Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Sự kiện đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Sự kiện đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản là?
A. Học thuyết Miyadaoa (1993).
B. Học thuyết Phucưđa (1977).
C. Học thuyết Haisimôtô (1997)
D. Học thuyết Kaiphu (1991)
Đáp án B
Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới, thể hiện trong học thuyết Phucưđa (1977) và Kaiphu (1991). Nội dung chủ yếu của hai học thuyết này là tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
=> Học thuyết Phucưđa (1977) là học thuyết đầu tiên thể hiện chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với châu Á.
=> Học thuyết này đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản
2. Những nguyên nhân khiến học thuyết Phucưđa được Đông Nam Á chấp thuận:
– Về tình hình an ninh:
Đông Nam Á là một khu vực thường xuyên chống lại sự xâm lược từ các thế lực bên ngoài và những bất ổn bên trong. Do đó vấn đề an ninh được Đông Nam Á quy định thuần tuý về mặt quân sự. Đồng thời trong Hiên pháp của Nhật Bản quy định Nhật không phải là một cường quốc quân sự và cũng không trở thành một thế lực quân sự lớn trong tương lai gần. Tuy nhiên sau chiến tranh Việt Nam tình hình thế giới và khu vực cũng được đặt ra, đó chính là “an ninh toàn diện”. Theo đó các nước ASEAN đã nhìn nhận sự an toàn của họ liên quan tới việc ổn định kinh tế, nâng cao đời sống,…với thực tế đó, Nhật tìm thấy cơ hội bằng việc thực hiện các chính sách thiết thực, tuy nhiên các nước ASEAN cần được đảm bảo sự an toàn, học thuyết Phucưđa ra đời đã đáp ứng được yêu cầu đó. Bên cạnh đó trong học thuyết còn đề cập đến vai trò của Nhật Bản ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, góp phần làm dịu những căng thẳng trong khu vực khi Nhật Bản cố gắng trở thành cầu nối giữa ASEAN và Đông Dương. Việc Mỹ rút khỏi Châu Á tạo cho Nhật Bản cơ hội duy trì hoà bình ổn định ở Đông Nam Á.
– Về kinh tế:
Nhật Bản đã đạt được một vị trí to lớn trong nền kinh tế thế giới. Nhật Bản giành nhiều sự ưu đãi cho ASEAN mặc dù trong nước nền kinh tế còn khó khăn. Học thuyết Phucưđa là một sự cố gắng của nước này. Việc xoá bỏ những hiềm khích trước kia để kết giao thân thiện với chính phủ và nhân dân các nước Đông Nam Á sẽ tạo được nguồn cung cấp nguyên liệu cần thiết lâu dài và bền vững cho nền kinh tế Nhật.
– Về chính trị:
Việc Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam sẽ khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á lo sợ sự có mặt của Liên Xô và Trung Quốc sẽ tranh thủ cơ hội nhảy vào. Chính vì vậy Nhật bản cũng xem đây chính là một cơ hội để tham gia vào và tạo lập vị thế ở khu vực, để làm được điều đó, người Nhật phải tự giới thiệu họ chính là sự lựa chọn cho các nước trong khu vực. Sự kiện chiến tranh ở Việt Nam và Campuchia đã xảy ra hiện tượng phân chia thành hai khối theo hai chế độ chính trị khác nhau trong một Đông Nam Á thống nhất về địa lí, việc đó diễn ra khiến Nhật Bản vô cùng khó khăn trong việc ngoại giao, mặc dù Nhật Bản đã cố gắng thực thi một chính sách mềm dẻo, khuyến khích ý tưởng chung sống hoà bình với nhau.
3. Lí do học thuyết Phucưđa ra đời được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản?
Song song cùng mối quan hệ với Mỹ và các nước Tây Âu. Năm 1977, Nhật Bản cố gắng đưa ra chính sách đối ngoại mới của riêng mình gọi là “học thuyết Fukada” với nộng dung chủ yếu đó là tăng cường, củng cố mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đối với các nước Đông Nam Á và là bạn hàng bình đẳng của các nước trong tổ chức ASEAN. Đây là học thuyết đối ngoại đầu tiên của Nhật Bản từ sau thế chiến thứ 2 nhằm tăng cường vai trò chính trị ở Đông Nam Á thông qua đòn bẩy kinh tế, sử dụng công cụ kinh tế, văn hoá, kết hợp với chính trị nâng cao vai trò quốc tế của Nhật Bản trong khu vực. Nhật Bản đã hoạch định một chính sách đối ngoại Đông Nam Á hoàn chỉnh và mở rộng, ở đó thể hiện đầy đủ sự quan tâm đến cả lợi ích vât chất và tinh thần của các đối tác của họ.
Học thuyết Phucưđa được coi là chính sách Đông Nam Á lâu dài của Nhật Bản, là nhân tố cơ bản trong chính sách Châu Á-Thái BÌnh Dương mà Nhật Bản theo đuổi tới nay. Nội dung cơ bản của nó đã toát lên đây là một chính sách đối ngoại có sự chuyển hướng, đặc biệt chú trọng đến các quốc gia Đông Nam Á trong một mối quan hệ toàn diện. Trong đó Nhật Bản khẳng họ “là một người bạn thật sự của các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết từ trái tim đến trái tim với các nước này, mở rộng sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và cả văn hoá xã hội nên nó được coi như mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.
4. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có biểu hiện như thế nào?
A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. bị canh tranh gay gắt bới các nước có nền công nghiệp mới.
C. lâm vào tình trạng suy thoái .
D. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
Đáp án C
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
Câu 2: Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á như thế nào?
A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.
B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
Đáp án B
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Câu 3: Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là:
A. Đầu tư máy móc, khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp
B. Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn, tập trung vào nông nghiệp (cao su), công nghiệp (than đá).
C. Đầu tư chủ yếu vào công nghiệp và thương nghiệp
D. Đầu tư nhiều vốn vào khai thác mỏ.
Đáp án B
Đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp là: Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, trong đó chủ yếu nhất là nông nghiệp (đồn điền cao su) và khai mỏ
Câu 4: Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động Toàn quốc kháng chiến chống Pháp?
A. Quân Pháp sát hại nhân dân ở phố Hàng Bún – Hà Nội
B. Pháp đánh chiếm các tỉnh Hải Phòng, Lạng Sơn và Nam Định
C. Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp
D. Hội nghị trù bị ở Đà Lạt giữa ta và Pháp thất bại
Đáp án C
Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Sự kiện này đã tác đông trực tiếp khiến hội nghị Ban thường vụ trung ương Đảng trong hai ngày 18 và 19-2-1946 đã quyết định phát động cả nước kháng chiến
THAM KHẢO THÊM: