Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản và sự thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - Nhật sau năm 1945, đặc biệt là trong và sau Chiến tranh Triều Tiên đã là bước đệm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc. Sau đây là bài viết về sự kiện là ngọn gió thần thúc đẩy sự phát triển với nền kinh tế Nhật Bản, mời các bạn cùng tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Sự kiện nào là ngọn gió thần đối với nền kinh tế Nhật Bản:
A. Cải cách ruộng đất.
B. Ban hành hiến pháp năm 1946.
C. Chiến tranh Triều Tiên.
D. Chiến tranh Việt Nam
Đáp án: C
2. Hệ quả thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản:
Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản và sự thay đổi bước ngoặt trong quan hệ Mỹ – Nhật sau năm 1945, đặc biệt là trong và sau Chiến tranh Triều Tiên đã là bước đệm thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc
Quan hệ Nhật Bản – Mỹ giai đoạn 1951-1960 là một trong những mối quan hệ đặc biệt trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Diễn trình mối quan hệ này từ thù thành bạn biến chuyển một cách nhanh chóng, mang tính đảo lộn, xoay chiều hiếm có trong một giai đoạn rất ngắn do tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là tác động của Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Xem xét mối quan hệ này cho thấy, Mỹ và Nhật Bản đều nhận thức một cách đầy đủ ảnh hưởng của Chiến tranh Triều Tiên đối với lợi ích của Mỹ và đối với an ninh của Nhật Bản. Hai nước đã có những tính toán để đối phó với Liên Xô, Trung Quốc và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 có tác động mạnh mẽ đến quan hệ Nhật – Mỹ. Đây là cơ sở để Mỹ củng cố chủ trương ký kết hiệp ước hoà bình, ký hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho Nhật Bản, sẵn sàng đối phó với những mối đe doạ tương tự như cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Kiểm soát được Hàn Quốc, thiết lập đồng minh với Nhật Bản, củng cố chính quyền Đài Loan, dính líu và can thiệp vào Đông Dương, Mỹ thực sự đã nối dài được bức tường “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” ở châu Á – Thái Bình Dương. Chiến tranh Triều Tiên thực sự thúc đẩy quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ ra đời sớm, đồng thời nó làm cho quan hệ an ninh, kinh tế hai nước phát triển và gắn bó chặt chẽ hơn.
Cuộc chiến này được ví như “ngọn gió thần” thổi tới làm thay đổi rõ nét tình hình kinh tế Nhật Bản giai đoạn đầu, tạo cơ sở cho Nhật Bản cất cánh trong thập niên 50. Nhật Bản đã trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á, ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của nước này phục hồi và phát triển nhanh chóng. Từ một quốc gia bại trận và kiệt quệ về kinh tế xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản nhanh chóng vươn mình mạnh mẽ. Có thể thấy, các nhà lãnh đạo của Nhật rất nhanh nhạy phân tích tình hình và chớp cơ hội khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, tranh thủ liên minh với Mỹ để phát triển đất nước. Với sự tranh thủ đó, Nhật Bản đã chuyển mình nhanh chóng và có lẽ đây cũng là bài học lớn cho nhiều quốc gia về vấn đề tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế.
3. Câu hỏi bài tập về nền kinh tế Nhật Bản:
Câu 1. Hầu hết các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào
A. tận dụng tối đa nguồn lao động.
B. tận dụng nguồn nguyên liệu lớn.
C. sử dụng khoa học – kĩ thuật cao.
D. sản phẩm phục vụ trong nước.
Chọn C
Ở Nhật Bản, trừ ngành dệt truyền thống thì tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của quốc gia này đều hướng vào sử dụng và áp dụng khoa học kĩ thuật cao với nhiều ngành có đứng hàng đầu thế giới (chế tạo, điện tử, tin học,…).
Câu 2. Ngành công nghiệp nào sau đây chiếm phần lớn giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản?
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp chế tạo.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp hóa chất.
Chọn B
Công nghiệp chế tạo phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020), nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.
Câu 3. Ngành ngoại thương của Nhật Bản đứng sau những quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc, Anh, Hoa Kì.
B. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.
C. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Liên Bang Nga, Đức, Pháp.
Chọn B
Ngoại thương có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Nhật Bản, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020), sau Trung Quốc, Hoa Kì, Cộng hòa Liên bang Đức.
Câu 4. Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là
A. công nghiệp chế tạo.
B. dệt may – da giày.
C. chế biến thực phẩm.
D. sản xuất điện tử.
Chọn A
Công nghiệp chế tạo phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020), nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao. Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca.
Câu 5. Ngành nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu ở quần đảo nào sau đây?
A. Hôn-su.
B. Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu.
D. Hô-cai-đô.
Chọn B
Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy.
Câu 6. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là
A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.
B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.
C. Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Na-gôi-a.
D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.
Chọn C
Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với đội tàu biển trong tải lớn. Các cảng biển lớn và hiện đại là: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Na-gôi-a,…
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Kiu-xiu.
D. Xi-cô-cư.
Chọn A
Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su với nhiều trung tâm công nghiệp nổi bật như Tô-ya-ma, Ni-i-ga-ta, Tô-ki-ô, Ca-oa-xa-ki,…
Câu 8. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao?
A. Sản phẩm đã đáp ứng được các nhu cầu trong nước.
B. Hằng năm xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đa dạng.
C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng top đầu thế giới.
D. Có 80% lao động làm việc trong ngành công nghiệp.
Chọn C
Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho đất nước. Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản có những giai đoạn đứng thứ hai thế giới (sau Hoa Kì) nhưng hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chỉ đứng thứ 3 thế giới (sau Trung Quốc và Hoa Kì nhưng công nghiệp vẫn có nhiều ngành có vị trí cao trên thế giới. Đây chính là biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của ngành nông nghiệp ở Nhật Bản là
A. sản xuất theo nhu cầu nhưng năng suất, sản lượng cao.
B. chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu xuất khẩu và công nghiệp.
C. phát triển thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.
D. sản xuất với quy mô lớn và hướng chuyên môn hóa cao.
Chọn C
Nền nông nghiệp Nhật Bản sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.
Câu 10. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?
A. Hôn-su.
B. Hô-cai-đô.
C. Kiu-xiu.
D. Xi-cô-cư.
Chọn B
Các trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo Hôn-su. Còn ở đảo Hô-cai-đô của Nhật Bản có ít các trung tâm công nghiệp nhất.
THAM KHẢO THÊM: