Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ

Sự khác nhau giữa ba hình thức của chủ nghĩa duy vật

  • 17/05/202317/05/2023
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    17/05/2023
    Bạn cần biết
    0

    Sự khác nhau giữa ba hình thức của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác; Chủ nghĩa duy vật siêu hình; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

      Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của thực hữu luận (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất.

      Cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật để được hình thành và phát triển vói ba hình thức cơ bản là: Chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

      Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

      Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời cổ đại. Trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này để lý giải toàn bộ sự hình thành của thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, cảm tính, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của thế giới

      – Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện đến thần linh hay Thượng Đế.

      – Hạn chế: Những lý giải về thế giới còn mang nặng tính trực quan nên những kết luận về thế giới về cơ bản còn mang tính ngây thơ, chất phác.

      – Ví dụ: Quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit

      Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII và đỉnh cao vào thế kỉ thứ XVII, XVIII. Đây là thời kì mà cơ học cổ điển thu được những thành tựư rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

      – Tích cực: Góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu

      – Hạn chế: Chưa phản ứng đúng hiện thực trong mỗi liên hệ phổ biến và sự phát triển

      – Ví dụ: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII

      Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác và Ănghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đ• khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hoá những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung, đồng thời định hướng cho các lực lượng x• hội tiến bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình

      – Tích cực: Phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân  nó tồn tại, là công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạ hiện thực ấy

      – Hạn chế:

      – Ví dụ:

      Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình thức lịch sử của nó, trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử. Bên cạnh những mặt khác nhau, cả 3 hình thức trên đều thống nhất ở cùng một đặc điểm đó là: Khi giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học đều khẳng định vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

      DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

      Giáo trình triét học Mác Lênin, nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

      Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2009

      Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, nxb CTQG, Hà Nội 1999

      www.wikipedia.com.vn

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Triết học


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Các nguyên lý và nội dung Triết học pháp quyền của Hegen

        Lý luận về nhà nước và pháp luật của Hegel sau này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học pháp lý bởi vậy hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn các nguyên lý và nội dung Triết học pháp quyền của Hegen, cùng tham khảo nhé.

        ảnh chủ đề

        Nguyên tắc toàn diện là gì? Ví dụ về nguyên tắc toàn diện?

        Nguyên tắc toàn diện là một trong những nguyên tắc quan trọng có ý nghĩa lớn trong đời sống xã hội. Vậy nguyên tắc toàn diện là gì? Ví dụ về nguyên tắc toàn diện? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

        ảnh chủ đề

        Vai trò của triết học và triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội

        Vai trò của triết học và triết học Mác Lênin trong đời sống xã hội? Nguồn gốc của triết học?

        ảnh chủ đề

        Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật lượng chất?

        Quy luật lượng chất trong triết học? Ví dụ về quy luật lượng chất?

        ảnh chủ đề

        Tồn tại khách quan là gì? Tồn tại khách quan là tồn tại thế nào?

        Tìm hiểu về khách quan? Tồn tại khách quan là gì? Tồn tại khách quan là tồn tại thế nào? Sự khác nhau giữa chủ quan và khách quan là gì? Các tính chất và tác dụng của tính khách quan?

        ảnh chủ đề

        Nội dung là gì? Quan điểm nội dung và hình thức trong Triết học?

        Nội dung là gì? Hình thức là gì? Quan điểm nội dung và hình thức trong Triết học?

        ảnh chủ đề

        Biện chứng duy vật là gì? Nội dung phép biện chứng duy vật?

        Phép biện chứng duy vật là gì? Các giai đoạn phát triển của phép biện chứng duy vật? Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật? Quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng?

        ảnh chủ đề

        Chủ nghĩa duy tâm là gì? Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm?

        Chủ nghĩa duy tâm là gì? Chủ nghĩa duy tâm được dịch với tên tiếng Anh là gì? Nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm?

        ảnh chủ đề

        Nghiên cứu định tính là gì? So sánh với nghiên cứu định lượng?

        Nghiên cứu định tính là gì? Nghiên cứu định tính có tên trong tiếng Anh là gì? Các loại phương pháp nghiên cứu định tính và các ví dụ? So sánh với nghiên cứu định lượng?

        ảnh chủ đề

        Phản ánh là gì? Khái niệm phản ánh trong Triết học Mác Lênin?

        Phản ánh là gì? Phản ánh được dịch sang tiếng Anh là gì? Khái niệm phản ánh trong Triết học Mác Lênin?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|40537| parent_id|0|term_id|34886