Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ. Bài tập học kỳ môn Luật so sánh 9 điểm.
Sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và ở Mỹ. Bài tập học kỳ môn Luật so sánh 9 điểm.
MỞ ĐẦU
Hệ thống pháp luật Anh và Mỹ là hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Đây là hai hệ thống pháp luật cùng thuộc dòng họ Common law nhưng vai trò của luật thành văn và án lệ ở hai quốc gia này có những điểm khác biệt nhất định, bắt nguồn từ những nguyên nhân và được thể hiện rõ nét trong hệ thống pháp luật.
NỘI DUNG CHÍNH
I/ Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt về vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ.
Anh và Mỹ là hai nước điển hình của dòng họ Common Law. Tuy nhiên vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ rất khác biệt. Có thể thấy rằng, luật thành văn và án lệ đều là những nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật Anh, Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét tổng thể thì vai trò của án lệ ở Anh nổi bật hơn ở Mỹ nhiều và vai trò của luật thành văn ở Mỹ nổi bật hơn ở Anh nhiều.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này, trong đó nguyên nhân quan trọng và sâu xa nhất là Anh là nước khởi nguồn của văn hoá án lệ. Án lệ có lịch sử phát triển lâu dài và chiếm vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Anh. Điều này, cũng chính là nguyên nhân khiến cho luật thành văn ở Anh không phát triển như ở Mỹ. Còn Mỹ là nước chịu sự đô hộ của Anh vì thế nên cũng có truyền thống án lệ. Tuy nhiên, khi giành độc lập thì Mỹ xây dựng Hiến pháp thành văn để khẳng định rõ ràng chủ quyền độc lập của mình. Từ khi mới giành được độc lập năm 1776 thì họ đã không hề muốn phụ thuộc vào vương quốc Anh, tiền lệ pháp có nguồn gốc từ Anh nên không thực sự được ưa chuộng, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi. Mặt khác, nước Mỹ là hợp chủng quốc, người Anh tuy chiếm phần đông nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của các dân tộc khác, với bản sắc văn hóa, tôn giáo, chủng tộc khác nhau, do đó, việc tiếp thu, chấp nhận thụ động án lệ – một thứ cứng nhắc và ra đời từ rất lâu không phù hợp với người Mỹ. Đồng thời Mỹ không phải là nước khởi nguồn của văn hoá án lệ nên họ cũng sẵn sàng cải tiến tập quán đó hơn, một trong những cách cải tiến tập quán án lệ chính là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài ra cả hai hệ thống pháp luật Anh, Mỹ đều tôn trọng nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Tuy nhiên vai trò của nguyên tắc “stare decisis” ở mỗi nước không giống nhau, và dường như sự tuân thủ nguyên tắc này ở Anh có phần khắt khe hơn rất nhiều so với ở Mỹ. Từ nguyên nhân sâu xa trên mà dẫn đến hệ thống pháp luật Anh và Mỹ mặc dù cùng thuộc dòng họ Commom law nhưng vẫn có sự khác biệt giữa vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ.
II/ Vai trò của luật thành văn và án lệ ở Anh và Mỹ
1. Án lệ là nguồn luật chính thống và chủ yếu ở Anh còn ở Mỹ thì án lệ ít quan trọng hơn.
Trong cả hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì đều tôn trọng nguyên tắc “stare decisis” nghĩa là tuân thủ các pháp quyết trước đây và không phá vỡ những quy phạm pháp luật đã được thiết lập trong án lệ. Theo nguyên tắc này thì tòa án cấp dưới chịu sự ràng buộc bởi các nguyên tắc pháp lý do các tòa án cấp trên sáng tạo ra được ghi nhận trong các bản án trong quá trình xét xử các vụ việc trong quá khứ. Tuy nhiên sự tuân thủ nguyên tắc “stare decisis” ở Anh có phần khắt khe hơn rất nhiều so với ở Mỹ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568