Giám đốc thẩm và tái thẩm trong vụ án dân sự là thủ tục xét lại bản ấ, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Pháp luật nước ta luôn tuân theo nguyên tắc 2 cấp xét xử để đảm bảo cho bản án ra đúng pháp luật, đúng người và đúng lỗi. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà các bản án, quyết định của Tòa án tuyên đều đúng pháp luật cho nên pháp luật quy định về việc Tòa án được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, giám đốc thẩm và tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự khác nhau cơ bản như sau:
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Tái thẩm là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Theo đó, giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với cơ quan có thẩm quyền xét xử là tương đương nhau. Còn khác nhau cơ bản như sau:
– Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó là có sự sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án cụ thể tại Điều 326
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Thẩm quyền của Tòa giám đốc thẩm bao gồm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Tóa án giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc phúc thẩm lại và hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Còm với Hội đồng tái thẩm có các thẩm quyền sau: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung do bộ luật nay quy định và hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Mục lục bài viết
1. Kháng nghị giám đốc thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Tại Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm đều kết luận đất thuộc quyền sử dụng của nhà tôi. Tuy nhiên năm 2006, bố tôi mua đất còn nợ 7 triệu nhưng khi trả ông kia lại đòi nhiều hơn, bố tôi nghĩ tình cảm nên tính nhường cho ông 90m2 đất để trừ nợ nhưng ông đòi thêm cái đường đi vào để sử dụng riêng. Do đó không đi đến nhất trí. Đó là cuộc hòa giải tại khu phố không thành công và từ trước đến nay ông kia không có giấy tờ gì về đất cũng như giấy tờ ghi nợ. Nay Tòa lại đưa vào biên bản hòa giải không thành mà lại kêt luận thành đề nhà tôi phải trả 90m2 đất. Giờ tôi yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm. Mong luật sư giải thích giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 327 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về việc phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì:
“1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.”
Trong trường hợp này, vụ án đã được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, tức là bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án này.
Như vậy, để giải quyết quyền lợi và đòi lại công bằng cho gia đình thì bạn cần phải thông báo bằng văn bản cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao để họ thực hiện quyền kháng nghị bản án phúc thẩm của Tòa án tỉnh.
2. Sự giống và khác nhau trong thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm
Giám đốc thẩm và tái thẩm đều là thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật mà không phải là một cấp xét xử. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm và hội đồng tái thẩm như sau:
– Hội đồng tái thẩm có các quyền sau đây:
+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
+ Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại;
+ Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
– Hội đồng giám đốc thẩm có các quyền sau đây:
+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
+ Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
+ Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Theo đó, ta có thể thấy thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm và hội đồng tái thẩm giống nhau và khác nhau như sau:
– Giống nhau: Cả 2 hội đồng này khi xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật có quyền không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bán án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và cả 2 thủ tục thì hội đồng không có quyền sửa lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.
– Khác nhau:
+ Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại. Còn hội đồng tái thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại. Vì sao lại có sự khác nhau đó, bởi lẽ với xét lại theo thủ tục tái thẩm thì căn cứ để kháng nghị đó là phát hiện tình tiết mới, đã là tình tiết mới thì phải được có ngày từ đầu nên nếu sai thì phải sai từ sơ thẩm còn với thủ tục giám đốc thẩm thì pháp luật quy định sai ở đâu xét lại ở đó.
+ Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật còn hội đồng tái thẩm thì không có thẩm quyền này.
3. Quy định của pháp luật về giám đốc thẩm dân sự
Những vấn đề về giám đốc thẩm được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
1. Định nghĩa: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
2. Thẩm quyền của giám đốc thẩm (Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) như sau:
– Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị
– Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị
3. Thẩm quyền của hội đồng giám đốc thẩm (Điều 343 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015) như sau:
– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
– Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
– Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
4. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
– Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
5. Phạm vị giám đốc thẩm (Điều 342 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
– Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
– Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
6. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 331 Bộ luật tố tụng dân sự 2015):
– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể thi hành quyết định giám đốc thẩm tái thẩm
Luật sư tư vấn:
Theo quy định
Vì vậy, phần lớn những vụ việc đến khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì việc tổ chức thi hành án đang được thi hành dở dang mà có thể là đã thi hành xong. Tiền, tài sản đã được giao cho người được thi hành án. Quyền sở hữu tài sản thi hành án có thể được chuyển giao cho rất nhiều người. Giá trị tài sản thì thay đổi hàng ngày, chưa kể có những vụ án kéo dài hàng chục năm…
Điều 135, Điều 136
Theo quy định tại Điều 135 Luật Thi hành án dân sự 2008 cho phép Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự tự quyết định việc cưỡng chế trả lại tài sản cho chủ sở hữu là thiếu căn cứ pháp lý. Vì về mặt nguyên tắc, chỉ có Tòa án mới có quyền xác định quyền sở hữu đối với tài sản. Điều luật cũng quy định chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản mà không đưa ra phương án nào, cách thức nào, căn cứ pháp lý nào để Chấp hành viên thực hiện quy định này. Có thể thấy rằng, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 hoàn toàn không quy định về hướng xử lý trong trường hợp xét xử lại bản án, quyết định từ giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm mà cơ quan tiến hành tố tụng lại quyết định việc đình chỉ giải quyết vụ án, hậu quả giải quyết sẽ như thế nào. Đây chính là vấn đề gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan Thi hành án dân sự trong quá trình tổ chức thi hành án, trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Do đó, khắc phục tình trạng này, cần làm rõ hơn cách thức xử lý đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài:1900.6568
Để tạo điều kiện cho Tòa án nắm được kết quả thi hành án và có hướng xử lý, cũng để phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung của Dự án Luật liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong việc ra quyết định đưa bản án, quyết định thi hành án ra thi hành nói riêng và việc theo dõi kết quả thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nói chung, cần bổ sung nội dung giao trách nhiệm cho Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thông báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành, Tòa án đã ra quyết định giám đốc thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp, nếu bản án, quyết định đã được thi hành xong. Đồng thời, để khuyến khích các bên đương sự lựa chọn phương án thỏa thuận cho phù hợp với nguyện vọng của họ; tạo căn cứ pháp lý vững chắc để cơ quan Thi hành án dân sự tổ chức thi hành lại vụ việc, tránh khiếu nại, tố cáo của đương sự, cần quy định cụ thể hướng giải quyết trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong.
Nếu các bên thỏa thuận được về việc hoàn trả tài sản, phục hồi quyền tài sản mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận đó.
– Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại mà chưa thi hành thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới.
– Trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị đã được thi hành một phần hay toàn bộ thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm lại, Tòa án phải quyết định về việc hoàn trả tài sản, phục hồi quyền tài sản của đương sự trên cơ sở kết quả Thi hành án dân sự đã thực hiện.
– Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Tòa án xem xét việc đối trừ và xử lý kết quả của việc thi hành bản án, quyết định đã được thi hành và nếu các bên thỏa thuận được về việc hoàn trả tài sản, phục hồi quyền tài sản mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì Tòa án ra quyết định công nhận thỏa thuận đó.