Hoạt động ASEAN từ năm 1967 đến trước năm 1976 còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên thị trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu tự hội nghị cấp cao tại Bali 2/1976. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Sự khởi sắc của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Mục lục bài viết
1. Sự khởi sắc của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976)
B. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995)
C. Cam-pu-chia gia nhập ASEAN (4/1999)
D. Các nước kí bản Hiến chương ASEAN (11/2007)
Hướng dẫn lời giải: Hoạt động ASEAN từ năm 1967 đến trước năm 1976 còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên thị trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu tự hội nghị cấp cao tại Bali 2/1976 với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác đã thống nhất mục tiêu chung và nguyên tắc hoạt động của tổ chức.
Đáp án: Chọn A
2. Những cột mốc trên tiến trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
– Năm 1967 – thành lập ASEAN, sự ra đời của một tổ chức khu vực ở Đông Nam Á
ASEAN chính thức thành lập ngày 8-8-1967. Về mặt thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, ASEAN là tổ chức thứ ba mang tính khu vực ra đời sau Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC – 1957), Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU – 1963) và trước các tổ chức khác ở Nam Á (SAARC – 1985), Nam Mỹ (MERCOSUR – 1991), Bắc Mỹ (NAFTA – 1992) v.v.. Điều đó cho thấy việc thành lập ASEAN là đi theo đúng xu hướng khu vực hóa, tạo nên sự liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và chi phối mọi hoạt động trên toàn thế giới.
Bản Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ năm 1971 về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) cho thấy mối quan tâm hàng đầu của 5 nước sáng lập ASEAN khi đó là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Nó giải tỏa những bất đồng đã xảy ra giữa các nước thành viên như phản ứng của In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin đối với việc thành lập Liên bang Ma-lai-xi-a, làn sóng biểu tình ở Gia-các-ta chống bản án của Xin-ga-po hành hình hai sĩ quan thủy quân In-đô-nê-xi-a về tội làm gián điệp…
– Năm 1976 – Hiệp ước Ba-li, bước khởi đầu của sự hợp tác khu vực
Tình hình chiến tranh Đông Dương diễn biến rất nhanh với những tiến triển của cách mạng Việt Nam: năm 1973 Hiệp định Pa-ri được ký kết, năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi.
Đông Nam Á bước sang một thời kỳ mới, quân Mỹ rút khỏi Đông Dương, tổ chức SEATO chuẩn bị giải thể (chính thức cuốn cờ vào năm1977). Đứng trước tình hình mới của một Đông Nam Á hòa bình, cả hai phía đều tính đến việc điều chỉnh chính sách khu vực. Tháng 2-1976 các nguyên thủ ASEAN ký bản “Hiệp ước Thân hữu và Hợp tác” (thường gọi là Hiệp ước Ba-li). Tháng 7 cùng năm, chính phủ Việt Nam ra bản “Tuyên bố về Chính sách bốn điểm đối với Đông Nam Á”.
Phải đến giữa thập niên 80, khi tình hình thế giới bắt đầu thay đổi theo xu hướng hòa dịu thì Đông Nam Á cũng chuyển biến theo chiều hướng mới. Cả hai phía đi tìm giải pháp để gỡ rối cho “vấn đề Cam-pu-chia”, khôi phục các hoạt động giao lưu, mở đường tiến tới sự hòa giải chính trị trong quan hệ quốc tế ở khu vực.
– Năm 1995 – Việt Nam gia nhập ASEAN, mở ra thời kỳ hòa nhập cùng phát triển ở Đông Nam Á
Tháng 7-1995 Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN. Đây là sự kiện mới, kết thúc thời kỳ căng thẳng và đối đầu, mở ra thời kỳ hòa nhập cùng phát triển. Tiếp sau Việt Nam là các nước Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia lần lượt gia nhập ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành một tổ chức liên kết toàn khu vực đúng như tên gọi của nó.
Tiếp tục theo đuổi mục tiêu gìn giữ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, ASEAN khởi xướng việc thiết lập Diễn đàn khu vực (ARF -1993), ký kết Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ – 1995), thành lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM – 1996) và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử Biển Đông (2002)
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và tình hình Đông Nam Á đi dần vào ổn định, ASEAN bắt đầu quan tâm hơn đến các hoạt động kinh tế. Điều đó được đánh dấu bằng sự thành lập Khu vực thương mại tự do (AFTA – 1992) theo thời hạn hoàn thành là 2003 với 6 thành viên đầu tiên, vào những năm tiếp theo trên nguyên tắc ASEAN – x với các thành viên mới gia nhập. Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á năm 1997 đã để lộ ra những yếu kém của kinh tế ASEAN, cho thấy đó là sự liên kết giữa các nền kinh tế nghèo ở mức độ khác nhau. ASEAN không có được thành viên cỡ G7, cũng không có những nền công nghiệp mạnh như các nước Âu Mỹ, và cuối cùng không thể cứu được nhau trong cơn hoạn nạn. Cơ chế ASEAN+3 được chính thức từ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần VI (Hà Nội – 1998) mở ra khả năng vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh sự liên kết có hiệu quả.
– Năm 2003 – hướng tới Cộng đồng ASEAN trên tiến trình thực hiện Tầm nhìn 2020
Bước vào thế kỷ XXI, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ASEAN đứng trước nhiều thách thức. Sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ, làn sóng khủng bố lan nhanh ở Đông Nam Á, từ Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a đến miền nam Thái Lan. Cùng với nó là xu hướng ly khai, xung đột sắc tộc đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực. Vượt qua cuộc khủng hoảng tiền tệ, kinh tế Đông Nam Á dần khởi sắc nhưng những điểm yếu đã bộc lộ đặt ra những đòi hỏi mới. AFTA đi được một chặng đường trong nhóm 6 nước đầu tiên nhưng khuôn khổ khu vực tỏ ra chật chội đối với những nền kinh tế phát triển hơn nên đã ra đời các hiệp ước FTA song phương với các nước ngoài Đông Nam Á. Việc hình thành khu vực thị trường tự do ASEAN – Trung Quốc mở ra những cơ hội mới đồng thời đặt ra những thách thức không kém phần gay gắt. Và tiếp theo sẽ là những hiệp ước tương tự giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác. Khoảng cách về trình độ giữa hai nhóm nước ASEAN vẫn là một trở ngại để tiến tới sự phát triển đồng đều, bền vững. Cơ chế lỏng lẻo của tổ chức cùng “phương thức ASEAN” đặt ra yêu cầu cần đổi mới để thích ứng với bước phát triển cao hơn, hiệu quả hơn, thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn.
Hội nghị Cấp cao lần IX tại Ba-li (10-2003) được tiến hành dưới chủ đề “Hướng tới một cộng đồng kinh tế và an ninh ASEAN”.
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN 2 (Hòa hợp Ba-li 2) tái khẳng định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến tới việc hình thành một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn 2020 và Chương trình Hành động Hà Nội 1998, thích ứng với những thách thức mới trong sự biến đổi tình hình nhanh chóng ở khu vực và thế giới. Tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN được đẩy mạnh trong chương trình nghị sự với việc soạn thảo bản Hiến chương ASEAN, thời hạn được rút ngắn, đạt Tầm nhìn 2020 vào năm 2015.
ASEAN đã thành công trong việc thực thi sáng kiến về Cộng đồng Đông Á (EAC), đã hai lần đóng vai chủ nhà trong việc tổ chức Hội nghị Cấp cao Đông Á ở Ma-lai-xi-a (2005) và Phi-lip-pin (2007). Tại đây, vai trò lãnh đạo EAC của ASEAN được tất cả 13 nước thành viên xác nhận. Điều đó, một mặt, thể hiện vị thế quốc tế ngày càng vững vàng của ASEAN, thêm nhiều nước tham gia Hiệp ước Ba-li, quan hệ hợp tác được mở rộng thành ASEAN+6 (thêm Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân). Mặt khác, đó là giải pháp trung hòa dễ chấp nhận trong tình huống 2 thành viên lớn là Trung Quốc và Nhật Bản không thể nhường nhau địa vị đứng đầu Cộng đồng. Do vậy, với thực lực có phần yếu hơn, ASEAN phải đóng vai trò đầu tầu nên không tránh khỏi nhiều thách thức đón đợi phía trước.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Hiệp hội cấc nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm
A.1967.
B.1977.
C. 1995.
D. 1997.
Đáp án: A
Câu 2. 5 nước đầu tiên tham gia hành lập ASEAN là:
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm
A.1967.
B.1984.
C. 1995
D.1997.
Đáp án: C
Câu 4. Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông Ti-mo.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D.Bru-nây.
Đáp án: A
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Câu 6. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Đáp án: A
Câu 7. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình.
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định.
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp.
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
Đáp án: D
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
Câu 9. Đối với ASEAN, việc xây dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN” (AFTA) là việc làm thuộc
A. Mục tiêu hợp tác
B. Cơ chế hợp tác.
C. Thành tự hợp tác
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: B
Câu 10. Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là
A. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
B. Thu hút mạnh các nguồn đâu tư nước ngoài.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Đáp án: A
THAM KHẢO THÊM: