Giữa vụ án dân sự mà Tòa án không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải được có sự khác nhau căn bản về bản chất.
Hòa giải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự.
Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án,
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo quy định nêu trên, hòa giải là thủ tục bắt buộc mà pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định cho cơ quan
Vậy vụ án không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải được có khác nhau không và khác nhau như thế nào?
>>> Luật sư
Điều 206
Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Vụ án yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước chỉ có thể được giải quyết bằng phán quyết của Tòa án thông qua phiên tòa xét xử. Pháp luật không thừa nhận thỏa thuận của các bên vì tính chất của loại tài sản này thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu nên một cá nhân không thể theo ý chí chủ quan của mình để thỏa thuận việc bồi thường. Quy định này nhằm phòng ngừa trường hợp lợi dụng việc hòa giải để thỏa thuận, thương lượng gây thiệt hại, thất thoát tài sản của Nhà nước. Khi áp dụng điều luật này, cần lưu ý trường hợp tài sản của Nhà nước nhưng được Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh theo quy định của
Còn những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội là những vụ án đương nhiên bị vô hiệu. Về mặt bản chất thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Do vậy, khi giải quyết các vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án không tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của họ trong giao dịch này. Bởi nếu tiến hành hòa giải là đồng nghĩa với việc tạo điều kiện để các bên tiếp tục thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, trong vụ án mà các bên chỉ có tranh chấp về việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu thì Tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải theo thủ tục chung.
Điều 207
Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo đó, ta có thể thấy vụ án không được hòa giải là vụ án yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại tài sản của nhà nước và những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật và trái đạo đức xã hội. Những vụ án này pháp luật quy định Tòa án không tiến hành hòa giải bởi những vụ án này có sự trái pháp luật ở trong đó hay gây thiệt hại tài sản cho nhà nước, để tránh các bên lại thỏa thuận thêm những nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Còn với những vụ án không tiến hành hòa giải được là những vụ án mà Tòa án được quyền hòa giải, Tòa án có tổ chức tiến hành hòa giải nhưng một trong các bên đương sự không tham gia. Vì vậy, phiên hòa giải không hòa giải được khi có một trong 4 căn cứ quy định tại 207 nêu trên.