Sự khác nhau giữa Tính thuế GTGT trực tiếp và thuế GTGT khấu trừ. Quy định về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trong hoạt động kinh doanh.
– Điều 9 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định như sau: “Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng”.
– Khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về phương pháp khấu trừ thuế như sau:
“Điều 10. Phương pháp khấu trừ thuế
1. Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
c) Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
2. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
– Khoản 5 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về phương pháp tính trực tiếp giá trị gia tăng như sau:
“Điều 11. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
– Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
Căn cứ vào quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn có liên quan, sự khác nhau giữa 2 phương pháp tính thuế như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ | Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp |
Đối tượng áp dụng: | |
+ Doanh nghiệp thành lập trước 01/01/2014 nếu có doanh thu năm trước lớn hơn 1 tỷ thì áp dụng theo phương pháp khấu trừ + Doanh nghiệp thành lập trước 01/01/2014 nếu có doanh thu năm trước lớn hơn < 1 tỷ thì có thể đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ + Doanh nghiệp thành lập trong năm 2014 nếu doanh thu chưa đến 1 tỷ thì có thể đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ và nộp tờ đăng ký trước ngày 20/12/2014 áp dụng từ 01/01/2015 và năm 2016 | + Đối với doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PP khấu trừ. ( Trước 1/1/2014) |
Hóa đơn sử dụng: | |
+ Hóa đơn GTGT mẫu 01GTKT | |
Tính thuế GTGT | |
+ Thuế GTGT(VAT) phải nộp = Thuế VAT đầu ra – thuế GTGT đầu vào | VAT = DN * tỷ lệ % |
Thuế Suất | |
Không chịu thuế Chịu thuế 0% Chịu thuế 5% Chịu thuế 10%
| + Về việc phân phối và cung cấp hàng hóa: 1% + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu :5% + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 3% + Hoạt động kinh doanh khác 2% ( Chi tiết ngành nghế áp dụng tỉ lệ % ở trên các bạn vào phụ lục thông tư 119) |
Khai thuế GTGT | |
Mẫu 01/GTKT và kèm theo bảng kê bán ra 01-1/GTGT và bảng kê mua vào 01-2/GTGT
| Mẫu 04/GTGT Kèm theo bảng kê bán ra 04-1/GTGT ( không có bản kê mua vào) |
Hạch toán thuế | |
Thuế đầu vào được hạch toán vào Nợ 133 Thuế đầu ra được hạch toán vào Có 33311 Vat phải nộp = Có 33311- Nợ 1331 Bút toán đối trừ thuế Nợ TK 133 Có TK 1331 | Thuế đầu vào được hạch toán cào chi phí hoặc nguyên giá tài sản (không có tK 133) Thuế đầu ra được hạch toán giảm doanh thu: Nợ 511 Có 33311 Vat phải nộp = Có 33311 |