Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý? Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam? Giải pháp để tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả?
Hiện nay trong thời kì phát triển của nền kinh tế thì các doanh nghiệp có các hình thức phát triển kinh doanh khác nhau để hoạt động. Với các thương nhân họ tạo ra nhiều cách để hoạt đông doanh nghiệp theo ý muốn của mình được tốt hơn và câu hỏi được đặt ra ngược lại đó là làm thế nào để thương nhận có thể lựa chọn phù hợp với đặc tính vốn của họ là điều không dễ dàng.
Trên thực tế ta thấy có rất nhiều phương thức gây nhầm lẫn như nhượng quyền thương mại và đại lý. Đây đều là những cách thức cung ứng hàng hóa nhưng về bản chất nó lại hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy để đưa ra các phương thức kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mục lục bài viết
1. Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và đại lý:
1.1. Hoạt động nhượng quyền thương mại có 03 đặc điểm cơ bản:
+ Bên nhận quyền phải tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung ứng sản phẩm theo yêu cầu, quy định của bên nhượng quyền thương mại, gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền thương mại.
+ Bên nhận quyền chịu sự kiểm tra, giám sát và được nhận sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền thương mại đối với việc điều hành họat động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
+ Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền (theo quy định tại
1.2. Hoạt động làm đại lý có 03 đặc điểm cơ bản:
+ Bên Đại lý là đơn vị: nhận hàng hóa của bên giao đại lý để bán, nhận ủy quyền của bên giao đại lý để cung ứng dịch vụ thuộc quyền kinh doanh của bên giao đại lý, hoặc nhận tiền của bên giao đại lý để mua hàng cho bên giao đại lý.
+ Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý.
+ Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý được nhận thù lao làm đại lý do bên giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.
Như vậy, có thể rút ra mấy điểm khác biệt giữa nhượng quyền thương mại và đại lý như sau:
+ Hoạt động đại lý thiên về việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ bên giao đại lý, còn hoạt động nhượng quyền thương mại thiên về việc tổ chức điều hành kinh doanh gắn liền với các yếu tố mang tính thương hiệu của bên nhượng quyền thương mại (không nhất thiết phải phân phối trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ bên nhượng quyền thương mại, có thể thực hiện theo chỉ định của bên nhượng quyền thương mại).
+ Về tài chính và chịu trách nhiệm pháp lý thì tách bạch rõ giữa bên nhận quyền với bên nhượng quyền thương mại. Đối với hoạt động đại lý, thì bên giao đại lý vẫn có trách nhiệm liên đới đối với hoạt động kinh doanh của bên đại lý liên quan đến hàng hóa mà
+ Bên nhận quyền phải trả phí nhượng quyền cho bên nhượng quyền thương mại. Ngược lại, bên làm đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý.
2. Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam:
Để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng được cơ hội trong hội nhập để phát triển nhượng quyền thương mại đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài mở rộng thị trường tại Việt Nam, trong thời gian tới hoạt động nhượng quyền thương mại của Việt Nam cần chú trọng triển khai một số giải pháp sau:
Một là, Chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ nhượng quyền thương mại phát triển, hoàn thiện hành lang pháp lý, phù hợp với các cam kết hội nhập mà Việt Nam đang tham gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường trọng tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài.
Hai là, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại và có chiến lược xây dựng thương hiệu và hệ thống kinh doanh được tổ chức khoa học, hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù.
Ba là, doanh nghiệp cần xác định tính khả thi của mô hình nhượng quyền đối với ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh, tái cấu trúc, củng cố và phát triển nội lực doanh nghiệp trước khi chuyển sang áp dụng mô hình nhượng quyền doanh nghiệp cần xây dựng các nền tảng hỗ trợ thiết yếu trong nhượng quyền như: Nền tảng thương hiệu và tiếp thị; vận hành và cung ứng; nhân lực và đào tạo; phát triển hệ thống nhượng quyền.
Bốn là, chú trọng các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương mại trong bối cảnh hội nhập cho cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên tại các trường đại học. Các doanh nghiệp nhượng quyền cần có chính sách đào tạo cho đối tác nhận quyền để triết lý kinh doanh từ doanh nghiệp nhượng quyền mới chuyển giao cho doanh nghiệp nhận nhượng quyền theo đúng quy chuẩn. Xây dựng khung chương trình đào tạo khoa học về các kiến thức của hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó bao gồm cả kiến thức pháp luật về nhượng quyền thương mại.
Năm là, có cơ chế, chính sách để ngân hàng thương mại hỗ trợ cho các bên nhượng và nhận nhượng quyền thương mại thông qua việc cung cấp tín dụng có bảo lãnh hoặc thế chấp thương hiệu, thế chấp tài sản tự có.
Sáu là, thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển có chất lượng cao hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn về tổ chức, điều phối và phát triển có định hướng loại hình nhượng quyền thương mại.
3. Giải pháp để tăng sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả:
Trong giai đoạn thị trường đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phát triển hệ thống đại lý là một giải pháp tối ưu, đồng thời cũng là thách thức lớn. Việc này đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp phải am hiểu về sản phẩm và thị trường tiêu thụ cũng như hệ thống đại lý, phân phối của mình.
Khi doanh nghiệp nắm bắt được những thay đổi của thị trường, từ đó có những quyết định kịp thời và chính xác giúp hoạt động của kênh phân phối đạt hiệu quả cao. Đồng thời phải có sự gắn kết hệ thống đại lý hiệu quả, gia tăng sức mạnh tinh thần tập thể. Doanh nghiệp cần lưu ý những bí quyết gia tăng sự gắn kết sau để việc quản lý và điều hành hệ thống đại lý, kênh phân phối đạt hiệu quả:
Quan tâm các thành viên trong kênh hoạt động
Nhà quản trị cần quan tâm và tìm hiểu những nhu cầu hay trở ngại của nhân viên trong các kênh phân phối, hệ thống đại lý gặp phải để kịp thời có sự giúp đỡ những thành viên đó. Đồng thời làm tăng tinh thần đoàn kết giữa các thành viên, giúp cho hoạt động trong kênh đạt hiệu quả tốt hơn.
Đánh giá các hoạt động của các thành viên
Một số tiêu chuẩn như mức doanh số, cách xử lý những hàng hoá thất thoát hư hỏng, mức độ quảng cáo sản phẩm và những dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng mà họ mang lại… thường xuyên được người quản trị dùng để đánh giá hoạt động của những thành viên trong kênh. Nhờ đó mà doanh nghiệp có những chính sách thưởng – phạt phù hợp nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, thắt chặt hơn việc quản lý bộ máy phân phối của doanh nghiệp, phát triển bền vững hệ thống đại lý và phân phối bán hàng.
Khuyến khích các thành viên trong kênh
Đoàn kết luôn là mấu chốt cốt lõi để đi đến thành công của cả tập thể. Chính vì thế khi các thành viên trong hệ thống cùng nhau làm việc sẽ đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Ngoài những chính sách phúc lợi, khen thưởng kịp thời cho các đại lý, kênh phân phối có thành tích, doanh thu tốt. Việc dùng quà tặng tri ân đại lý cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.