng hệ thống phòng không ba tầng để đối phó với phương thức tác chiến mới của địch.
Ngày 27/3/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt nhằm tuyên bố kiên quyế đánh bại Mỹ, kêu gọi Miền Bắc cố gắng chiến đấu vì Miền Nam ruột thịt.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể ban ngành, các cấp, nhân dân đều đồng lòng cùng quyết tâm đánh thắng Mỹ, bảo vệ Miền Bắc, giải phón Miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuối tháng 7/1964, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng.
Nhằm kiếm cớ leo thang đánh Miền Bắc, đồng thời xoa dịu dư luận trong nước và quốc tế, Mỹ kiếm cớ đánh ra bắc với kịch bản “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – một kịch bản dàn dựng công phu ra đời.
Năm 1964, Mỹ và chính quyền Sài Gòn nhiều lần cho tàu chiến đến khiêu khích và quấy rối Miền Bắc nước ta. Mỹ cho rằng Miền Bắc đã tấn công tàu của chúng, dẫn đến Sự cố Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, đây là một cái cớ sai lầm được tạo ra để leo thang chiến tranh và tiêu diệt Miền Bắc Việt Nam.
Ngày 5/8/1964, Mỹ phát động cuộc tấn công bằng không quân và hải quân quy mô lớn vào Miền Bắc Việt Nam. Quân và dân Miền Bắc, với nòng cốt là Phòng không – Không quân và Hải quân, đã anh dũng đánh trả, giáng một đòn nặng nề vào Mỹ, giành thắng lợi ngay trận đầu. Chiến thắng này đã tạo nên làn sóng ủng hộ Việt Nam và chống Mỹ xâm lược. Đó là dấu mốc chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Nhờ vào đường lối chỉ đạo tài tình, đúng đắn của Bác và Đảng cũng như sự đoàn kết chống giặc của cả quân và dân Việt Nam không chỉ giúp Việt Nam chiến thắng vang dội tại sự kiện Vịnh Bắc Bộ mà còn là tấm gương, là động lực giải phóng dân tộc và thuộc địa trên toàn thế giới.
2. Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ:
2.1. Âm mưu của Mỹ:
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, Chính phủ Mỹ dàn dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” và khơi phá Miền Bắc bằng cách ném bom, bắn phá một vài nơi tại Miền Bắc. Đồng thời chúng cũng cho tàu thám thính, chinh sát vùng biển, sử dụng tấn công một vài nơi để lấy cớ mở rộng cuộc chiến tranh ra Miền Bắc. Thực hiện đồng thời chiến lược “chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc.
Mỹ muốn phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Từ đó ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài đến Miền Nam từ Miền Bắc. Ngoài ra, chúng làm như vậy còn để nhằm mục đích uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của toàn thể nhân dân ta.
2.2. Thủ đoạn của Mỹ:
Thủ đoạn mà Mỹ áp dụng để thực hiện âm mưu trên là đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân đem ra phá hoạt Miền Bắc nhằm khiêu khích cũng như một kịch bản công phu xoa dịu truyền thông trong nước và quốc tế.
Thực hiện âm mưu đó, Mỹ đã dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” cho máy bay ném bom phá hoại một số nơi vào ngày mùng 5 tháng 8 năm 1964 nhưng bị đánh bại ngay trận đầu.
Không cam lòng dừng kại ở đó, ngày 7 tháng 2 năm 1965, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá thị xã Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh) và một số nơi khác. Chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân và hải quân.
3. Bài học kinh nghiệm rút ra tằ sự kiện Vịnh Bắc Bộ:
Từ sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đó là:
– Muốn chiến thắng phải xác định được rõ kẻ thù, nhận định chính xác nguyên nhân, âm mưu của kẻ địch và đánh giá khả năng đối phương cũng như của ta về điểm mạnh, yếu.
– Luôn đứng ở phía chủ động tổ chức lực lượng và thế trận để đối phó kịp thời, hiệu quả, kiên quyết không mắc mưu trong mọi tình huống.
– Nâng cao cảnh giác mọi lúc, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, ý đồ của địch, tránh mắc mưu hành động sai trái để chúng chớp cơ hội.
– Xây dựng ý chí quyết tâm, chủ động, kiên quyết đánh bại cuộc tấn công của Mỹ khi chúng xâm phạm Miền Bắc.
– Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, dám đánh, quyết đánh và quyết giành được chiến thắng trước sự xâm lược của giặc Mỹ.
– Phát huy tinh thần, sức mạnh tổng hợp, trong đó, đặc biệt chú ý, coi trọng công tác tổ chức lãnh đạo, chỉ huy. Muốn thành công không chỉ cần phải nhờ sự đồng lòng, hiệp lực của toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc mà còn phải có sự dẫn dắt, lãnh đạo lối đi chính xác, chiến lược rõ ràng mới đạt được thắng lợi.
– Chỉ đạo chặt chẽ trong mọi giai đoạn của cuộc chiến đấu, bảo đảm yếu tố bí mật bất ngờ, nắm vững thời cơ, tận dụng cơ hội, vận dụng cách đánh hợp lý đạt hiệu quả cao.
– Xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không liên hoàn, vững chắc rộng khắp, có chiều sâu để có thể đánh địch thành công bằng mọi vũ khí và mọi lực lượng. Có thể thấy, khi Mỹ sử dụng tấn công Miền Bắc nước ta bằng không quân cho thấy mong muốn đánh nhanh, thắng gọn. Bởi không quân là thế yếu của ta, là thế mạnh của địch. Nhưng không vì thế mà ta nản chí, nhụt lòng. Quân và dân Việt Nam đã sử dụng súng, đại bác, sử dụng bộ binh chống trả. Đặc biệt khi quân ta lần đầu tiên bắn rơi máy bay B52 của Mỹ. Đó là một sự kiện vang dội, cho thấy ý chí quyết tâm chống giặc của toàn thể nhân dân ta.
– Cùng với đó là nét độc đáo của nghệ thuật đánh giặc trong trận thắng đầu tiên của quân và dân Miền Bắc. Điều đó được thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không ba thứ quân bao gồm Hải quân nhân dân, Công an nhân dân vũ trang và các lực lượng khác đã phối hợp tác chiến tại chỗ và lực lượng cơ động đánh địch. Nhờ đó, Cửa Lạch Trường đã bắn rơi 2 máy bay địch chỉ trong vòng sau 30 phút đầu chiến đấu.
Từ cuộc chiến “Vịnh Bắc Bộ” và những bài học được rút ra đã cho ta thấy một tinh thần quyết tâm đánh giặc, tinh thần quật cường đồng lòng chống giặc, dành lại độc lập, thống nhất đất nước của toàn quân và dân ta. Đồng thời nó cũng là cột mốc quan trọng không chỉ trong giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn là bài học, là động lực cho nhiều anh em dân tộc, thuộc địa trên toàn thế giới về bài học đấu tranh giải phóng dân tộc của mình.
Đã trải qua gần 60 năm kể từ thời điểm đó, sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” vẫn còn ghi lại, in sâu những giá trị, bài học về đánh thắng trận đầu của dân và quân ta. Nó để lại nhiều bài học quan trọng, những lý luận sắc bén cần được tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc trong hiện tại và cả tương lai.