Ngày nay, khi nền kinh tế đang trên xu thế hội nhập và phát triển đã phát sinh ra nhiều mối quan hệ phức tạp. Chính vì vậy, việc ban hành văn bản pháp luật giúp cho Nhà nước quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật xảy ra. Vậy sự kiện pháp lý là gì? Phân loại và ý nghĩa của sự kiện pháp lý?
Mục lục bài viết
1. Sự kiện pháp lý là gì?
Để hiểu sâu hơn về khái niệm về sự kiện pháp lý là gì, trước tiên chúng ta cần hiểu sự kiện là gì? Sự kiện là một hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực: văn hóa, xã hội, chính trị,.. Có thể hiểu, sự kiện chính là một hoạt động quy tụ nhiều người trong cùng một không gian, địa điểm, thời gian và cùng hướng tới một vấn đề chung.
Như vậy, sự kiện pháp lý chính là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh những hậu quả pháp lý. Cụ thể hơn sự kiện pháp lý được hiểu là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định như việc ly hôn một cặp vợ chồng đưa việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã ký kết. Để đảm bảo một sự kiện được xem là có tính pháp lý khi sự kiện đó có thật trong thực tế, nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành sự kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ pháp luật…
Hành vi là sự kiện gắn liền với con người, nảy sinh do ý chí của con người. Dấu hiệu tiêu biểu của hành vi là biểu thị ý chí của con người – chủ thể của quan hệ pháp luật như là đơn khiếu tố, mệnh lệnh, hợp đồng, còn sự cố là một sự biến, một hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn độc lập với con người nhưng vẫn làm phát sinh các quan hệ pháp luật như hạn hán, bão lụt hoặc thiên tai nói chung.
Tuy nhiên, hành vi lại có thể phân loại thành hành động và không hành động. Hành động là hành vi, cách xử sự tích cực, chủ động như sự việc một người đi đường gặp một người bị tai nạn đã dừng xe, đưa người bị tai nạn lên xe và đưa đi cấp cứu là hành vi hành động và cũng người đó nhưng khi gặp người bị tai nạn lại phất lờ, bỏ qua, phóng xe đi thẳng, đó là một trường hợp không hành động trong việc cứu người, vi phạm vào điều cấm và làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự theo Điều 102 Bộ Luật hình sự. Xét theo tiêu chí tính hợp pháp thì hành vi (kể cả hành động và không hành động) lại có thể phân loại thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Hành vi hợp pháp hay hành vi không hợp pháp đều có thể phân loại thành hành vi (hợp pháp hoặc hợp pháp) hình sự, dân sự, lao động. hành chính…
Thông thường, một sự kiện pháp lí có thể làm phát sinh một quan hệ pháp luật như sự kiện kí kết hợp đồng làm phát sinh quan hệ hợp đồng, nhưng trong một số trường hợp. để một quan hệ pháp luật có thể xuất hiện phải cần đến một loạt sự kiện pháp Iý, chẳng hạn, để nhận được lương hưu cần đến một số sự kiện pháp lí, như phải đạt đến một tuổi đời nhất định như nam – 60 tuổi, nữ 55 tuổi, tuổi về hưu – năm công tác 30 năm, nữ 25 năm; đơn xin hưởng lương hưu, quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội và có thể một sự kiện khác.
Trong trường hợp này, các sự kiện pháp lí tập hợp lại thành một tập hợp sự khăng khít với nhau. Nhưng trong một số trường hợp, khoa học pháp lí và cả trong thực tiễn tư pháp lại chấp nhận trường hợp giả định mà theo thuật ngữ chuyên môn gọi là “suy đoán” như suy đoán vô tội được vận dụng rộng rãi trong khoa học và thực tiễn tố tụng hình sự.
Sự kiện pháp lý tiếng Anh là Legal facts
2. Phân loại các loại sự kiện pháp lý:
– Một, căn cứ vào tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành vi.
+ Sự biến: là những sự kiện pháp lý xảy ra và hậu quả của nó nằm ngoài ý chí của chủ thể quan hệ pháp luật. Đó là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh, sinh tử mà sự xuất hiện của chúng đã làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể theo quy định pháp luật.
Những hình tự như thế phải xảy ra trong xã hội, gắn liền với đời sống của con người mới dẫn tới hậu quả pháp lý. Thiên tai xảy ra ở những nơi hoang vắng, không có người ở, thì chỉ là sự kiện thực tế mà thôi. Có những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực, hoa quả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân thì không phải là sự kiện pháp lý vì không dẫn tới hậu quả pháp lý nào.
+ Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật. Ví dụ: hành vi ký kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
– Hai, căn cứ vào số lượng những hoàn cảnh, điều kiện làm nảy sinh hậu quả pháp lý, có thể phân chia sự kiện pháp lý thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp.
+ Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ: khi một người chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.
+ Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt. Ví dụ: khi một người chết thì có thể phát sinh quan hệ thừa kế nếu người đó có tài sản (thừa kế phát sinh khi người có tài sản chết); khi cơn bão xảy trên biển có hai ngư dân đánh cá ở khu vực đó không thấy trở về sau một năm thì những người có liên quan có quyền yêu cầu tuyên bố người đó đã chết.
Ba, căn cứ vào hậu quả của sự kiện pháp lý, ta có sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật và sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật.
3. Ý nghĩa sự kiện pháp lý:
Một sự kiện khi được xem là sự kiện pháp lý sẽ giúp cho những cá nhân hay tổ chức tham gia vào sự kiện đó có cơ hội được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong sự kiện đó.
Đồng thời, còn giúp cho cơ quan chức năng quản lý được những mối quan hệ phát sinh giữa người với nhau.
Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Ngoài ra, sự kiện pháp lý còn là cơ sở để xây dựng pháp luật vì bản chất sự việc pháp lý là những sự kiện thông thường diễn ra trên thực tế mà pháp luật lại được sinh ra thực tiễn đời sống xã hội, gắn liền với xã hội. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật, các nhà làm luật cần nắm chắc sự kiện pháp lý để xây dựng những quy định pháp luật phù hợp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá thể trong xã hội.
4. Đặc điểm của sự kiện pháp lý:
Một sự việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:
– Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ đó.
– Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.
– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
Ví dụ:
Trên thực tế, nhiều người thường hay nhầm lẫn đám cưới là sự kiện pháp lý vì nó là sự kiện đánh dấu sự khởi đầu của cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là sự công khai với họ hàng, người thân của cặp vợ chồng, không đáp ứng các điều kiện trên nên nó không phải là sự kiện pháp
5. Phân biệt giữa sự kiện pháp lý và sự kiện thông thường:
Nội dung | Sự kiện pháp lý | Sự kiện thông thường |
Khái niệm | Là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thự tế đời sống | Là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống xảy ra trong đời sống không làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định |
Bản chất | Chỉ những sự kiện làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định mới là sự kiện pháp lý | Không làm phát sinh những hậu quả pháp lý. |
Sự điều chỉnh | Tính pháp lý của các sự kiện thực tế là phải được nhà nước quy định | Sự kiện thông thường không được pháp luật điều chỉnh |
Ví dụ | Kết hôn, việc lập di chúc và cái chết của người lập di chúc làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc… | Đi học, 2 người yêu nhau, 2 người chia tay… |
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: